sóc, lo lắng khi người thân bị ốm đau… Nghĩa là các qui tắc ứng xử “bên ngoài” do động cơ chơi đã trở thành các qui tắc ứng xử “bên trong” của trẻ như cảm thông, chia sẻ, quan tâm, thật thà, dũng cảm, lòng nhân ái, mạnh dạn, tự tin…
1.2.3. Hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ thông qua trò chơi đóng kịch đóng kịch
1.2.3.1. Vai trò của trò chơi đóng kịch đối với việc hình thành TQGT có VH cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Trò chơi đóng kịch là một trong những con đường giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm văn học một cách hiệu quả nhất. Bởi lẽ, trẻ không chỉ được nghe kể, nghe đọc, phân tích về tác phẩm, về các nhân vật trong tác phẩm mà còn được trải nghiệm thành các nhân vật trong truyện. Từ đó bồi dưỡng tình cảm hướng thiện, yêu cái đẹp, khinh ghét cái đẹp, rèn kĩ năng giao tiếp cho trẻ…Đặc biệt trong quá trình chơi, trẻ nhập vai và phản ánh tính cách nhân vật bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ…qua đó mà ngôn ngữ nói chung, ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ được phát triển, các chức năng như ngôn ngữ, trí nhớ… ngày càng được hình thành ngày một tốt hơn.
Trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học là một nội dung của hoạt động vui chơi trong trường mầm non. Nó không chỉ đơn thuần là trò chơi mà còn là hoạt động mang tính chất nghệ thuật và ngược lại nó không chỉ là hoạt động nghệ thuật mà còn là trò chơi. Hai yếu tố này được kết hợp chặt chẽ trong nội dung cũng như trong quá trình tổ chức vui chơi. Trong trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học trẻ không chỉ biến mình thành người lớn mà còn phải “hóa thân” thành các nhân vật với nội tâm phong phú, phức tạp với những tính cách cá biệt, với những hành đông vừa thực tế, vừa kì ảo… Để đóng được vai này trẻ phải trải qua quá trình lao động nghệ thuật gần giống như người nghệ sĩ. Kết quả của trò chơi đóng có một ý nghĩa rất quan trọng nó giúp trẻ tích lũy được kinh nghiệm sống qua trải nghiệm các nhân vật trong tác phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngôn ngữ và sự phát triển xúc cảm, tình cảm, tình cảm thẩm mĩ ở trẻ. Qua trò chơi đóng kịch trẻ lĩnh hội được ngôn ngữ và
27
hình ảnh, học được cách nói rõ ràng, cách giao tiếp có văn hóa, hoàn thiện mình hơn về đạo đức cho trẻ. Trong quá trình chơi, trẻ nhập vai và phản ánh tính cách nhân vật trong tác phẩm bằng cử chỉ, điệu bộ, lời nói… dần dần hình thành ngôn ngữ nói cho trẻ khá tốt.
Bằng trí tưởng tượng sáng tạo cao, bằng tâm hồn nghệ sỹ của mình trẻ tái hiện lại những hình tượng, những nhân vật điển hình trong một tác phẩm có sẵn. Tất nhiên các tác phẩm văn học đã được chuyển thể thành kịch bản có thể là câu chuyện cổ tích, câu chuyện ngụ ngôn, một bài thơ… có nội dung phù hợp với trẻ. Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, nhân loại đã tích lũy một kho tàng phong phú những công cụ giao tiếp từ đơn giản đến phức tạp, những quy tắc ứng xử, xã giao trong đời sống hàng ngày cũng như trong nghi lễ. Đó là văn hóa giao tiếp của một cộng đồng hay xã hội. Mỗi cá nhân lớn lên, muốn tồn tại và phát triển phải nắm được những công cụ, quy tắc ấy, hay nói cách khác – phải hiểu được “ngôn ngữ” giao tiếp của cộng đồng. Mức độ nắm bắt và sử dụng thành những công cụ và quy tắc giúp phản ánh trình độ văn hóa giao tiếp hay tính chất văn hóa trong hành động giao tiếp của mỗi cá nhân.
- Trò chơi đóng kịch là hình thức đặc biệt giúp trẻ nhập vai thành nhân vật trong tác phẩm văn học.
Bằng hình tượng và ngôn ngữ văn học, tác phẩm văn học làm nảy sinh trong tâm hồn trẻ thơ tình cảm sâu sắc, những rung động mãnh liệt đối với con người và cuộc sống xung quanh. Trẻ mẫu giáo rất ưa những tác phẩm văn học, trẻ thích được nghe những câu chuyện, những bài ca dao có vần điệu. Xuất phát từ những đặc điểm của trò chơi là mô tả, tái hiện những hình ảnh của nhân vật, những sự kiện trong tác phẩm cho nên đây cũng chính là diễn biến của trò chơi sáng tạo. Tuy nhiên quá trình hoạt động này đò hỏi ở trẻ phải phát huy cao độ các chức năng tâm lí, tư duy tưởng tượng, xúc cảm tình cảm. Ngoài ra trẻ còn được hóa thân vào các vai chơi để thể hiện tinh thần của tác phẩm mà mình yêu thích.
- Trò chơi đóng kịch còn mang đến cho trẻ một khoảng không rộng lớn để thể hiện óc sáng tạo của mình, được giao lưu với xã hội rộng lớn. Từ đó trẻ
28
tích lũy được vốn kiến thức phong phú, đa dạng góp phần hình thành thói quen giao tiếp một cách có văn hóa.
- Trò chơi đóng kịch có vai trò hết sức to lớn trong việc thỏa mãn nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ. Giúp trẻ tích cực hoạt động để phát triển một cách toàn diện. Trong suốt quá trình chơi, đòi hỏi trẻ phải huy động các chức năng tâm lí như: Ngôn ngữ, trí nhớ, óc tưởng tượng, tư duy… để thể hiện tính cách nhân vật. Do vậy mà ngoài sự hình thành thói quen về kĩ năng giao tiếp cho trẻ mà cảm xúc của trẻ cũng được phát triển.
1.2.3.3. Biện pháp hình thành TQGTCVH cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua TCĐK
* Khái niệm biện pháp:
- Theo Từ điển Tiếng Việt năm 1992 của Viện khoa học xã hội Việt Nam thì biện pháp có nghĩa là: Cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
- Biện pháp là cách thức tiến hành giải quyết một vấn đề cụ thể hay hướng giải quyết từng phần một nhiệm vụ nào đó.
- Biện pháp giáo dục là những tác động riêng biệt của người giáo viên trong mỗi phương pháp giáo dục cụ thể.
*Biện pháp hình thành TQGT có VH cho trẻ thông qua trò chơi đóng kịch
Lứa tuổi mầm non là thời kì phát triển mạnh mẽ nhất của cuộc đời mỗi con người. Để đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi đứa trẻ thì người lớn đặc biệt là giáo viên mầm non cần tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tham gia các hoạt động cơ bản phù hợp với trẻ. Trong quá trình tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động cần xác định mục tiêu, yêu cầu của hoạt động đó với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Từ các hoạt động đem đến cho trẻ kiến thức, hình thành những nhân cách phẩm chất đặc biệt là: chuẩn mực văn hóa, những TQGT có VH được thể hiện trên các hoạt động hàng ngay của trẻ thông qua các hoạt động. Đặc biệt giáo viên cần đặt ra những câu hỏi đàm thoại với trẻ, các hoạt động được xây dựng trên sự sáng tạo của giáo viên, thông qua đó hình thành TQGT có VH từ dễ đến khó và những sự việc gần gũi với cuộc sống của trẻ.
29
Trong những lớp mầm non chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ được sắp xếp theo một thứ tự nhất định, nhằm điều hòa hợp lí giữa hoạt động nghỉ ngơi đảm bảo trạng thái cân bằng sảng khoái của trẻ. Thực hiện tốt các chế độ sinh hoạt sẽ tạo thói quen điều chỉnh hành vi cho phù hợp với tập thể, tính tổ chức, tính tự giác và độc lập của trẻ. Đặc biệt trong TCĐK góp phần phát triển trí tuệ, tính độc lập, sáng tạo và tính tích cực của cá nhân. Có tác động trực tiếp đến phát triển ngôn ngữ, trong quá trình đóng kịch các nhân vật đàm thoại với nhau nó sẽ phát triển ngôn ngữ độc thoại, tạo cho trẻ có một khoảng không gian rộng lớn về mặt sáng tạo, nên trẻ cần phải có ngôn ngữ biểu cảm mạch lạc, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ cũng được phát triển.
Ở trẻ mẫu giáo nhu cầu giao tiếp rất lớn, trong giao tiếp trẻ sử dụng ngôn ngữ của mình để trình bày ý nghĩa biểu cảm của mình với mọi người xung quanh. Đây cũng là giai đoạn phát cảm của trẻ, đối với việc học ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo trong thời kì này trẻ được lĩnh hội ngôn ngữ thông qua rất nhiều các hoạt động đặc biệt là TCĐK hàng ngày của trẻ. Chính vì vậy tạo điều kiện cho trẻ được phát triển ngôn ngữ thông qua việc được nghe, kể, diễn đạt lời nói và được hóa thân vào các nhân vật trong câu chuyện là một việc làm rất cần thiết.
Các biểu hiện cụ thể của TQGT có VH:
+ Ứng xử lịch sự, lễ phép: Chào hỏi khi gặp người khác, cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, cử chỉ thân mật, lễ phép trong giao tiếp…
+ Biểu đạt nhu cầu với người khác: Biết đề nghị khi muốn người khác giúp đỡ, biết thể hiện nu cầu của cá nhân với người khác bằng lời nói, biết bày tỏ ý muốn giúp đỡ người khác…
+ Tôn trọng trong giao tiếp: Chấp nhận ý kiến của bạn, chấp nhận sở thích của bạn và người khác, tuân thủ những quy định của tập thể và cộng đồng…
+ Thể hiện sự cảm thông: Trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ người khác, quan tâm, chăm sóc những người cần giúp đỡ…
- Biện pháp hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa thông qua TCĐK là những cách thức mà giáo viên tiến hành khi tổ chức trò chơi đóng kịch cho
30
trẻ nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành và rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa một cách tốt nhất cho trẻ. Tạo điều kiện cho trẻ dần hình thành bản thân ngày một hoàn thiện hơn đầu tiên là qua cách ứng xử.