Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Trang 81 - 82)

3.3 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Sữa

3.3.1Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Như ta đã biết nhân tố con người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp. Tài sản lớn nhất của công ty là chất xám là ý tưởng của con người. Việc phát triển nhân tố nguồn lực có ý nghĩa then chốt. Trong điều kiện nên kinh tế cạnh tranh hết sức gay gắt, cần có chiến lược xây dựng nguồn nhân lực, vì có sử dụng được nguồn nhân lực thì mới xác định được qui mô phát triển sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong định hướng phát triển và xây dựng của mình công ty cần tạo ra một nguồn nhân lực có chất lượng cao phù hợp với lĩnh vực sản xuất của mình. Tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

Sàng lọc đội ngũ cán bộ công nhân viên cao tuổi, sức khỏe kém, trình độ lạc hậu để cho nghỉ chế độ hoặc bố trí sang công việc khác phù hợp hơn. Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình phát triển công ty nhằm gia tăng về

chất. Sắp xếp lại các phòng ban, tinh giản gọn nhẹ năng động và hiều quả, xây dựng một quy chế làm việc rõ ràng, nghiêm khác, thưởng phạt rõ ràng để nâng cao tác phong làm việc của người lao động.

Tổ chức hàng năm các cuộc kiểm tra sát hạch trình độ của đội ngũ cán bộ. Mở các khóa đào tạo nâng cao tay nghề. Kiểm tra kiến thức tay nghề trước và sau khi được đào tạo. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý cũng cần nên quan tâm và đầu tư thích đáng. Để phát huy điều này công ty cần chú trọng vào việc tìm và bồi dưỡng những cán bộ trẻ có tài, năng động, thích nghi, phản ứng nhanh với thời cuộc.

Có chính sách khen thưởng rõ ràng. Tạo động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên. Các chính sách này cần được lượng hóa bằng thành tích, con số cụ thể mang lại lợi ích hoặc thiệt hại gì cho công ty.Đảm bảo chính sách lương thưởng cho người lao động. Ngoài thu nhập ra còn có các khoản theo phần trăm lợi nhuận của công ty để tạo động lực cho người lao động làm việc.

Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để người lao động tham gia các khóa đào tạo trong và ngoại nước để nâng cao tay nghề, kiến thức chuyên môn.

Công ty nên thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn cho các đơn vị thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên, vệ sinh phòng bệnh, an toàn lao động. Ngoài đời sống vật chất, luôn chú ý đến tinh thần làm việc của người lao động. Tâm tư, nguyện vọng họ muốn gì. Xây dựng một môi trường làm việc hòa hợp, thoái mái và năng động. Một nền văn hóa doanh nghiệp phù hợp với ngành. Từ đó sẽ thúc đẩy được năng lực làm việc, phát huy tính sáng tạo của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Trang 81 - 82)