Nhóm trẻ lớp 5 tuổi A1 và 5 tuổi A2 trường mầm non Hùng Vương

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 56 - 57)

Thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú thọ. Trẻ được lựa chọn theo nguyên tác ngẫu nhiên chọn nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng ở hai lớp:

+ 20 trẻ lớp 5TA1: Lớp đối chứng + 20 trẻ lớp 5TA2: Lớp thử nghiệm.

3.3. Phạm vi thử nghiệm

Chúng tôi tiến hành thử nghiệm tại lớp 5 tuổi A1 và 5 tuổi A2 trường mầm non Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ.

Thời gian thử nghiệm 7 tuần từ ngày 15/02/2016 đến ngày 01/04/2016.

3.4. Điều kiện tiến hành thử nghiệm

- Nhìn chung trẻ ở hai nhóm thử nghiệm và đối chứng tương đối đồng đều. Hầu như nhóm trẻ này đã được trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết. Với nhóm đối chứng thì hình thức và phương pháp tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ vẫn được diễn ra hằng ngày, giáo viên tổ chức không thay đổi thực trạng trong lớp đối với nhóm thử nghiệm.

- Về giáo viên trực tiếp giảng dạy các nhóm trẻ là người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm với nghề và luôn học học, tìm hiểu những phương pháp mới để có thể giáo dục trẻ một cách tốt nhất.

- Điều kiện cơ sở vật chất của trường học, đồ dùng học tập, đồ chơi ở nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm là như nhau.

57

Chúng tôi tiến hành thử nghiệm với việc áp dụng 7 biện pháp hình thành TQGT có VH cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch đã đề xuất ở chương 2 với các nội dung như sau:

- Hoạt động góc: Góc chơi đóng kịch (dựa theo một số câu chuyện) + Tuần 1: Gà cánh tiên, Cây tre trăm đốt

+ Tuần 2: Hai người bạn + Tuần 3: Tấm cám

- Tiết học: Làm quen với tác phẩm văn học (dạng tiết tấu cho trẻ kể lại truyện và đóng kịch theo nội dung truyện)

+ Cô bé quàng khăn đỏ + Qủa bầu tiên

- Hoạt động chiều: Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch dựa trên tác phẩm kịch + Nhổ củ cải

+ Ai đáng khen nhiều hơn + Dê con nhanh trí

+ Tích chu

Tổ chức trò chơi đóng kịch khá đa dạng nhưng rất quen thuộc với trẻ mẫu giáo, trẻ được chơi trực tiếp hàng ngày và được quan sát thường xuyên. Vì vậy giúp trẻ dễ dàng hình thành TQGT có VH đồng thời thể hiện thái độ của mình với việc giao tiếp - ứng xử.

3.6. Phương pháp tiến hành thử nghiệm

Để đảm bảo cho việc đánh giá kết quả thử nghiệm được khách quan và chính xác chúng tôi đã sử dụng và phối hợp nhiều phương pháp khác nhau:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)