Phân tích năng lực cạnh tranh theo các yếu tố cấu thành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Trang 52 - 59)

2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Sữa Việt Nam trên

2.2.1Phân tích năng lực cạnh tranh theo các yếu tố cấu thành

2.2.1.1 Các yếu tố về nguồn lực

 Nguồn nhân lực

Vinamilk có đội ngũ quản lý hùng mạnh, nhiệt tình và giàu kinh nghiệm đã gắn bó với công ty từ khi công ty còn là doanh nghiệp 100 % vốn nhà nước. Nhờ sự dẫn dắt tận tình của đội ngũ quản lý này, Vinamilk đã có được nhiều thành công như hiện nay. Đặc biệt là chủ tịch Mai Kiều Liên có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành sữa và giữ vai trò chủ chốt trong công ty Vinamilk hiện nay. Các thành viên quản lý cao cấp có trung bình hơn 25 năm kinh nghiêm trong lĩnh vực sản xuất, phân phối và bán sản phẩm sữa.

Nhưng trong nguồn nhân lực của Vinamilk vẫn còn tồn tại một lượng nhân viên chưa có đủ trình độ và tay nghề do công ty tận dụng tuyển dụng những người dân gần nhà máy.

Tổng số lao động của công ty tính đến thời điểm này là hơn 5000 nhân viên. Cơ cấu lao động theo trình độ được thể hiện như sau:

Bảng 2.2. Cơ cấu lao động phân theo trình độ của Công ty

Số ngƣời Tỷ lệ (%)

Tổng số 5.545 100

-Đại học và trên đại học 2.130 38,4

-Trung cấp 520 9,4

-CN kỹ thuật 2.515 45,5 -Lao động phổ thông 380 6,7

(Nguồn: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam)

Yếu tố con người là sự quyết định thành công hay thất bại của công ty. Hơn nữa Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam là công ty về thực phẩm nên việc trang bị thiết bị hiện đại đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm nên công ty rất chú trọng khâu tuyển chọn và sử dụng nhân lực kỹ thuật trong quản lý và thực hành sản xuất. Để có

được đội ngũ lao động như hiện nay, nhiều năm qua Vinamilk đã chú trọng đến chất lượng đào tạo chuyên môn. Nhiều kỹ sư và công nhân được công ty cho đi đào tạo và đào tạo lại tại nước ngoài. Một trong những nguyên nhân thành công của Vinamilk trong phát triển sản xuất hiệu quả là do có cán bộ đội ngũ công nhân lành nghê, cán bộ kỹ thuật và quản lý vững vàng trong tiếp thu công nghệ tiên tiến và là chủ thiết bị hiện đại.

 Khả năng máy móc thiết bị, công nghệ thi công

Vấn đề chất lượng sữa luôn được công ty đặt lên hàng đầu. Vì vậy, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc, trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Tại Vinamilk tất cả các nhà máy thành viên đều được trang bị các dây chuyền sản xuất hiện đại của các công ty nổi tiếng của EU và Mỹ (như Tetrapak, APV…). Với sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ Vinamilk thường xuyên tổ chức các đợt đánh giá công nghệ ở từng thời kỳ. Hiện nay Vinamilk đã đạt đến trình độ tiên tiến hiện đại của thế giới về công nghệ lẫn trang thiết bị qua một số ví dụ sau đây:

- Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất sữa bột sấy phun từ công nghệ “ gõ” sang công nghệ “ thổi khí”.

- Đầu tư và đổi mới công nghệ sản xuất vỏ lon 2 mảnh.

- Thay đổi công nghê quản lý chất lượng sản phẩm theo đối tượng sản phẩm sang quản lý chất lượng theo hệ thống mang tính khoa học như: ISO - 9000 -2000, HACCP (phân tích mối nguy hai và kiểm soát điểm tới hạn).

Bảng 2.3. Bảng cân đối kế toán của công ty

(Đơn vị: tỷ đồng)

Tài sản 2011 2012 2013

A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 9.467 11.110 13.018

I. Tiền 3.156 1.252 2.745

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 736 3.909 4.167 III. Các khoản phải thu 2.169 2.246 2.728 IV. Hàng tồn kho 3.272 3.472 3.217 V. Tài sản lưu động khác 143 231 161

B.Tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn 6.115 8.587 9.856

I.Tài sản cố định 5.044 8.042 8.918 II.Bất động sản đầu tư 100 96 149 III.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 846 284 318 IV.Lợi thế thương mại 15 13 174 V.Các khoản phải thu dài hạn 1 VI.Tài sản dài hạn khác 110 152 296 Tổng cộng tài sản 15.582 19.697 22.874 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 3.105 4.204 5.307 Nợ ngắn hạn 2.946 4.115 4.956 Nợ dài hạn 159 89 351 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 12.477 15.493 17.567 Nguồn vốn 12.477 15.493 17.567 Nguồn kinh phí Tổng cộng nguồn vốn 15.582 19.697 22.874

(Nguồn: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam )

Từ bảng cân đối kế toán ta có thể thấy

thời của công ty cao.

Các khoản phải thu của công ty tăng 242 tỷ đồng (21,5%) cho thấy các khoản đi ứng cho người bán và các khoản phải thu khác tăng, gây ra tình trạng ứ đọng vốn cho doanh nghiệp.

Hàng tồn kho giảm 255 tỷ (7,92%) điều này phản ánh quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm.

Tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2013 với năm 2012 tăng 876 tỷ đồng (tăng 11%). Điều này cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty đã được tăng cường, quy mô về năng lực sản xuất cũng được mở rộng, thể hiện tình hình phát triển sản xuất của doanh nghiệp đang có chiều hướng tốt.

Các khoản đầu tư dài hạn năm 2013 so với năm 2012 tăng 34 tỷ đồng (12%), điều này tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho công ty

Các khoản phải thu dài hạn các năm trước không có, năm 2013 xuất hiện 1 tỷ đông cho thấy có thể do ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn, kéo theo sự khó khăn chung của các doanh nghiệp.

2.2.1.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Vinamilk có trên 200 mặt hàng đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng Vinamilk có danh mục sản phẩm đa dạng, với năm nhãn hiệu: Vinamilk (bao gồm sữa nước, sữa chua, kem), Vfresh (nước ép trái cây và sữa đậu nành), Dielac (sữa bột), Ridielac (bột dinh dưỡng) và sữa đặc, và đang tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng và biên lợi nhuận cao hơn. Do người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc sức khỏe, tôi nhận thấy Vinamilk đang chuyển dịch sang các sản phẩm với giá trị gia tăng cao hơn. Công ty đã tung ra thị trường sữa chua collagen, sữa uống chứa ADM và sữa bột được bổ sung thêm vi chất khác. VNM có sản phẩm cho khách hàng thuộc tất cả các mức thu nhập, với hương vị và kích thước bao bì sản phẩm đa dạng.

Doanh thu của Vinamilk theo phân khúc sản phẩm 29 24 21 18 27 31 32 35 29 27 29 28 132 153 162 163 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 2013 Các sản phẩm khác Sữa chua Sữa bột Sữa tươi Sữa đặc

Biểu đồ 2.1. Doanh thu của Vinamilk theo phân khúc sản phẩm

(Nguồn: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam) 2.2.1.3 Khả năng liên kết với doanh nghiệp khác và hội nhập quốc tế

Từ những năm 1988, để tạo ra nguồn ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu và thiết bị, bà Mai Kiều Liên (khi đó là Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh) đã mạnh dạn đưa ra hình thức liên kết đổi sản phẩm với những công ty trong nước. Theo bà, thay vì đối đầu, Vinamilk nên chủ động liên doanh với các đối tác nước ngoài để tận dụng điểm mạnh của họ cho sự phát triển của công ty, đây là hệ thống phân phối toàn thế giới, chiến lược Marketing toàn cầu…của các tập đoàn lớn. Với các nhà cung cấp nguyên liệu cho sản phẩm của mình như Fonterra (tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa), Hoogwegt International (cung cấp sữa bột cho nhà sản xuất và người tiêu dùng ở châu Âu), Tetra Pak Indochina (cung cấp bìa đóng gói và máy đóng gói), Vinamilk có mục tiêu xây dựng phát triển lâu dài và bền vững với các nhà cung cấp nhằm đảm bảo cho mình nguồn nguyên liệu thô ổn định

Ngày 1/3/2011, tại Zurich, Thụy sỹ, Vinamilk đã ký kết hợp tác quốc tế với tập đoàn DSM, công ty Lonza, Thụy sỹ và tập đoàn Chr.Hansen, Đan Mạch về nghiên cứu và ứng dụng khoa học dinh dưỡng để phát triển sản phẩm dinh dưỡng đặc thù cho trẻ em. Việc hợp tác này với giúp các bên mở rộng mối quan hệ hợp tác

hơn nữa, đặc biệt là tập trung ở năm nội dung chính: tăng cường hợp tác trao đổi thông tin; hợp tác nghiên cứu và phát triến sản phẩm mới; đánh giá lâm sàng và hiệu quả sản phẩm; hỗ trợ xây dựng phòng lab kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm; đào tạo, huấn luyện đội ngũ chuyên nghiên cứu và phát triển sản phẩm; sử dụng bản quyền thương hiệu.

Các hoạt động quan hệ và hợp tác luôn được Vinamilk tăng cường và mở rộng, liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm đem lại hiệu quả trong kinh doanh cho công ty.

2.2.1.4 Năng suất sản xuất kinh doanh

Với sự đầu tư về trang thiết bị và công nghệ đạt trình độ tiên tiến trên thế giới, năng lực sản xuất của Công ty Vinamilk chiếm tới 80% tổng năng lực sản xuất của toàn ngành. Năng lực sản xuât hàng năm phân theo ngành hàng của Công ty Vinamilk .Công suất của VNM tăng đều với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm từ 2007 đến 2012 đạt 19,5%, tổng công suất năm 2012 đạt 1,1 triệu tấn và dự kiến đạt 1,6 triệu tấn năm 2013. Năm 2011, công suất tăng 38,5% cùng với sự khánh thành của Nhà máy sữa Tiên Sơn, chuyên sản xuất sữa đặc, sữa chua và sữa nước. Công suất tăng lên 1,1 triệu tấn khi Nhà máy sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động năm 2012, góp phần cung cấp sữa nước và sữa chua cho thị trường miền Trung. Với Nhà máy sữa Đà Nẵng, Vinamilk là công ty sữa đầu tiên đặt nhà máy sản xuất tại miền Trung. Nhà máy này sẽ giúp việc phân phối hiệu quả hơn và vị thế của Vinamilk vững chắc hơn tại các thành phố miền Trung đang phát triển Từ trước đến nay, Vinamilk luôn vận hành ở mức 70% công suất. Do gần đây công suất tăng đáng kể, dự kiến công ty sẽ hoạt động dưới 60% công suất và tỷ lệ này sẽ được cải thiện. Với công suất 1,6 triệu tấn hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu hoạt động của VNM

2.2.1.5 Các hoạt động Marketing

Công ty đã xây dựng các chiến lược về sản phẩm, về giá, chiến lược xúc tiến Mar, chiến lược phân phối, phân khúc thị trường

Chiến lược về sản phẩm: Theo Michael Porter khách hàng có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty ở chỗ gây sức ép giảm giá, giảm khối lượng

hàng mua, yêu cầu chất lượng sản phẩm phải tốt hơn với cùng một mức giá vì vậy Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cần phải đáp ứng những yêu cầu đó nếu muốn chiến thắng trong cạnh tranh. Công ty phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một lượng lớn khách hàng tiêu thụ, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn công ty. Với bốn dòng sản phẩm chủ yếu là: sữa đặc, sữa nước, sữa bột và sữa chua, công ty chú trọng đến cung cấp đầy đủ các Vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của cả gia đình. Tinh khiết từ thiên nhiên, những điều tốt lành đến với người tiêu dùng mỗi ngày một cách dễ dàng và đơn giản. Ví dụ như các sản phẩm sữa bột mà công ty đang hướng tới là tăng trưởng chiều cao, cân nặng như Dielac dành cho trẻ em thì giờ có chiến dịch quảng bá thêm tính tăng mới của sản phẩm về DHA giúp cho trẻ thông minh hơn. Vinamilk liên tục giới thiệu ra thị trường các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng: sữa chua giàu vitamin A&E đẹp da, sữa bột cho người tiểu đường, sữa giảm cân…

Chính sách giá: Trong sản xuất để sản phẩm có mức giá cạnh tranh nhất thì doan nghiệp cẩn phải tự chủ được nguồn nguyên liệu của mình. Vinamilk đã thu mua 80% lượng sữa tươi trong nước, đã hoàn toàn làm chủ về nguyên liệu để chế biến sữa chua và các sản phẩm khác. Thế nhưng với tốc độ tăng trưởng như hiện này thì lượng sữa trong nước có phần không đáp ứng được sản xuất. Vinamilk đã áp dung một số chính sách giá như chính sách đắt tiền hơn để có chất lượng tốt hơn với các sản phẩm có giá trị được định vị trong tâm trí người tiêu dùng. Sản phẩm có giá trị định vị thấp thì sử dụng chính sách giữ nguyên giá nhưng chất lượng cao hơn.

Trong chiến lược xúc tiến hỗn hợp, quảng cáo được đánh giá là một phương sách để duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường.Đối với khách hàng, quảng bá rộng rãi sản phẩm của mình tới người tiêu dùng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, internet, poster…. Các hình thức quảng cáo thường xuyên được thay đổi và về nội dung lẫn hình thức để lôi kéo sự chú ý của khách hàng. Thực hiện các chương trình khuyến mãi lớn dành cho khách hàng: tăng thể tích mà không thay đổi giá, tặng kèm đổ chơi trẻ em, tặng quà khách hàng thân thiết. Công ty có đội

ngũ PR rất rốt và giàu kinh nghiệm. Công ty còn trích một khoản tiền của mình cho các hoạt động từ thiện hàng năm.

Chiến lược phân phối, vinamilk có những chính sách ưu đãi đối với các đại lý để họ trở thành khách hàng trung thành và thân thiết của mình. Nhưng trong trường hợp vị phạm hợp đồng, công ty kiên quyết cắt bỏ hợp đồng để làm nghiêm cho các đại lý khác. Hệ thống đại lý của Vinamilk được chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 là các sản phẩm về sữa có sữa đặc, sữa bột… điều kiện thiết yếu để được làm đại lý cho nhóm sản phẩm này là phai giữ cam kết không bán bất kỳ một sản phẩm sữa nào khác. Nhóm 2 là nhóm sản phẩm kem, sữa tươi, sữa chua…Công ty chủ trương mở rộng rãi và không hạn chế ngặt nghèo về các điều kiện địa lý vì đây là mặt hàng tính cạnh tranh không lớn, không phải là mặt hàng chiến lược của công ty nên càng mở rộng được hệ thống phân phối thì sản phẩm càng phổ biến.

Chiến lược phân khúc thị trường: Sản phẩm của Vinamilk ngày càng đa dạng và phong phú, công ty đã xây dựng được thương hiệu tốt trên thị trường, mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp trên cả nước. Hơn nữa thu nhập của người dân ngày càng cao, nhu cầu sức khỏe ngày một tăng lên nên đây là cơ hội tốt để Vinamilk phát huy được sức mạnh của mình, mang đến cho khách hàng những sản phẩm phù hợp với từng đối tượng, từng lứa tuổi khác nhau.

2.2.1.6 Văn hóa doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam là một công ty có nền văn hóa doanh nghiệp mạnh. Nền văn hóa này được hình thành từ rất sớm và có nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty, Với việc tạo cho riêng mình một nền văn hóa doanh nghiêp, công ty đã khẳng định được thương hiệu không những trong và ngoài nước. Đồng thời Vinamilk cũng đang nỗ lực thu hút nhiều nhân tài, họ chính là những thành viên năng động, sáng tạo và hết lòng phục vụ vì mục đích chung của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Trang 52 - 59)