Biện pháp 7: Nhận xét đánh giá quá trình chơi của trẻ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 51 - 52)

* Mục đích:

Nhận xét, đánh giá quá trình chơi của trẻ là bước cuối cùng, vừa là bước khởi đầu trong quá trình hình thành TQGT có văn hóa. Thông qua hoạt động giáo viên quan sát, đánh giá, kiểm tra chất lượng của một số biện pháp tổ chức TCĐK cho trẻ.

* Ý nghĩa:

Đánh giá có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giáo dục nói chung và trong việc hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ thông qua trò chơi đóng kịch nói riêng. Việc đánh giá quá trình chơi và kết quả chơi của trẻ giúp giáo viên cũng như trẻ xác định được chất lượng và kết quả giáo dục đã đạt được.

Quá trình nhận xét, đánh giá của giáo viên giúp trẻ biết cách điều chỉnh hành vi giao tiếp của mình theo các chuẩn mực, từ đó hình thành TQGT một cách hoàn chỉnh nhất.

* Cách tiến hành:

Trước tiên giáo viên cho trẻ tham gia vào quá trình tự đánh giá, góp ý lẫn nhau giữa nhóm trẻ chơi. Việc đánh giá phải được tiến hành thường xuyên trong mỗi buổi chơi. Kết quả đánh giá phải dựa trên những quan sát và ghi chép của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ.

+ Trẻ quan sát, đánh giá và nhận xét quá trình chơi của bạn.

52

+ Phát hiện những sai lệch và điều chỉnh cho phù hợp.

+ Thông qua đó cùng trẻ đúc kết kinh nghiệmCuối cùng giáo viên đánh giá quá trình chơi của trẻ, việc đáng giá của giáo viên phải dựa trên những quan sát trong cả quá trình chơi của trẻ, phải dựa vào sự đánh giá của trẻ và tập thể trẻ có được những đánh giá khách quan, tạo ra được sự nhất trí cao trong tập thể về kết luận đánh giá của cô. Đánh giá của giáo viên nhằm động viên, khen ngợi những cố gắng và thành tích mà trẻ đạt được trong quá trình chơi, khắc phục động viên trẻ cố gắng chơi tốt hơn ở những buổi sau. Đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi việc đánh giá không chỉ nhằm phê phán những lỗi sai mà chủ yếu hướng vào việc động viên, khuyến khích những cố gắng của trẻ, tạo cho trẻ sự hứng thú để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình ở những lần chơi sau.

Ví dụ: Trong trò chơi đóng kịch dựa theo câu chuyện Cây khế, cuối buổi chơi cô giáo tập hợp lớp lại và nhận xét quá trình chơi. Trong quá trình chơi cô thấy rằng bạn Chí Thành vào vai nhân vật người anh độc ác rất thành công, bạn đã thuộc lời thoại của nhân vật này và còn thể hiện đúng được nét mặt, cử chỉ xấu xa của người anh trai. Còn vào vai người em là bạn Hồng Nhung, bạn cũng đã thể hiện được tính cách hiền lành, lời nói nhẹ nhàng của người em cũng rất thành công. Bên cạnh đó cô còn thấy rằng bạn Chí Dũng ở lần chơi sau nên để ý hơn về lời thoại của nhân vật, cần chú ý đọc thuộc lời thoại nhân vật hơn.

Từ những nhận xét, đánh giá của giáo viên giúp trẻ nhận ra lỗi sai của mình từ đó biết cách điều chỉnh cho phù hợp, và hình thành TQGT ngày một tốt hơn. Quá trình nhận xét, đánh giá quá trình chơi của trẻ cần phải dựa trên sự quan sát kỹ lưỡng quá trình chơi, nắm bắt thái độ hững thú cũng như hình thành thói quen tốt ở trẻ để đánh giá một cách chính xác nhằm giúp trẻ tự tin khi tham gia vào các hoạt động.

2.3. Điều kiện sư phạm của việc sử dụng các biện pháp hình thành TQGT có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)