Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Trang 88 - 93)

3.4.1 Đối với Nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do ngày nay không tránh khỏi những thiếu thiếu xót trong khâu quản lý kinh tế và sự cạnh tranh không lành mạnh. Do đó tác giả xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

Nhà nước cần co một số chính sách khuyến khích đầu tư phát triển ngành sữa. Đầu tư mở rộng sản xuất đối với các nhà máy hiện có và đầu tư xây dựng các nhà máy mới. Củng cố hiện đại hóa các cơ sở chăn nuôi bò sữa. Nhà nước có quy hoạch, phát triển nguồn lực xây dựng và phát triển các nguồn nguyện liệu. Nhập giống bò sữa cho năng suất cao và lai tại giống, nhân giống để phát triển đàn bò sữa.

Về thị trường, yêu cầu các doanh nghiệp đăng kí mẫu mã, chất lượng sản phẩm theo qui định. Tuyên truyền cho người dân hiểu rõ lợi ích của sữa với sức khỏe của mình. Phối hợp với các ban ngành tổ chức thanh tra thường xuyên các đơn vị sản xuất kinh doanh. Có biện pháp xử lý nghiêm đối với các hàng hóa giả, nhập

lậu gây thiệt hại cho nhà sản xuât chân chính và người tiêu dùng. Tổ chức kiểm tra rà soát, hiệu chỉnh, bổ sung các văn bản quy định về quản lý chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến ngành sữa. Nghiên cứu các tiêu chuẩn về sữa, tiêu chuẩn được phép hành nghề sản xuất, kinh doanh sữa. Kiểm tra lại các cơ sở hành nghề xem có giấy phép hành nghề hay không, cơ sở đăng ký sản xuất phải có đăng ký chất lượng sản phẩm. Gắn chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao cấp giấy phép đăng ký hành nghề với nhiệm vụ kiểm tra thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn , chất lượng đã đăng ký. Kiên quyết rút giấy phép hành nghề với các cơ sở không đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn về sinh thực phẩm.

Về phát triển vùng chăn nuôi bò sữa: Tạo quĩ hỗ trợ phát triển nguồn nguyên liệu. Có chính sách cơ chế gắn với chế biến và tiêu thụ sữa với việc phát triển nguồn nguyên liệu sữa trong nước. Có các biện pháp cụ thể về kỹ thuật, tổ chức thu gom bảo quản sữa, hỗ trợ sản xuất cho người nông dân và cọi sản phẩm sữa là nguyên liệu hàng đầu.

Có những chính sách huy động nguồn vốn hỗ trợ một phần cho người chăn nuôi. Huy động tối đa nguồn vốn trong xã hội như các chương trình của Nhà nước, các quĩ tài trợ của nước ngoài...

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư. Đầu tư có trọng điểm cho các vùng chăn nuôi bò sữa phát triển như cho vay, bảo hiểm cho nông dân chăn nuôi bò sữa.

Khuyến khích cho phát triển một số ngành công nghiệp bổ trợ, như ngành sản xuất bao bì. Kích thích đầu tư phát triển ngành này sẽ tăng tính tự chủ, giảm chi phí của sản phẩm công nghiệp sữa trong nước.

Tổ chức định kỳ các buổi khám thú y, tiêm phòng cho bò. Đào tạo các cán bộ chăn nuôi, thú y, kiểm nghiệm sữa...

Các chính sách, nghị định do Nhà nước ban hanh cần phải ổn định, không thường xuyên thay đổi để tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh.

Cải thiện các thủ tục hải quan và thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nhập hàng hóa, nguyên vật liệu. Tổ chức các hội chợ hàng sản xuất tại Việt Nam để các doanh nghiệp có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình

Để khuyến khích phát triển ngành sữa, cần có những chính sách ưu đãi về thuế với các xí nghiệp mới đầu tư mở rộng, cải tạo, nâng câp. Giảm thuế nhập các máy móc, công nghệ chế biến và sản xuất sữa nhằm đổi mới máy móc thiết bị để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng tốt, năng suất cao, hạ giá thành.

3.4.2 Đối với ngành

Xây dựng các hệ thống và quy định kiểm tra tiêu chuẩn nguyên vật liệu, sản phẩm thực phẩm chế biến để làm cơ sở cho các cơ quan quản lý Nhà nước giám sát, thanh tra về chất lượng sản phẩm, an toàn cho người sử dụng. Có những trung tâm với thiết bị hiện đại, tiêu chuẩn để kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Hỗ trợ tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi về tín dụng. Cần cho nông dân vay vốn với số lượng lớn hơn, lãi suất thấp hơn và thời gian dài hơn mới có thể phát huy hiệu quả đồng vốn một cách thiết thực. Thông qua các tổ chức tín dụng như Hội phụ nữ, hiệp hội chăn nuôi, các hộ có nhu cầu vay vốn cho chăn nuôi làm đơn và các tổ chức xem xét. Hộ nào cho vay sẽ được đề nghị, tránh hiện tượng cho vay dàn trải dẫn đến không đủ kinh phí cho vay. Hoặc có thể giúp bằng cách cho các hộ mới tham gia mua chịu bò giống, khi nào có sản phẩm mới phải thanh toán.

Hỗ trợ về mặt kỹ thuật, có các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi bò như cách vắt sữa bò, thời gian khoảng cách giữa các lần vắt. Hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi những phương pháp chữa các bệnh thông thường của bò.

Tổ chức các cuộc hội thảo, thi đua trong ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt để nâng cao năng lực cạnh tranh. Có các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp như cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ trong việc tiếp cận những công nghệ sản xuất tiên tiến.

Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm ra thị trường thế giới. Hướng tới mục tiêu từ nhập nguyên liệu nước ngoài sang xuất khẩu thị trường sữa ra thế giới.

Thường niên có các cuộc gặp mặt giữa các cơ quan quản lý ngành và các doanh nghiệp trong ngành để các doanh nghiệp đưa ra những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở tầm vĩ mô. Từ đó, ngành sẽ giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn hay xin ý kiến chỉ đạo, biện pháp giải quyết từ cấp trên.

KẾT LUẬN

Để thành công tại một thời điểm nhất định đôi khi không khó bởi lẽ sự thành công đó có thể là do may mắn, do những thuận lợi về cơ chế, ưu thế nhất thời nào đó mang lại. Song muốn xây dựng một nền móng vững chắc lâu dài để có thể đương đầu với những khó khăn thách thức trên thương trường, để tận dụng và nắm bắt kịp thời những cơ hội do cơ chế mới đem lại thì vô cùng khó khăn. Thách thức lớn nhất của công ty Cổ phần Sữa Việt Nam là nguồn nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, máy móc còn phải nhập khẩu nhiều, hoạt động xuất khẩu còn thiếu chính sách quản lý đồng bộ… tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của công ty. Chính vì vậy để vượt qua thử thách để vươn tới thành công thì không có cách nào hữu hiệu hơn là nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Không những bản thân công ty nỗ lực không ngừng mà các Bộ ngành liên quan cùng Chính phủ cũng có những biện pháp, chính sách hỗ trợ thích đáng để công ty lên vị trí xứng đáng với tiềm năng phát triển của công ty.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Văn Cấp (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, báo Phát triển và hội nhập số 2 (12).

2. Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị chiến lược, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. 3. Hà Văn Hội (2010), Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, Nxb Bưu điện 4. Philip Kotler (2003), Quản trị marketing, Nxb Thống kê, Hà Nội.

5. Michael E. Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh (bản dịch), Nxb trẻ, Hà Nội. 6. Michael E. Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh (bản dịch), Nxb trẻ, Hà Nội. 7. P.Samuelson(2000),Kinh tế học,NXB Giáo dục

8. Bùi Xuân Phong, Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh – cơ sở quan trọng

để xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, báo

Thông tin khoa học kỹ thuật và kinh tế bưu điện số 3/2007.

9.Trần Thị Anh Thư (2012), Tăng cường năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ

chức thương mại thế giới, luận án tiến sỹ kinh tế - Viện nghiên cứu quản lý

kinh tế.

Tiếng Anh

10.J.David Hunger & Thomas L.Wheelen, Essential of Strategic Management, NXK Prentice Hall.

11.A.Rowwe & R.Mason & K.Dickel & R.Mockler, Strategic Management: A

methodological Approach, NXB Addtion - Wesley Publishing.

Các website tham khảo

12. www.cafef.vn

13.www.dairyvietnam.com 14. www.vinamilk.com.vn 15. www.tapchitaichinh.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Trang 88 - 93)