1.3.1.1. Mục đích điều tra
Điều tra khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng của việc dạy trẻ chơi nói chung và dạy trẻ đóng kịch nói riêng thông qua đó giúp trẻ hình thành thói quen tốt trong giao tiếp hàng ngày cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Hùng Vương - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ.
1.3.1.2. Đối tượng điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra ở 2 nhóm lớp 5 – 6 tuổi và 20 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trên các nhóm lớp thông qua trò chơi đóng kịch.
1.3.2.3. Phạm vi điều tra
Để đánh giá thực trạng tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm hình thành TQGT có VH cho trẻ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu để hình thành TQGT có VH cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch tại trường mầm non Hùng Vương - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ.
1.3.1.3. Nội dung điều tra
Điều tra quá trình tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non Hùng Vương - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ. Đồng thời đánh giá cách thực hiện các biện pháp mà giáo viên đã đưa ra sử dụng nhằm hình thành và rèn luyện thói quen giao tiếp có VH cho trẻ.
1.3.1.4. Phương pháp điều tra
Để đảm bảo cho việc đánh giá kết quả được khách quan và chính xác, chúng tôi đã tiến hành sử dụng phối hợp nhiều phương pháp để thu thập và xử lí thông tin:
31
- Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket: Phát phiếu điều tra Anket để lấy ý kiến của giáo viên khi tổ chức hướng dẫn trẻ đóng kịch.
- Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với giáo viên về các biện pháp, cách thức hình thành TQGT cho trẻ một cách tốt nhất, có văn hóa nhất ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- Phương pháp quan sát: Là phương pháp xuyên suốt cả quá trình xác định thực trạng đến khi làm thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành quan sát lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi để quan sát những cách thức, nội dung và biện pháp hình thành TQGT có VH cho trẻ trong suốt quá trình tổ chức trò chơi đóng kịch về hành vi, thái độ của trẻ trong trò chơi.
- Phương pháp thống kê toán học: Tiến hành sử dụng công thức toán học để xử lí số liệu đã thu được ở quá trình thử nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết những kinh nghiệm của giáo viên để từ đó có những biện pháp hình thành thói quen tốt trong giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động đóng kịch.
1.3.1.5. Tiêu chí đánh giá
a. Tiêu chí đánh giá:
Hiệu quả của việc HTTQGT có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non chúng tôi đánh giá theo các tiêu chí sau:
* Tiêu chí 1: Kĩ năng của trẻ trong khi chơi. (3,0)
+ Mức độ 1 Tốt (3 điểm): Trẻ hiểu và luôn là người có hành vi giao tiếp có văn hóa trong mọi lúc, mọi nơi.
+ Mức độ 2 Khá (2 điểm): Trẻ giao tiếp có văn hóa nhưng đôi khi giáo viên còn phải nhắc nhở.
+ Mức độ 3 Trung bình (1 điểm): Trẻ ít khi giao tiếp có văn hóa hoặc nếu nói thường không đủ câu, đủ ý.
* Tiêu chí 2: Thái độ của trẻ khi giao tiếp trong quá trình chơi trò chơi
đóng kịch. (3,0)
+ Mức độ 1 Tốt (3 điểm): Trẻ tích cực, tự giác giao tiếp trong mọi tình huống, vai chơi và trong suốt quá trình chơi.
32
+ Mức độ 2 Khá (2 điểm): Trẻ tham gia vào trò chơi có tính chủ động tuy nhiên sự hứng thú còn chưa cao.
+ Mức độ 3 Trung bình (1 điểm): Trẻ tham gia vào trò chơi còn chưa tập trung, thờ ơ, còn chưa có biểu hiện của sự giao tiếp có văn hóa.
+ Tiêu chí 3: Hành vi của trẻ thể hiện trong quá trình chơi trò chơi
đóng kịch. (2,0)
+ Mức độ 1 Tốt (3 điểm): Trẻ giao tiếp có văn hóa, ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, lễ phép, trẻ biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ và ánh mắt trong giao tiếp với mọi người.
+ Mức độ 2 Khá (2 điểm): Trong quá trình chơi đóng kịch cùng bạn trẻ thường xuyên giao tiếp nhưng đôi khi nói cộc lốc, không rõ ràng hoặc lời nói chưa kèm theo cử chỉ điệu bộ phù hợp.
+ Mức độ 3 Trung bình (1 điểm): Trẻ thường xuyên bị giáo viên nhắc nhở cách giao tiếp có văn hóa với bạn bè hàng ngày.
- Thang đánh giá:
* Mức độ Tốt: 8 -> 9 điểm. * Mức độ Khá: 6 -> 7 điểm.
* Mức độ Trung bình: dưới 6 điểm
1.3.2. Kết quả điều tra thực trạng của việc hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi