Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Trang 35 - 38)

1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh

1.2.4Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Có rất nhiều tiêu chí dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi xem xét, nghiên cứu và phân tích cụ thể tình hình thực tế mỗi lĩnh vực hoạt động sẽ còn có thể sử dụng các tiêu chí khác mà phạm vi nghiên cứu chưa thể bao quát đầy đủ. Dưới đây là một số yếu tố chủ yếu thường được xem

xét khi đánh giá về năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp.

1.2.4.1 Thị phần của doanh nghiệp

Thị phần của doanh nghiệp so với các đối thủ khác nói lên sức mạnh mà doanh nghiệp có thể giành được trong cạnh tranh. Để so sánh về mặt qui mô kinh doanh và vị thế trên thị trường, thì việc so sánh thị phần các sản phẩm dịch vụ chính của doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng mà doanh nghiệp cần phải so sánh, phân tích, đánh giá. Thị phần của doanh nghiệp thường được xác định về mặt hiện vật (khối lượng sản phẩm) và về mặt giá trị (doanh thu).

Doanh thu mặt hàng i của công ty

x 100% = thị phần mặt hàng i Doanh thu mặt hàng i của thị trường

Thị phần là chỉ tiêu tổng hợp nhất thể hiên sức đánh giá về năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp. Thị phần càng lớn thể hiện càng mạnh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để duy trì và phát triển tốt các năng lực cạnh tranh của mình, doanh nghiệp cần phải tìm cách mở rộng quy mô tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh về thị trường.

1.2.4.2 Giá bán sản phẩm, dịch vụ

Giá bán sản phẩm, dịch vụ cũng là một chỉ tiêu dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt là doanh nghiệp biết hoạt động, biết tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, giảm thiểu chi phí, do vậy giá bán sản phẩm, dịch vụ hạ mà vẫn có lãi. Ngược lại, cũng trong điều kiện như vậy nếu doanh nghiệp tổ chức hoạt động không tốt, giá bán sản phẩm, dịch vụ cao sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thể hiện ở hai khía cạnh: chất lượng về mặt vật lý, kỹ thuật của sản phẩm và chất lượng trong khâu phục vụ (ở các dịch vụ đi kèm: bán hàng và sau bán hàng). Để có thể tồn tại và đứng vững trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường, chất lượng sản phẩm, dịch vụ là vấn đề luôn luôn được coi trọng. Các

doanh nghiệp không những phải sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng mà còn phải có những dịch vụ và tiện ích kèm theo nhằm tạo ra sự nổi bật, ưu thế riêng và phong cách riêng so với các đối thủ khác nhằm thu hút khách hàng.

Đổi mới công nghệ và đổi mới sản phẩm, dịch vụ. Mục tiêu của cạnh tranh là khẳng định mình và giành chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ và luôn đổi mới sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng sẽ tạo điều kiện cho việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, một doanh nghiệp biết ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới, thường xuyên cho ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ mới, những tiện ích mới ngày càng có lợi hơn cho khách hàng sẽ là những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt và ngược lại.

1.2.4.3 Thương hiệu và uy tín

Thương hiệu và uy tín sản phẩm chính là sự tổng hợp các thuộc tính của sản phẩm như chất lượng sản phẩm, lợi ích, mẫu mã và dịch vụ của sản phẩm. Thương hiệu không những là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác, mà nó còn là tài sản rất có giá trị của doanh nghiệp, là uy tín và thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu có uy tín cao và uy tín thương hiệu càng cao thì niềm tin và sự trung thành của người tiêu dùng đối với sản phẩm càng lớn. Điều đó có nghĩa là nếu một sản phẩm nào đó có được uy tín và hình ảnh tốt đối với người tiêu dùng thì sản phẩm đó có một lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.

Ngày nay, phần lớn các hàng hóa xuất khẩu trên thị trường quốc tế đều có gắn với thương hiệu. Thương hiệu của hàng hóa đã trở thành yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế hiện đại và người tiêu dùng sẵn sàng mua sản phẩm hàng hóa với số lượng cao hơn, thậm chí trả giá cao hơn, từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Các yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp bao gồm:

1.2.4.4 Năng lực đầu tư nghiên cứu và phát triển

Nghiên cứu và phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và ứng dụng những công nghệ mới kịp thời, để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường như: phát triển sản phẩm mới trước đối thủ cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất để giảm chi phí… Hoạt động này có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành đồng thời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc trưng của sản phẩm, nguồn nhân lực, nguồn vốn, sự trợ giúp của Chính phủ…Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược phát triển sản phẩm mới rất quan tâm đến hoạt động R&D, họ còn hợp tác với các cơ quan nghiên cứu như các trường đại học để đưa các công trình nghiên cứu mới vào sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Trang 35 - 38)