Kết quả điều tra thực trạng của việc hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 32 - 40)

* Qua việc tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:

a. Đối với giáo viên

Câu hỏi 1: Trò chơi đóng kịch có vai trò quan trọng đến việc hình thành thói quen giao tiếp cho trẻ hay không?

40% giáo viên cho rằng trò chơi đóng kịch quyết định đến việc hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ.

50% cho rằng trò chơi đóng kịch chỉ chịu ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

33

10% cho rằng không ảnh hưởng đến quá trình hình thành thói quen giao tiếp của trẻ.

30% cho rằng chỉ ảnh hưởng vừa phải.

Câu hỏi 2: Chị có thường xuyên tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ không?

65% cho rằng đã tổ chức thường xuyên các trò chơi, hoạt động đóng kịch cho trẻ.

30% giáo viên cho ít sử dụng trò chơi đóng kịch tổ chức cho trẻ chơi.

Câu hỏi 3: Trò chơi đóng kịch là phương pháp phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Còn chị, chị nghĩ sao về vấn đề này?

70% giáo viên cho rằng trò chơi đóng kịch là phương pháp phát triển nhân cách tốt nhất cho trẻ.

20% cho rằng chỉ phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

10% khác cho rằng trò chơi đóng kịch ít phát triển nhân cách cho trẻ. Vậy qua quá trình điều tra đa số giáo viên đã nhận thức được vai trò của trò chơi này.

Câu hỏi 4: Trong quá trình tổ chức trò chơi đóng kịch chị thấy sự hứng thú của trẻ diễn ra như thế nào?

85% trẻ tỏ ra rất hứng thú với trò chơi đóng kịch mà cô giáo tổ chức. 15% trẻ trước thì rất hứng thú nhưng càng về sau mức độ hứng thú giảm dần và tỏ ra không tập trung chú ý.

Câu hỏi 5: Chị có thường xuyên sử dụng các biện pháp hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ thông qua trò chơi đóng kịch không?

90%, chiếm đa số giáo viên đã thường xuyên sử dụng tới các biện pháp hình thành thói quen giao tiếp cho trẻ.

Còn lại 10% giáo viên vẫn chưa chú trọng vấn đề này.

Câu hỏi 6: Chị đã sử dụng những biện pháp nào để hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ?

34

Bảng 1.1. Trả lời của giáo viên về việc sử dụng các biện pháp hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch được biểu hiện qua số liệu ở bảng 1.1

STT Biện pháp Ý kiến

Tỉ lệ (%) 1 Tổ chức cho trẻ luyện tập để hình thành thói

quen giao tiếp có văn hóa 16/20 88,8

2 Thường xuyên thay đổi các nội dung chơi

phong phú và phù hợp với trẻ 10/20 55,5

3 Luôn tôn trọng và ủng hộ sang kiến của trẻ 8/20 44,4 4 Quá trình hình thành thói quen giao tiếp có

văn hóa cho trẻ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục

11/20 61,1

5 Sử dụng hình thức thi đua có khen thưởng để khuyến khích trẻ cùng tham gia vào việc hình thành TQGT có VH

4/20 22,2

6 Cung cấp kinh nghiệm cho trẻ 5/20 27,7

7 Nhận xét, đánh giá quá trình chơi của trẻ 3/20 16,6

Câu hỏi 7: Trong quá trình tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ đồng chí thường gặp những khó khăn gì?

35

Bảng 1.2. Những khó khăn mà giáo viên thường gặp khi hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch. STT Khó khăn Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ % 1 Trình độ giáo viên 5/20 27,7

2 Số lượng trẻ quá đông 15/20 83,3

3 Biện pháp giáo dục chưa được hệ thống 16/20 88,8 4 Cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi còn thiếu 9/20 50,0

5 Thời gian chơi không đảm bảo 7/20 38,8

6 Không gian chơi chật hẹp 14/20 77,7

7 Những khó khăn khác 6/20 33,3

Từ những kết quả điều tra giáo viên về quá trình hình thành TQGT có VH cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch chúng tôi có một số nhận xét sau:

Giáo viên đã nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của quá trình hình thành TQGT có VH cho trẻ, và hầu hết các giáo viên đã sử dụng rất nhiều các biện pháp thuận lợi để phát triển toàn diện các mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội và thẩm mĩ.

Trên thực tế việc hình thành TQGT có VH cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch cũng gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là về cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, nguồn tài liệu, tri thức, số lượng trẻ quá đông cũng làm cho quá trình tổ chức trò chơi ở trẻ gặp khó khăn và hiệu quả đạt được sẽ không cao.

Như vậy tổng hợp các kết quả khảo sát thực trạng có thể khẳng định hầu hết các giáo viên đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc hình thành TQGT có VH cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Đa số giáo viên cho rằng trò

36

chơi đóng kịch là một trong những phương tiện hữu hiệu để nâng cao hiệu quả việc hình thành TQGT có VH cho trẻ.

b. Kết quả thể hiện trên trẻ

Chúng tôi quan sát nhiều hoạt động vui chơi của trẻ, trong một số trò chơi đóng kịch như: Gà cánh tiên, Cây khế, Cây tre trăm đốt…thì thấy trẻ có một số biểu hiện như sau:

+ Lúc đầu 100% trẻ hứng thú chơi, xung phong chơi, vì trò chơi đóng kịch là một trò chơi mang lại nhiều cảm xúc cho trẻ. Sự hứng thú chơi đó trẻ không duy trì được lâu (chỉ dừng lại 10% là trẻ hứng thú được cả buổi chơi còn lại 40% số trẻ hứng thú chơi được 15 – 20 phút đầu). Và 40% trẻ hứng thú chơi được 15 – 20 phút đầu, sau đó thường xuyên bị cô giáo nhắc nhở về thái độ chưa tập trung, chưa có biểu hiện của sự giao tiếp có văn hóa.

+ Khi mà trẻ không thích chơi nữa thì trẻ sẽ bỏ nhóm của mình đi lung tung, hay sang nghịch, trêu đùa bạn.

* Nhận xét chung về kết quả điều tra:

Trường mầm non đã thể hiện hoạt động vui chơi cho trẻ. Giáo viên đã tổ chức trò chơi đóng kịch một cách thường xuyên cho trẻ. Trong trò chơi trẻ đã tham gia một cách tích cực, và rất hứng thú, và trong quá trình đóng kịch trẻ giao tiếp với bạn bè bằng nhiều cách, thái độ và cử chỉ của trẻ khá dứt khoát. Tuy nhiên, các buổi chơi kĩ năng giao tiếp của trẻ được thể hiện khác nhau, mức độ quan tâm của giáo viên đối với việc hình thành TQGT có VH cho trẻ thông qua trò chơi đóng kịch chưa thật sự được trú trọng. Trò chơi đóng kịch là một hoạt động mang tính nghệ thuật thể hiện ở lứa tuổi mầm non, trẻ rất hiếu động, ham học hỏi. Muốn cho trẻ có hứng thú trong trò chơi giáo viên cần phải đưa ra những biện pháp hiệu quả nhất để thu hút trẻ vào hoạt động chơi, bên cạnh đó phải đảm bảo tính phù hợp và vừa sức cho trẻ. Tóm lại, chúng tôi nhận thấy việc hình thành TQGT có VH cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch còn có nhược điểm và ưu điểm sau:

37

+ Trong quá trình tố chức trò chơi giáo viên đã quan sát, rèn cho trẻ có thói quen giao tiếp có văn hóa, giúp trẻ phản ánh hiện thực cuộc sống vào trò chơi một cách chân thực nhất.

+ Giáo viên trong trường đã chú ý tới việc tổ chức thường xuyên các hoạt động theo kế hoạch của từng tuần, tháng và theo chủ đề phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

+ Giáo viên còn giáo dục trẻ những thói quen như đạo đức, vệ sinh… cho trẻ.

- Nhược điểm:

Bên cạnh những cái đã làm được của cô giáo song vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:

+ Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi giáo viên còn áp đặt trẻ theo chủ đề mà giáo viên lựa chọn. Chính vì vậy mà trẻ chưa thật sự hứng thú trong quá trình chơi cũng như không có cơ hội tự lựa chọn nội dung chơi cho chính mình. + Khi tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ còn hạn chế rất nhiều về mặt đồ dùng, trang phục, hóa trang, sân khấu…

+ Tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ còn mang tính đơn điệu, khô cứng, và mang tính rập khuôn thiếu tính sáng tạo.

+ Quá trình chơi cô chỉ lướt qua các nhóm xem trẻ chơi có ngoan không. Chưa chú ý tạo tình huống cho trẻ mở rộng nội dung chơi. Do đó nội dung chơi còn nghèo nàn, đồng thời cô cũng chưa quan tâm đến sự sáng tạo của trẻ, chưa động viên trẻ kịp thời.

+ Giáo viên đã nhắc nhở trẻ sử dụng ngôn ngữ đúng vơi kịch bản nhưng chưa thường xuyên. Trẻ chưa biết cách vận dụng được thói quen giao tiếp có văn hóa vào thực tiễn một cách linh hoạt.

+ Nhận xét sau khi chơi còn mang tính chung chung và chưa cụ thể. Qua khảo sát thực trạng tổ chức trò chơi đóng kịch để hình thành TQGT có VH cho trẻ 5 – 6 tuổi chúng tôi nhận thấy rằng việc tổ chức còn khá nhiều khó khăn và hạn chế.

38

+ Giáo viên chưa linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp tổ chức chơi để đạt được hiệu quả cao.

+ Tính tích cực của trẻ chưa thực sự được khai thác và phát huy để có thề hình thành TQGT có VH một cách hiệu quả.

39

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn cho thấy vấn đề hình thành TQGT có VH cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ngày càng được quan tâm, đặc biệt là thông qua hoạt động đóng kịch cần phải được chú ý nhiều hơn.

Hầu hết các giáo viên đã xác định được vai trò của trò chơi đóng kịch có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Và đa số trẻ cũng đã hình thành được TQGT có VH cho bản thân.

Trò chơi đóng kịch là một nội dung trong hoạt động vui chơi trong trường mầm non. Nó không đơn thuần chỉ là trò chơi mà còn là hoạt động mang tính nghệ thuật. Ngược lại, nó không phải chỉ là hoạt động nghệ thuật mà còn là trò chơi. Hai yếu tố này được kết hợp chặt chẽ trong nội dung cũng như trong quá trình tổ chức vui chơi, kích thích trẻ hoạt động tích cực trong suốt giờ học. Ngoài mục đích góp phần giáo dục trẻ phát triển toàn diện, giờ đóng kịch chuyển thể từ tác phẩm văn học còn giúp trẻ phát huy cao độ sự hoạt động của các chức năng ngôn ngữ, tâm lý, tư duy... tạo điều kiện cho trẻ có một khoảng không gian lớn để trẻ tự sáng tạo và đó cũng là điều kiện để trẻ bộc lộ những suy nghĩ riêng của mình, và đây chính là điều kiện hình thành và phát triển TQGT cho trẻ. Như vậy, trò chơi là một hoạt động góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ, là con đường hình thành ở trẻ những phẩm chất đầu tiên của cuộc đời. Chính vì vậy mà tổ chức giờ học đóng kịch cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là rất cần thiết và có ý nghĩa.

40

CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HÌNH THÀNH THÓI QUEN GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)