Tổnghợp ảnh hưởngcủalốc xoáyvà dông sét

Một phần của tài liệu kem_qd_231_2022_bctk_dgkh_final_15.9.2021 (Trang 79)

TT Năm cơn Số Địa phương bị ảnh hưởng Mức độ thiệt hại

1 2010 6

Huyện Hải Lăng, Triệu Phong,Vĩnh Linh, thị xã QuảngTrị,

3căn nhà bị sập, hư hỏng nặng; 226 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, diện tích lúa bị thiệt hại 367ha, 642,5 ha diện tích hoa màu bị thiệt hại,2000ha cây phân tán bị gãy đổ…

2 2011 1 Huyện Vĩnh Linh Làm 5 người chết, 2 người mất tích, 4 người bị thương.

3 2012 1 Gio Linh Làm 1 người chết, gây tốc mái 40 nhà dân

TT Năm cơn Số Địa phương bị ảnh hưởng Mức độ thiệt hại

Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, thành phố ĐôngHà

thương, 288 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng; 398,5ha lúa và 83,7 ha diện tích hoa màu bị thiệt hại

5 2014 4 Huyện Hướng Hóa, Vĩnh Linh

02 người chết, 03 người bị thương, gây thiệt ha ̣i 448 nhà dân, quầy, quán, 20 công trình công cộng và một số diện tích lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp

6 2015 8 Huyện Vĩnh Linh, Gio Linh

1 người chết, 216 nhà bị hư hại, tốc mái

7

6 tháng đầu 2016

6 Huyện Gio Linh, Triệu Phong, Hướng Hóa

1 người chết, 163 nhà bị hư hại, tốc mái

8 2017 1 Triệu Phong và thành phố Đông Hà

53 ngôi nhà bị tốc mái, Trên 90 ha hoa màu các loại bị gãy đổ, hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại ước tính 1,245 tỷ đồng

9 2018 3 Hướng Tân, huyện Hướng Hóa

không gây thiệt hại gì

đến đời sống và sản xuất của người dân

Trong năm 2014, đã xuất hiện 03 đợt lốc xoáy, mưa đá và 01 đợt dông sét vào các ngày 08 - 09/5/2014 trên địa bàn các huyện Hướng Hóa, Gio Linh, Vĩnh Linh làm 02 người chết, 03 người bị thương, gây thiê ̣t ha ̣i 448 nhà dân, quầy, quán, 20 công trình công cộng và một số diện tích lúa, cây ăn qủa, cây công nghiệp,... trên địa bàn tỉnh.

Trong năm 2015, đã xuất hiện 07 đợt lốc xoáy (không tính trong đợt bão số 3) và 01 đợt dông sét gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản trên địa bàn tỉnh.

Các tháng đầu năm 2016, đã xuất hiện 06 đợt dông, sét, lốc xoáy và mưa đá (01 đợt dông, lốc, mưa đá xảy ra ngày 22/4/2016 trên địa bàn các huyện Gio Linh và Triệu Phong; 04 đợt dông, lốc xoáy xảy ra liên tục trên địa bàn huyện Hướng Hóa vào các ngày 27/4, 10/5, 18/5 và 16/6; 01 đợt dông sét xảy ra ngày 13/5 trên địa bàn huyện Gio Linh làm 01 người bị chết do sét đánh). Các đợt dông, sét, lốc xoáy và mưa đá nêu trên đã gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

3.2.5. Tác động đến suy thoái đất, sụt lún và trượt lở đất, đá

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tình trạng sụt lún cũng thường xuyên xảy ra trên khu vực tại một số xã trọng điểm như Cam Thủy, VĩnhLâm,… . Dưới đây là thống kê các hiện tượng sụt lún, trượt lở đất xảy ra trên địa bàn tỉnh:

Tại xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cấp I, có nền địa chất không ổn định trong vùng tầng phủ trầm tích Đệ tứ, được lót đáy bằng tầng đá

gốc chủ yếu là đá vôi, đá vôi đôlômit với mức độ hang hốc nhiều với độ sâu không lớn, nhưng nguy cơ tiềm ẩn về sụt lún đất trong vùng là hoàn toàn có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào. Từ năm 2010-2018, tại đây xảy ra 3 hố sụt lún (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. Mô tả cáchốsụt lún xảyratại xãhuyện CamLộ

TT Hố sụtlún Đặcđiểmhố

1 Hố sụt lún tại nhà ông Lê Lương

Thời điểm xảy ra sụt lún vào ngày 25/09/2013. Hình dạng elip dài 4m, rộng3m, sâu 5m.

2 Hố sụt lún tại vườn nhà ông Lê Là

Thời điểm xảy ra sụt lún ngày 25/11/2012. Hình dạng tròn, đường kính hố 3,2m, sâu 7m.

3 Hố sụt lún cạnh nhà ông Hoàng Ngọc Lai

Thời điểm xảy ra sụt lún v à o ngày 27/09/2013. Hình dạng tròn, đường kính hố 1,5m, chiều sâu hơn 5m.

4

Hố sụt lún tại thôn Tân Hiệp, xã Cam Tuyền

Vào tháng 2/2006xảy ra hiện tượng sụt đất trên vùng có chiều rộng khoảng 200m, dài gần 300m

5

Hố sụt lún bất thường giữa lòng đường nhựa xã Cam Thủy

Vào ngày 29-1/2018 xảy ra hiện tượng sụt đấtmiệng hố có đường kính chỉ chừng 1 m, nằm ngay giữa lòng đường, nhưng càng sâu xuống dưới phạm vi sụt lún càng lớn, với đường kính trên 3 m và sâu gần 3 m

(Nguồn:Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường tỉnh Quảng Trị cập nhật năm 2018)

Tại đới Khe Giữa – Vĩnh Linh và đới Cam Lộ, các khảo sát phát hiện được nứt đất với quy mô lớn tại 3 khu vực dọc đới Khe Giữa – Vĩnh Linh là tại xã Vĩnh Lâm, thị trấn Bến Quan (Vĩnh Linh). Các khe nứt xảy ra trên địa hình tương đối bằng phẳng, trong đất đá thềm sông bở rời như ở Vĩnh Lâm, Bến Quan. Các vết nứt tạo thành dải rộng với chiều dài có nơi đến trên 500m.

Tại các tỉnh lộ TânLong - Lìa, Khe Sanh – Sa Trầm, Khe Sanh - Hướng Phùng và Tà Rụt – La Lay, (huyện Hướng Hoá và huyện Đakrông), thường xảy ra trượt lở vào mùa mưa lũ, đặc biệt là khu vực Tà Rụt – La Lay (Đakrông) quy mô từ trung bình đến lớn, với hàng ngàn m3 đất đá.

Cuối năm 2016, do ảnh hưởng của mưa lớn (từ 30/10 - 1/11) đã gây ngập lụt và sạt lở một số tuyến đường. Trong đó, cầu tràn Đakrông ở Km0+037 nước ngập sâu trên 1,5m; Tỉnh lộ 558A, đoạn Km5+630 sạt lở ta luy âm, đoạn Km5+700 sạt lở ta luy dương, ngoài ra, các vị trí sạt lở lẻ tẻ dọc tuyến này hơn 100m3, mặt đường rạn nứt, bong bật 5.000m2 từ Km2 đến Km4+700. Nhiều đoạn trên Tỉnh lộ 580, 583 mặt đường bị rạn nứt, bong bật. Trên Tỉnh lộ 571 lượng bùn, đất khoảng 150m3 đã tràn lấp các mặt cầu từ Km 33- Km 38; sạt lở ta luy dương với khối lượng 270m3 từ Km29 - Km36; Tỉnh lộ 575B bị xói lở lề đường nhựa nên phải gia cố khoảng 265m2 từ Km11

- Km12. Ngoài ra, mặt đường các tuyến đường nội thành phố Đông Hà phát sinh ổ gà khoảng 300m2, gây ra trình trạng ách tắc giao thông trên các tuyến đường, nhiều vị trí đang khắc phục dang dở từ các đợt lũ trước bị hư hỏng trở lại, làm thiệt hại hơn 11 tỷ đồng.

(Nguồn: Cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Quảng Trị)

3.2.6. Tác động do xâm nhập mặn

Trong nhiều năm qua, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và đời sống con người ở tỉnh Quảng Trị. Xâm nhập mặn trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Những năm gần đây các hiện tượng nhiệt độ tăng cao, ngập lụt, hạn hán, dông lốc, sạt lở bờ sông, nước biển dâng, xâm nhập mặn xuất hiện không theo chu kỳ và tác động mạnh đến đời sống người dân tỉnh Quảng Trị, chứng tỏ tình trạng BĐKH đang ngày càng diễn biến phức tạp và không còn là “kịch bản” nữa.

Đối với tỉnh Quảng Trị, hiện nay toàn tỉnh có 17 cống đập ngăn mặn, với năng lực thiết kế ngăn mặn, chống lũ sớm khoảng 10.000 ha. Một số công trình như: Cống ngăn mặn Xuân Hòa, đầu sông Cánh Hòm nối với sông Bến Hải; Cống ngăn mặn Mai Xá, đầu sông Cánh Hòm nối sông Thạch Hãn; Cống ngăn mặn Việt Yên, đầu sông Vĩnh Định nối với sông Thạch Hãn; Cống An Tiêm, đoạn nối sống Thạch Hãn với sông Vĩnh Định…

- Một số công trình ngăn mặn trên hệ thống sông Bến Hải: Cống Mai Xá và cống Xuân Hoà đã được xây dựng năm 1992 - 1993 để ngăn mặn từ sông Thạch Hãn và sông Bến Hải không cho mặn vào sông Cánh Hòm nhằm bơm tưới cho diện tích ven cát phía giáp vùng cát. Hiện nay cống Xuân Hoà phần đê Hữu Bến Hải bị xói lở hạ du do thiếu tiêu năng, đê Tả Thạch Hãn cũng có hiện tượng tương tự. Hiện nay, trên sông Sa Lung đã xây dựng đập Sa Lung để ngăn mặn, giữ ngọt và xây dựng hồ Bến Thiêng để điều tiết nước cho sông Sa Lung đồng thời trả lại một phần lưu lượng kiệt của sông Bến Hải.

- Một số công trình ngăn mặn trên hệ thống sông Thạch Hãn: Trước hết phải kể đến đập Trấm và hệ thống đại thủy nông Nam Thạch Hãn là các công trình tổng hợp. Trong đó có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trên sông Vĩnh Định, cống Việt Yên cùng đập ngăn mặn Cửa Lác cũng đang phát huy hiệu quả ngăn mặn và tưới cho vùng Nam Thạch Hãn - Ô Lâu. Năm 2001, đập Vĩnh Phước đã được xây dựng kiên cố hoá bằng bê tông để ngăn mặn xâm nhập theo sông Vĩnh Phước.

Dưới đây là một số thống kê về tình hình xâm nhập mặn trên khu vực tỉnh Quảng Trị từ năm 2015-2018 (đánh giá bằng bản đồ dự báo xâm nhập mặn)

Năm 2015

Kết quả quan trắc xâm nhập mặn đã cho thấy: xâm nhập mặn trên hệ thống sông Bến Hải có phần cao hơn so với hệ thống sông Thạch Hãn. Xâm nhập mặn trên các sông đã bắt đầu từ tháng 3; hai tháng có hiện tượng xâm nhập mặn mạnh nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng kế tiếp chịu ảnh hưởng khá lớn của xâm nhập mặn là tháng 4 và tháng 8. Vào nữa cuối tháng 9 xâm nhập mặn giảm hẳn, hầu hết khu vực trung lưu nước sông đều ở ngưỡng ngọt.

- Trên sông Thạch Hãn: Vào tháng 6 trên sông Thạch Hãn độ mặn trung bình 2,76‰ lên đến chân Đập Trấm và mặn 6,40‰ ở cầu Thạch Hãn thuộc thị xã Quảng Trị.

- Trên sông Hiếu: độ mặn trung bình của đoạn trung lưu là 14,5‰, giai đoạn cuối tháng 6 đến đầu tháng 8, xâm nhập mặn đã vượt qua đoạn trạm bơm Hiếu Bắc, không thể bơm nước cho đồng ruộng nơi đây.

- Trên sông Bến Hải và sông Sa Lung, độ mặn trung bình 21,3‰ lên đến điểm Cách cầu Hiền Lương về phía thượng lưu 2 km, cách Cửa Tùng khoảng 15km, đồng thời cách điểm giao nhau với sông Bến Hải 2km về phía thượng lưuthuộc sông Sa Lung độ mặn cũng lên đến 18,1‰.

- Kết quả dự báo xâm nhập mặn cho thấy trong tương lai, dưới tác động của BĐKH và nước biển dâng, hiện tượng xâm nhập mặn còn tác động mạnh hơn, ảnh hưởng tiêu cực hơn đến khu vực tỉnh Quảng Trị. Theo kịch bản cực đoan nhất (A1FI) năm 2050, ranh giới mặn 4‰ lấn sâu vào dọc theo sông Bến Hải là 23,5 km, sông Thạch Hãn là 33,5 km, ranh giới mặn 1‰ trên sông Bến Hải vào sâu 26,5km, trên sông Thạch Hãn 35km.

Năm 2016

Kết quả quan trắc xâm nhập mặn đã cho thấy: Xâm nhập mặn trên các sông đã bắt đầu từ tháng 3; hai tháng có hiện tượng xâm nhập mặn mạnh nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng kế tiếp chịu ảnh hưởng khá lớn của xâm nhập mặn là tháng 8. Vào nữa cuối tháng 9 xâm nhập mặn giảm hẳn, hầu hết khu vực trung lưu nước sông đều ở ngưỡng ngọt.

- Trên sông Thạch Hãn: Vào tháng 6 trên sông Thạch Hãn độ mặn trung bình 2,08‰ lên đến chân Đập Trấm và mặn 5,94‰ ở điểm cách trung tâm thị xã Quảng Trị 2km về Hạ Lưu.

- Trên sông Hiếu: Vào tháng 6, độ mặn trung bình khu vực cầu Đuồi là 0,42‰, xâm nhập mặn đã vượt qua đoạn trạm bơm Hiếu Bắc, không thể bơm nước cho đồng ruộng nơi đây. Khu vực cầu treo Cam Hiếu, độ mặn trung bình đạt 8,06‰. Điểm cách cầu Đông Hà 500m về phía hạ lưu có độ mặn 18,3‰.

- Trên sông Bến Hải: Xâm nhập mặn đã vượt xa khu vực cầu Tiên An từ 7 - 9km, độ mặn đo được tại cầu Tiên An 17‰. Điểm tại cầu phao Lâm Sơn Thủy độ mặn trung bình đo được 20,8‰; Khu vực xã Vĩnh Giang , độ mặn 24,8‰.

- Sông Sa Lung: Từ tháng 3 xâm nhập mặn đã lên đến chân đập ngăn mặn. Thời điểm tháng 6, độ mặn đo được tại cầu đường sắt Sa Lung đạt 15,1‰, thời điểm thấp nhất đạt 12,6‰. Độ mặn đo được tại khu vực cách cầu Hiền Lương 2km 18‰.

Nhìn chung, tại tất cả các sông, trong cùng một thời điểm quan trắc, mức độ xâm nhập mặn khác nhau theo chiều dọc sông và từng thời điểm. Quá trình quan trắc xâm nhập mặn cho thấy trong tương lai, dưới tác động của BĐKH và nước biển dâng, hiện tượng xâm nhập mặn còn tác động mạnh hơn, ảnh hưởng tiêu cực hơn đến khu vực các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Năm 2017

Kết quả quan trắc xâm nhập mặn năm 2017 cho thấy: Xâm nhập mặn đã bắt đầu tác động đến chất lượng nước sông từ tháng 3. Thời điểm xâm nhập mặn lớn nhất trong năm 2017 là tháng 6, tháng kế tiếp chịu ảnh hưởng khá lớn của xâm nhập mặn là tháng 4 và tháng 7. Vào nửa cuối tháng 8 xâm nhập mặn giảm hẳn, hầu hết khu vực trung lưu nước sông đều ở ngưỡng ngọt.

Do tình hình thời tiết trong mùa khô, nhất là vào các đợt quan trắc tháng 5 và tháng 8 nên độ mặn trung bình năm 2017 có phần giảm so với cùng kỳ năm 2016.

Năm 2018

Kết quả quan trắc xâm nhập mặn năm 2018 cho thấy: Xâm nhập mặn đã bắt đầu tác động đến chất lượng nước sông từ tháng 3. Thời điểm xâm nhập mặn lớn nhất trong năm 2018 là tháng 6, tháng kế tiếp chịu ảnh hưởng khá lớn của xâm nhập mặn là tháng 7. Vào nửa cuối tháng 8 xâm nhập mặn giảm hẳn, hầu hết khu vực trung lưu nước sông đều ở ngưỡng ngọt.

- Mức độ xâm nhập mặn khác nhau theo chiều dọc sông, thời điểm quan trắc trong ngày và theo từng tầng nước.

Các thiệt hại gây ra bởixây nhập mặn, thường được gắn với hạn hán. Sự thiếu hụt lượng nước dẫn đến hạn hán trên khu vực, điều đó làm gia tăng xâm nhập mặn từ biển vào ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, mùa vụ trên khu vực tỉnh quảng Trị. Các thiệt hại này cũng đã được thống kê chi tiết tại mục 3.2.2.

( Nguồn: Báo cáo Đánh giá xâm nhập mặn trên hệ thống sông Thạch Hãn và Bến Hải từ năm 2015-2018)

Như vậy, từ các kết quả thống kê trên, có thể thấy tác động cực kỳ mạnh mẽ của BĐKH đến khu vực tỉnh Quảng Trị. Dựa trên số liệu điều tra thực tế từ báo cáo Cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Quảng Trị và thiệt hại của thiên tai thống kê được hàng năm từ báo cáo công tác PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị, có thể

thấy bão, hạn hán, nắng nóng, lũ lụt do mưa lớn là các thiên tai tác động nghiêm trọng nhất đối với khu vực tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là hạn hán và nắng nóng với tần suất xảy ra hàng năm cao. Các huyện, thị xã như Quảng Trị, Hải Lăng, Vĩnh Linh là các khu vực chịu tác động lớn của các thiên tai hàng năm (Bảng 3.5)

Bảng 3.5. Các tác động của các yếu tố BĐKH đến các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Quảng Trị Các địa phương Hải Lăng Cam Lộ Đakrông Hướng Hóa Gio Linh Đông Hà Quảng Trị Triệu Phong Vĩnh Linh Yếu tố tác động Bão +++ +++ ++ + +++ +++ ++ ++ +++ Mưa lớn, Lũ lụt +++ +++ ++ ++ +++ ++ +++ +++ +++ Nắng nóng +++ ++ ++ +++ + ++ +++ + ++ Hạn hán +++ ++ +++ +++ + ++ +++ + +++ Chú thích: “+”: Thấp , “++”: Trung bình,“+++”: Cao,

3.3. Cơ hội và thách thức của biến đổi khí hậu 3.3.1. Cơ hội của biến đổi khí hậu

Ngành nông nghiệp

BĐKH đã tạo động lực cho nhà khoa học, người nông dân nghiên cứu,khảo nghiệm, sử dụng các giống cây trồng có khả năng chịu hạn và chuyển đổi giống một số cây trồng vật nuôi, tạo điều kiện nhân rộng các mô hình sản xuất thích ứng hiệu quả trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi,...

Ngành lâm nghiệp

Góp phần thúc đẩy các dự án liên quan đến tăng cường trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, phòng chống cháy rừng.

Ngành công nghiệp và năng lượng

BĐKH góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng năng lượng

Một phần của tài liệu kem_qd_231_2022_bctk_dgkh_final_15.9.2021 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)