2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Sữa Việt Nam trên
2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần
phần Sữa Việt Nam
2.2.3.1 Pháp luật, chính sách của Nhà nước
Các quy chế, chính sách của Nhà nước là yếu tố quan trọng trong xác lập môi trường kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động, có thể tạo ra các cơ hội hoặc nguy
cơ đối với doanh nghiệp. Tại Việt Nam tình hình chính trị ổn định có ý nghĩa quyết định trong việc tăng thu nhập của người dân, làm tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Từ sau thời kỳ đổi mới, Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1992, và với Hoa kỳ 1995, gia nhập khối ASEAN năm 1995. Việt Nm đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia. Bước ngoặt quan trọng phải kể đến là 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO.
Những điều này tác động không hề nhỏ đến sự mở rộng thị trường, cũng như thu hút các nhà đầu tư, tăng doanh thu, tiếp cận các công nghệ tiên tiến, dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao năng suất của Vinamilk. Tuy nhiên, điều này cũng mang lại những thách thức khi phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các công ty nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam. Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Quốc hội đã ban hành và tiếp tục hoàn thiện các bộ luật. Một thể chế chính trị ổn định, luật pháp rõ ràng sẽ là cơ sở đảm bảo thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả, lành mạnh. Điều này giúp Vinamilk giới hạn được hành lang pháp lý, từ đó đưa ra các quyết định thích hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Thêm vào đó, các chính sách khuyến khích của Nhà nước cũng có ý nghĩa rất tích cực đến công ty. Đặc biệt là các chính sách ưu đãi về thuế. Ngành sản xuất về sữa được những ưu đãi trong luật khuyến khích đầu tư trong nước về thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị. Ví dụ như chính sách ưu đãi với người chăn nuôi bò sữa. Trong 3 năm đầu nuôi bò, nhà nước hỗ trợ thuế sử dụng đất, miễn thu thủy lợi phí trên diện tích trồng cỏ cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân chăn nuôi bò sữa. Điều nay như một khích lệ tinh thần, tạo điều kiện cho công ty cố gắng hơn nữa.
2.2.3.2 Yếu tố về giá
Giá cả là nhân tố quyết định trong lợi thế cạnh tranh. Giá biến động nhanh có thể là cơ hội mà cũng có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp. Vì vậy cần phải có chính sách giá cả phù hợp cũng như giải quyết tốt vấn đề định giá và điều chỉnh giá trong doanh nghiệp. Ngay từ khi hoạt động Vinamilk đã xác định khách hàng mục tiêu của mình là tầng lớp bình dân và trung lưu. Chính vì thế khi xây dựng giá cho các sản phẩm Vinamilk dựa trên thu nhập của đối tượng khách hàng mục tiêu. Trên thực
tế ta thấy rằng các sản phẩm của Vinamilk so với các sản phẩm cùng loại của các hãng sữa khác đều rẻ hơn.
Ví dụ: Giá của 1 hộp sữa Dielac Alpha 123 của Vinamilk loại 900gram có giá 196.000 đồng, trong khi 1 hộp Similac Gain Plus Eye-Q cùng loại lại có giá lên tới 470.000 đồng. Hay như loại sữa dành cho trẻ biếng ăn hiệu PediaSure của Abbott có giá 554.000 đồng/hộp (900gram), trong khi sản phẩm cùng chức năng , cùng trọng lượng của Vinamilk giá chỉ khoảng 338.000 đồng/hộp.
2.2.3.3 Sản phẩm và cơ cấu
Hiện nay nhu cầu của người dân về các sản phẩm thực phẩm ngày càng phong phú và đa dạng. Người tiêu dùng không chỉ yêu cầu sản phẩm có chất lượng tốt giá cả hợp lý mà có thêm một số yêu cầu khác như không có cholesterol cho người cao tuổi, bị bệnh tim, hay phải có thêm thành phần canxi cho những phụ nữ trung niên và người mắc bệnh loãng xương. Nắm bắt được xu thế thị trường, Vinamilk đã có những chính sách đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của tất cả các đối tượng từ trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn tuổi.
Từ ban đầu hình thành Vinamilk chỉ có dòng sản phẩm sữa đặc có đường đến nay đã có các sản phẩm sữa tươi, kem, sữa chua, sữa bột, bột dinh dưỡng…Về sữa chua có sữa chua thanh trùng , tiệt trùng, sữa chua ăn, uống, sữa chua mem sống. Sữa bột Dielac có các sản phẩm dành cho bà mẹ, dành cho trẻ em. Nước trái cây V-fresh có nước trái cây sữa, trà, nước nha đam, nước mơ ngâm. Nước chanh muối, nước uống đóng chai. Sản phẩm sữa đặc truyền thống và đa dạng của Vinamil gồm có sữa ông thọ, sữa ngôi sao phương nam. Dòng sữa đậu nành cung cấp chất dinh dưỡng và lượng đạm cao cơ thể, bao gồm sữa đậu nành GoldSoy, GoldSoyCaD, Vfresh.
Có thể nói trong những năm gần đây Vinamilk tiếp tục đổi mới và tăng cường đa dạnh hóa sản phẩm, đổi mới liên tục không những đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, mà còn tạo nhu cầu của người tiêu dùng.
2.2.3.4 Chất lượng sản phẩm
Công ty Vinamilk nhập khẩu những nguyên liệu từ các hãng sữa nước ngoài. Công nghệ, quy trình sản xuất đóng gói đều trên các thiết bị hiện đại của Châu Âu, nên chất lượng sản phẩm của Vinamilk hoàn toàn đảm bảo. Lấy ví dụ cho sản phẩm sữa bò tươi:
Sữa bò tươi là một sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đặc biệt, đòi hỏi phương pháp thu mua cũng phải đặc biệt để đáp ứng cho việc bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại các trang trại chăn nuôi, sữa bò nguyên liệu sau khi vắt ra luôn được nhanh chóng đưa đến hệ thống bảo quản lạnh trong vòng một giờ. Sau đó, để đánh giá chất lượng sữa, Vinamilk áp dụng đánh giá dựa trên ba chỉ tiêu chính là tỷ lệ chất khô, béo, vi sinh. Riêng đối với sữa có tồn dư kháng sinh sẽ không thu mua nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
Sữa tươi từ hộ chăn nuôi bò sữa sau khi vắt được nhanh chóng đưa đến các trạm trung chuyển sữa tươi nguyên liệu (trạm trung chuyển). Tại trạm trung chuyển, cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm của nhà máy sẽ tiến hành các thử nghiệm phân tích độ tủa (bằng cồn chuẩn 75 độ), cảm quan mùi vị, chỉ tiêu vi sinh (theo dõi bằng thời gian mất màu xanh metylen), lên men lactic (để phát hiện dư lượng kháng sinh). Các thử nghiệm này được thực hiện đều đặn vào mỗi lần thu mua sữa sáng và chiều. Sữa đạt yêu cầu sẽ được lấy mẫu và cho vào bồn bảo quản lạnh tại trạm trung chuyển. Sau đó các mẫu sữa này được mã hóa bằng ký hiệu và được niệm phong trước khi chuyển về phòng thí nghiệm của nhà máy để phân tích các chỉ tiêu chất khô, tỷ lệ béo, độ đạm, độ đường (nhằm phát hiện các trường hợp hộ pha đường vào trong sữa), điểm đóng băng (nhằm phát hiện các trường hợp hộ dân pha nước vào trong sữa). Việc kiểm tra mẫu tại trạm trung chuyển và việc lấy mẫu gửi về nhà máy được tiến hành trước sự chứng kiến của các hộ dân giao sữa.
Các phân tích trên được thực hiện trên hệ thống máy tự động và theo xác suất ít nhất một lần trong vòng bảy ngày. Như vậy, một hộ nông dân giao sữa trong một tuần sẽ được lấy tất cả là 14 mẫu sữa (bảy mẫu sữa buổi sáng và bảy mẫu buổi chiều) và được chọn ngẫu nhiên hai mẫu sữa của cùng một ngày (sáng chiều) để phân tích đánh giá chất khô, béo và làm cơ sở cho việc thanh toán tiền sữa trong tuần. Ngày phân tích mẫu là hoàn toàn bảo mật nhằm tránh các tác động bên ngoài làm thay đổi chất lượng thật của sữa tươi nguyên liệu. Với việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại, Vinamilk có thể phát hiện và ngăn chặn hầu hết các trường hợp pha thêm chất lạ vào sữa (nếu có).
Sau khi sữa bò tươi nguyên liệu đã được làm lạnh xuống nhỏ hơn hoặc bằng 4 độ C, sữa sẽ được các xe bồn chuyên dụng tới để tiếp nhận và vận chuyển về nhà
máy. Các trạm trung chuyển phải cử đại diện áp tải theo xe nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn về số lượng và chất lượng sữa trong quá trình vận chuyển. Xe bồn chuyên dụng phải được kiểm tra định kỳ và đột xuất, luôn đảm bảo điều kiện để khi vận chuyển sữa về nhà máy, nhiệt độ sữa nhỏ hơn 6 độ C. Khi xe về nhà máy, nhân viên QA của nhà máy lấy mẫu, tiến hành các kiểm tra chất lượng: đun sôi để đại diện trạm trung chuyển uống cảm quan 200 ml; thử cồn; lên men lactic, kháng sinh, độ acid, độ khô, độ béo... nếu sữa đủ điều kiện tiếp nhận mới được cân và bơm vào bồn chứa. Bà Nguyễn Thị Như Hằng, Giám đốc Điều hành Khối phát triển vùng nguyên liệu của Vinamilk, cho biết, các tiêu chuẩn về chất lượng của Vinamilk đề ra rất khắt khe nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm cao nhất cho người tiêu dùng. Đồng thời Vinamilk cùng sát cánh với các hộ nuôi, giúp cho họ luôn đạt được tiêu chuẩn.
2.2.3.5 Phân phối
Vinamilk có ba kênh phân phối chính hoạt động
Kênh thứ nhất là qua các siêu thị như Big C, Metro…Các siêu thị này đặt hàng trực tiếp với đại diện chi nhánh của Vinamilk
Kênh thứ hai là kênh key accounts, kênh này bao gồm các nhà hàng, trường học…Các đơn vị này cũng đặt hàng trực tiếp với đại diện chi nhánh của Vinamilk với số lượng lớn.
Kênh thứ ba là kênh được cho là truyền thống. Bản chất của kênh này là Vinamilk quản lý các nhà phân phối của mình thông qua việc ký kết các hợp đồng với các điều khoản ràng buộc. Các nhà phân phối được đặt trên khắp cả nước, theo bản đồ mạng lưới phân phối của Vinamilk. Theo bản đồ này thì thị trường của Việt Nam được chia ra 3 vùng chính: miền Bắc, miền Duyên hải, miền Nam. Tại mỗi vùng số lượng các nhà phân phối lại được đặt khác nhau tùy theo vị trí địa lý và quy mô khách hàng.
Ngoài ra công ty còn kết hợp với viện dinh dưỡng triển khai chương trình phòng chống suy dinh dưỡng để giới thiệ sản phẩm đến các huyện, xã; tặng sữa tươi cho trẻ em vùng cao.
2.2.3.6 Hoạt động xúc tiến bán hàng, công tác PR
Công ty Vinamilk đã xây dựng nhiều chương trình tư vấn dinh dưỡng cho khách hàng, hoàn thành các chuyên để giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe bà mẹ
mang thai và trẻ em trên truyền hình, khám sức khỏe cho học sinh ở nhiều tỉnh thành; cấp phát sữa miễn phí cho các em suy dinh dưỡng độ 2. Tham gia hầu hết các đợt cứu trợ đồng bào bị thiên tai một cách tích cực. Thực hiện nhiều hoạt động vì lợi ích cộng đồng, liên tiếp tài trợ cho quỹ học bổng “ Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ” đây là hoạt động nhằm khuyến khích tạo điều kiện cho các em phấn đấu trở thành nhân tài phục vụ đất nước. ngoài ra vinamilk còn nhận phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây các căn nhà tình thương, tình nghĩa.