2.1 .Phương pháp và nguồn dữ liệu khai thác
2.1.2 .Nguồn dữ liệu khai thác
2.3. Mức độ dao độngcủa các yếu tố, cực trị khí hậu và hiện tượng khí hậu cực đoan
2.3.1 Mức độ dao độngcủa các yếu tố trung bình
a) Nắng
Độ lệch chuẩn (ĐLC hoặc S) các tháng từ 26 đến xấp xỉ 55 giờ, lớn nhất trong tháng 7 (từ 47 đến xấp xỉ 55 giờ), nhỏ nhất vào tháng 8 (từ 26 đến 28 giờ) ở khu vực sườn đông Trường Sơn và vào tháng 4 ở khu vực sườn tây Trường Sơn (Bảng 2.30).
Biến suất các tháng từ 11 đến trên 65,5% (Bảng 2.30), lớn nhất trong các tháng mùa đông (xấp xỉ 33 đến trên 65%), nhỏ nhất vào tháng 5 (từ 11 đến trên 15,5%).
Như vậy, mức độ dao động xung quanh giá trị trung bình của số giờ nắng các tháng từ 26 đến xấp xỉ 55 giờ. Mức biến đổi lớn nhất trong các tháng mùa đông và nhỏ nhất vào tháng 5.
Ở tỉnh Quảng Trị, ĐLC và biến suất của tổng số giờ nắng năm lần lượt là 180 đến 196 giờ và xấp xỉ 10 đến 10,3% (Bảng 2.30). Khu vực đồng bằng là nơi có mức độ phân tán nhỏ nhất cả tỉnh với giá trị ĐLC, biến suất lần lượt là 180 giờ, 9,9%. Mức biến đổi số giờ nắng ở vùng núi lớn hơn so với huyện đảo nhưng mức độ tản mạn xung quanh giá trị trung bình ở vùng núi nhỏ hơn so với huyện đảo. Giá trị ĐLC, biến suất ở các trạm đại diện cho huyện đảo và vùng núi lần lượt là 196 giờ, 10% và 182,2 giờ, 10,3%.
Bảng 2.30. Độ lệch tiêu chuẩn S (giờ), biến suất Cs (%) của số giờ nắng tháng và năm thời kỳ 1973 – 2018 tại các trạm khí tượng tỉnh Quảng Trị
Trạm Đặc trưng/tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cồn Cỏ S (giờ) 36,2 38,9 35,0 29,6 29,2 36,4 54,7 26,0 36,1 45,1 40,9 41,7 196,0 Cs (%) 45,1 38,7 27,9 17,0 11,0 14,4 23,3 12,1 19,4 34,1 36,2 65,6 10,0 Đông Hà S (giờ) 42,3 36,8 40,1 33,1 36,0 33,2 47,0 28,0 40,9 42,1 38,5 36,3 180,0 Cs (%) 44,8 41,6 32,5 19,4 15,7 14,8 20,8 14,1 25,1 32,5 40,4 50,2 9,9 Khe Sanh S (giờ) 44,9 41,4 35,0 26,4 29,7 40,6 48,6 36,3 36,3 40,5 40,7 43,9 182,2 Cs (%) 35,0 32,8 21,5 13,9 14,0 23,8 30,4 25,2 25,2 30,5 37,0 49,1 10,3
Biên độ dao động (Bảng 2.31)của số giờ nắng mạnh nhất trong mùa đông, sau đó đến mùa thu, mùa xuân, và thấp nhất trong mùa hè với giá trị hệ số biến thiên lần lượt là: 1,4 – 2,2; 0,7 – 1,9; 0,4 – 1,3; 0,4 – 1,1. Biên độ dao động của số giờ nắng năm khá đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh với giá trị biến suất từ 0,4 đến 0,5.
Ở huyện đảo Cồn Cỏ, số giờ nắng có phân bố lệch phải từ cuối mùa hè đến đầu mùa đông (tháng 8 đến tháng 12), phân bố lệch trái từ giữa mùa đông đến giữa mùa hè.
Ở vùng đồng bằng, số giờ nắng có phân bố lệch phải từ giữa mùa thu đến đầu mùa xuân (tháng 10 đến tháng 3) và vào cuối mùa xuân (tháng 5), cuối hè (tháng 8); có phân bố lệch trái vào giữa mùa xuân (tháng 4), đầu mùa hè đến giữa mùa hè (tháng 6,7) và vào đầu thu (tháng 9).
Ở vùng núi phía tây, số giờ nắng có phân bố lệch phải từ hầu hết thời gian từ tháng 8 đến tháng 12 (riêng tháng 9 lệch trái), phân bố lệch trái từ giữa mùa đông đến giữa mùa hè (tháng 1 đến tháng 7).
Số giờ nắng năm có phân bố lệch phải trên phần lớn tỉnh Quảng Trị với giá trị độ chệch từ 0 đến 0,4 (vùng đồng bằng có phân bố chuẩn).
Về đỉnh phân bố (Bảng 2.31):
So với giá trị trung bình, số giờ nắng có phân bố đỉnh thấp (g2< 0) phần lớn các tháng trong năm với giá trị độ nhọn từ -1,8 đến 1,1; có đỉnh phân bố cao (g1> 0) trong tháng 2 ở huyện đảo Cồn Cỏ, vùng đồng bằng, tháng 2 và tháng 3 ở vùng núi phía tây; có phân bố chuẩn trong tháng 4 ở vùng đồng bằng (g2=0).
Số giờ nắng năm có phân bố đỉnh cao ở huyện đảo Cồn Cỏ và thấp trên lãnh thổ đất liền với giá trị độ nhọn từ -0,2 đến 0,3.
Bảng 2.31. Hệ số biến thiên Cv, độ chệch g1, độ nhọn g2 của số giờ nắng tháng và năm thời kỳ 1973 – 2018 tại các trạm khí tượng tỉnh Quảng Trị
Trạm Đặc trưng/tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cồn Cỏ Vc 1,5 1,6 1,0 0,6 0,4 0,4 0,8 0,5 0,7 1,1 1,2 1,7 0,4 g1 -0,1 -0,7 -0,2 -0,4 -0,5 -0,6 -0,4 0,2 0,0 0,3 0,4 0,1 0,4 g2 -0,9 1,1 -0,7 -1,0 -0,5 -1,0 -0,8 -0,5 -0,7 -1,0 -0,7 -1,8 0,3 Đông Hà Vc 2,0 2,2 1,3 0,8 0,6 0,6 0,9 0,5 0,9 1,5 1,9 2,1 0,5 g1 0,2 0,5 0,6 -0,9 0,1 -0,2 -0,5 0,4 -0,3 0,3 0,1 0,1 0,0 g2 -0,6 0,9 -0,3 0,0 -0,9 -0,6 -0,2 -0,7 -0,6 -0,3 -0,4 -0,8 -0,1 Khe Sanh Vc 1,4 1,6 1,0 0,5 0,6 0,8 1,1 1,0 1,1 1,3 1,4 2,0 0,5 g1 -0,1 -0,7 0,0 -0,7 -0,3 -0,4 -0,2 0,2 -0,3 0,1 0,2 0,3 0,1 g2 -0,8 1,0 0,8 -0,5 -0,4 -1,0 -0,7 -0,4 -0,3 -0,4 -0,8 -0,8 -0,2
b) Nhiệt độ không khí trung bình
Mức độ dao động của nhiệt độ không khí trung bình (Bảng 2.32) mạnh nhất trong mùa đông, sau đó đến mùa xuân, mùa thu và thấp nhất trong mùa hè với giá trị ĐLC, biến suất lần lượt: 1-1,9oC, 4,3-10%; 0,7-1,6oC, 2,5-7,3%; 0,6 – 1,2oC, 2-5,5%; và 0,5
– 0,8oC, 1,8-2,9%. Mức độ phân tán của nhiệt độ không khí trung bình năm không nhiều với giá trị ĐLC là 0,4 – 0,5oC và biến suất là 1,7 – 2,1 %. Khu vực vùng núi phía tây như Khe Sanh có mức độ dao động lớn nhất cả tỉnh (S=0,5; Cs=2,1).
Biên độ dao động của T2m (Bảng 2.33) mạnh nhất trong mùa đông, sau đó đến mùa xuân, mùa thu, mùa hè với giá trị hệ số biến thiên lần lượt là: 0,2 – 0,5; 0,1 – 0,3; 0,1 – 0,2; và 0,1. Như vậy, biên độ dao động khá đồng nhất trong các tháng mùa hè. Biên độ dao động của nhiệt độ trung bình năm khá đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh với giá trị biến suất khoảng 0,1.
T2m có phân bố lệch trái hầu hết thời gian từ đầu mùa đông đến giữa mùa xuân, riêng tháng 1 ở vùng đồng bằng có phân bố chuẩn; có phân bố lệch phải hầu hết thời gian từ tháng 5 đến tháng 11, riêng tháng 8 và 10 ở huyện đảo, tháng 7 ở vùng đồng bằng có phân bố lệch trái. T2m năm có phân bố lệch trái ở huyện đảo và lệch phải trên lãnh thổ đất liền với giá trị độ chệch từ -0,1 đến 0,2 (Bảng 2.33).
Về đỉnh phân bố:
T2m trong các tháng có sự xen kẽ giữa phân bố chuẩn, phân bố đỉnh cao, đỉnh thấp giữa các khu vực. T2m năm có phân bố đỉnh thấp ở huyện đảo và vùng núi; đỉnh cao ở vùng đồng bằng với giá trị độ nhọn từ -0,3 đến 0,2 (Bảng 2.33).
Bảng 2.32. Độ lệch tiêu chuẩn S (oC), biến suất Cs (%) của nhiệt độ trung bình tháng và năm thời kỳ 1973 – 2018 tại các trạm khí tượng tỉnh Quảng Trị
Trạm Đặc trưng/tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cồn Cỏ S (oC) 1,0 1,4 1,3 0,9 0,7 0,5 0,5 0,5 0,6 0,6 0,9 1,0 0,4 Cs (%) 5,0 6,5 6,0 3,7 2,5 1,8 1,8 1,8 2,0 2,2 3,6 4,3 1,7 Đông Hà S (oC) 1,2 1,8 1,6 1,1 1,1 0,8 0,6 0,6 0,7 0,7 1,1 1,3 0,5 Cs (%) 6,3 8,9 6,9 4,1 3,9 2,8 2,1 2,0 2,5 2,6 5,0 6,2 1,9 Khe Sanh S (oC) 1,2 1,9 1,6 1,1 1,0 0,8 0,6 0,5 0,6 0,7 1,2 1,3 0,5 Cs (%) 6,7 10,0 7,3 4,4 3,7 2,9 2,3 2,0 2,3 3,0 5,5 6,8 2,1
Bảng 2.33. Hệ số biến thiên Cv, độ chệch g1, độ nhọn g2 của nhiệt độ trung bình tháng và năm thời kỳ 1973 – 2018 tại các trạm khí tượng tỉnh Quảng Trị
Trạm Đặc trưng/tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cồn Cỏ Vc 0,2 0,3 0,2 0,2 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,2 0,2 0,1 g1 -0,3 -0,5 -0,3 -0,4 0,8 0,0 0,1 -0,1 0,7 -0,2 0,5 -0,2 -0,1 g2 0,0 0,1 -0,4 -0,3 1,2 -0,6 -0,8 -1,1 0,0 0,2 0,3 -0,7 -0,2 Đông Hà Vc 0,3 0,4 0,3 0,2 0,2 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,2 0,2 0,1 g 0,0 -0,6 -0,4 -0,8 0,4 0,1 -0,2 0,2 0,8 0,0 0,3 -0,4 0,2
Trạm Đặc trưng/tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm g2 -0,4 0,2 0,1 0,2 0,5 -0,9 -1,1 -1,3 0,5 -0,3 -0,1 -0,6 0,2 Khe Sanh Vc 0,3 0,5 0,3 0,2 0,2 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,2 0,3 0,1 g1 -0,2 -0,7 -0,7 -0,5 0,5 0,6 0,8 0,1 0,3 0,0 0,1 -0,1 0,1 g2 0,0 0,8 0,8 0,3 -0,2 0,1 -0,1 0,3 0,0 -0,4 -0,3 -0,7 -0,3
Ở huyện đảo, so với giá trị trung bình, T2m có phân bố đỉnh thấp (g2<0) từ đầu mùa xuân đến giữa mùa xuân, trong mùa hè, đầu mùa đông; phân bố chuẩn (g1=0) trong tháng 1, tháng 9; phân bố đỉnh cao (g2>0) trong tháng 2, tháng 5, tháng 10, tháng 11.
Ở vùng đồng bằng, so với giá trị trung bình, T2m có phân bố đỉnh thấp (g2<0) trong mùa hè, giữa mùa thu đến giữa mùa đông; phân bố đỉnh cao (g2>0) từ cuối đông đến hết mùa xuân và trong tháng 9.
Ở vùng núi, so với giá trị trung bình, T2m có phân bố đỉnh thấp (g2<0) trong tháng 5, tháng 7, tháng 10 đến 12; phân bố chuẩn (g1=0) trong tháng 1, tháng 9; phân bố đỉnh cao (g2>0) từ tháng 2 đến tháng 3, tháng 6, tháng 8.
c) Nhiệt độ tối cao trung bình
Mức độ dao động của Txtb (Bảng 2.34) xung quanh giá trị trung bình nhiều nhất trong mùa đông, sau đó đến mùa xuân và thấp nhất trong mùa hè, mùa thu với giá trị ĐLC, biến suất lần lượt: 1,1-2,6oC, 4,8-10.9%; 1,1-2,2oC, 3,5-7,9%; 0,9-1,3oC, 2,6- 4,2%; 0,7-1,6oC, 2,4-6.4%. Mức độ phân tán ít nhất trong mùa hè ở các khu vực sườn đông Trường Sơn, trong phần lớn thời gian mùa thu (trừ tháng 11 có mức độ phân tán nhiều hơn mùa hè) ở vùng núi phía tây.
Mức độ phân tán của Txtb năm không nhiều với giá trị ĐLC là 0,5 – 0,7oC và biến suất 1,9 – 2,6%. Trong đó, mức độ phân tán nhiều nhất ở khu vực đồng bằng. Mức độ phân tán của Txtb là cao hơn so với T2m (Bảng 2.34).
Bảng 2.34. Độ lệch tiêu chuẩn S (oC), biến suất Cs (%) của Txtb tháng và năm thời kỳ 1973 – 2018 tại các trạm khí tượng tỉnh Quảng Trị
Trạm Đặc trưng/tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cồn Cỏ S (oC) 1,6 2,3 2,1 1,6 1,6 1,3 1,1 1,0 1,1 0,9 1,4 1,5 0,6 Cs (%) 6,9 9,6 7,9 5,2 4,6 3,7 3,3 2,9 3,4 3,2 5,3 6,4 2,2 Đông Hà S (oC) 1,7 2,6 2,2 1,6 1,4 1,3 1,1 1,0 1,0 1,1 1,6 1,7 0,7 Cs (%) 7,9 10,9 8,0 5,1 4,4 4,2 3,7 3,5 3,5 4,1 6,4 7,9 2,6 Khe S (oC) 1,2 1,7 1,5 1,1 1,1 1,0 0,9 0,9 0,7 0,7 1,1 1,1 0,5
Trạm Đặc
trưng/tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Sanh
Cs (%) 5,4 7,3 6,1 4,0 3,5 3,1 2,8 2,6 2,4 2,4 4,0 4,8 1,9
Biên độ dao động của Txtb (Bảng 2.35) lớn nhất trong mùa đông, sau đó đến mùa xuân, mùa thu, mùa hè với giá trị hệ số biến thiên lần lượt là: 0,2 – 0,5; 0,2 – 0,4; 0,1 – 0,3; và 0,1-0,2oC. Biên độ dao động của Txtb năm khá đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh với giá trị biến suất khoảng 0,1.
Txtb có phân bố lệch trái hầu hết thời gian từ đầu mùa đông đến giữa mùa xuân, riêng tháng 3 ở vùng núi phía tây có phân bố chuẩn; có phân bố lệch phải trong tháng 5, tháng 11; có phân bố lệch phải là chủ yếu xen kẽ với phân bố lệch trái trên các khu vực tỉnh từ tháng 6 đến tháng 10. Txtb năm có phân bố lệch phải ở huyện đảo và lệch trái trên lãnh thổ đất liền với giá trị độ chệch từ -0,1 đến 0,2 (Bảng 2.35).
Về đỉnh phân bố (Bảng 2.35):
Txtb có phân bố đỉnh cao trong tháng 2, tháng 10 trên toàn tỉnh; phân bố đỉnh thấp trong tháng 4, 8, 9, 12; có sự xen kẽ giữa phân bố đỉnh cao và đỉnh thấp trong các tháng 1, 3, 5, 7, 11. Txtb năm có phân bố đỉnh cao ở khu vực sườn đông Trường Sơn và đỉnh thấp ở khu vực sườn tây Trường Sơn với giá trị độ nhọn từ -0,4 đến 0,6.
Bảng 2.35. Hệ số biến thiên Cv, độ chệch g1, độ nhọn g2 của Txtb tháng và năm thời kỳ 1973 – 2018 tại các trạm khí tượng tỉnh Quảng Trị
Trạm Đặc trưng/tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cồn Cỏ Vc 0,3 0,5 0,4 0,2 0,2 0,2 0,1 0,1 0,2 0,1 0,3 0,2 0,1 g1 -0,3 -0,6 -0,3 -0,7 0,4 0,6 -0,1 0,3 0,3 -0,3 0,3 -0,4 0,1 g2 -0,2 0,7 0,0 -0,2 0,0 0,1 -0,6 -0,3 -0,4 0,2 0,2 -0,7 0,6 Đông Hà Vc 0,4 0,5 0,4 0,2 0,2 0,2 0,2 0,1 0,2 0,2 0,3 0,3 0,1 g1 -0,1 -0,8 -0,7 -0,4 0,0 0,8 0,7 0,1 -0,2 0,6 0,2 -0,2 -0,1 g2 0,3 1,1 1,0 -0,2 -0,7 1,0 0,8 -0,4 -0,2 1,3 -0,3 -0,8 0,5 Khe Sanh Vc 0,2 0,3 0,3 0,2 0,2 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,2 0,2 0,1 g1 -0,3 -0,5 0,0 -0,2 0,3 -0,3 -0,6 -0,1 0,4 0,2 0,5 -0,2 -0,2 g2 -0,2 0,1 -0,5 -0,4 1,0 0,1 0,2 -1,0 -0,3 0,0 -0,2 -0,5 -0,4
d) Nhiệt độ tối thấp trung bình
Mức độ dao động của Tmtb xung quanh giá trị trung bình ở tỉnh Quảng Trị nhiều nhất trong mùa đông, sau đó đến mùa xuân, mùa thu và thấp nhất trong mùa hè, với giá trị ĐLC, biến suất lần lượt là: 1-1,6oC, 4,8-7,2%; 0,7-1,5oC, 2,7-7,3%; 0,6- 1,1oC; 2,2-5,7%; và 0,4-0,7oC, 1,7-2,8% (Bảng 2.36).
Mức độ dao động của Tmtb năm không nhiều và tương đối đồng đều giữ các khu vực với giá trị ĐLC là 0,5 – 0,6oC và biến suất là 2,2 – 2,4% (Bảng 2.36).
Bảng 2.36. Độ lệch tiêu chuẩn S (oC), biến suất Cs (%) của Tmtb tháng và năm thời kỳ 1973 – 2018 tại các trạm khí tượng tỉnh Quảng Trị
Trạm Đặc trưng/tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cồn Cỏ S (oC) 1,2 1,6 1,4 0,9 0,9 0,7 0,5 0,5 0,6 0,7 1,1 1,2 0,5 Cs (%) 6,8 8,9 6,8 3,9 3,6 2,8 2,0 1,9 2,4 3,0 5,5 6,7 2,2 Đông Hà S (oC) 1,1 1,6 1,3 0,8 0,8 0,5 0,4 0,4 0,6 0,7 1,1 1,2 0,5 Cs (%) 7,1 9,8 6,9 4,0 3,5 2,2 1,9 1,7 2,5 3,2 5,7 7,2 2,4 Khe Sanh S (oC) 1,1 1,4 1,5 1,2 0,7 0,6 0,6 0,6 0,6 0,9 1,0 1,0 0,6 Cs (%) 5,8 7,2 7,3 5,1 2,7 2,3 2,3 2,0 2,2 3,6 4,5 4,8 2,4
Biên độ dao động của T2m mạnh nhất trong mùa đông, sau đó đến mùa xuân, mùa thu và thấp nhất trong mùa hè với giá trị hệ số biến thiên lần lượt là: 0,2 – 0,4; 0,2 – 0,3; 0,1 – 0,3; và 0,1. Như vậy, biên độ dao động khá đồng nhất trong các tháng mùa hè. Biên độ dao động của nhiệt độ trung bình năm khá đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh với giá trị biến suất khoảng 0,1 (Bảng 2.37).
Tmtb có phân bố lệch trái từ cuối mùa đông đến giữa mùa xuân và trong các tháng 7, 10; có phân bố lệch phải trong tháng 5, tháng 9; có phân bố lệch phải xen kẽ với phân bố chuẩn, phân bố lệch trái trên các khu vực tỉnh trong các tháng 1, 6, 8, 11, 12. Tmtb năm có phân bố lệch phải ở khu vực sườn đông Trường Sơn và lệch trái ở vùng núi phía tây với giá trị độ chệch từ -0,7 đến 0,1 (Bảng 2.37).
Về đỉnh phân bố (Bảng 2.37):
Bảng 2.37. Hệ số biến thiên Cv, độ chệch g1, độ nhọn g2 của Tmtb tháng và năm thời kỳ 1973 – 2018 tại các trạm khí tượng tỉnh Quảng Trị
Trạm Đặc trưng/tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cồn Cỏ Vc 0,3 0,4 0,3 0,2 0,2 0,1 0,1 0,1 0,1 0,2 0,2 0,3 0,1 g1 0,0 -0,5 -0,4 -0,6 0,3 -0,3 -0,5 0,6 0,6 -0,1 0,3 -0,3 0,1 g2 -0,7 0,0 -0,3 -0,1 0,3 -0,8 -0,6 0,1 0,0 0,0 -0,4 -0,4 -0,5 Đông Hà Vc 0,3 0,4 0,3 0,2 0,2 0,1 0,1 0,1 0,1 0,2 0,2 0,3 0,1 g1 -0,2 -0,7 -0,7 -0,6 0,8 0,4 -0,2 0,4 0,7 -0,4 0,0 0,0 0,1 g2 -0,6 0,6 0,2 0,4 0,8 -0,2 -0,1 1,6 0,5 0,3 -0,6 -0,4 -0,9