- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm của giáo viên:
3.8.3. Kết quả tổng hợp mức độ hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 thông qua trò chơi đóng kịch ở nhóm TN trước và
sau TN.
Sau thời gian tiến hành thử nghiệm áp dụng các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi tiến hành đo lại mức độ hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch, so sánh kết quả trước thử nghiệm và sau thử nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ở chương II, qua đó chứng minh tính đúng đắn cho giả thuyết khoa học đưa ra ở phần mở đầu. Kết quả được thể hiện như sau:
73
Bảng 3.9. So sánh mức độ hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch ở nhóm Trước TN và Sau TN (tính theo %) Lớp trẻ Số trẻ Mức độ (%) Tốt Khá TB SL % SL % SL % Trước TN 20 7 35 9 45 4 20 Sau TN 20 9 45 10 50 1 5
Biểu đồ 3.9. So sánh mức độ hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch ở nhóm Trước TN và Sau TN (tính theo %)
Qua bảng số liệu 3.8 và biểu đồ 3.8, ta có thể nhận thấy mức độ hình thành TQGT có VH của trẻ ở nhóm trẻ Trước TN và sau TN đã tăng lên một cách rõ rệt, điều này cho ta thấy các biện pháp đề ra đã đạt được hiệu quả nhất định. Cụ thể như sau: 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Tốt Khá TB Trước TN Sau TN
74
Nhóm trẻ đạt tỉ lệ tốt Trước TN là 35% và Sau TN chiếm 45% cao hơn so với Trước TN là 10%.Trong quá trình quan sát nhóm trẻ Sau TN ở mức độ này trẻ đã tích cực, tự giác giao tiếp, trẻ hầu như khi giao tiếp đã có ý thức giao tiếp một cách hay và có văn hóa hơn.
Còn tỉ lệ trẻ Khá tăng 5% so với trước thử nghiệm. So với mức độ Tốt thì ở mức độ này trẻ nhóm trẻ Trước TN tăng nhẹ so với nhóm Sau TN, trẻ ở nhóm Sau TN đạt 50%, còn nhóm trẻ Trước TN đạt được 45%. Sự tăng nhẹ ở mức độ này cũng khá rõ, bởi vì trong quá trình giao tiếp hàng ngày trẻ đã có sử dụng lời nói, có thường xuyên giao tiếp và Sau TN khi áp dụng các biện pháp thì trẻ tăng nhẹ ở phần chủ động, tích cực giao tiếp của trẻ.Tuy nhiên Sau TN trẻ đã có sự giao tiếp tốt hơn, điều này cho ta thấy được hiệu quả của các biện pháp đã đề ra.
Ở mức độ TB qua quan sát và tiến hành đo đầu ra ở nhóm Sau TN, chúng tôi thấy hầu hết trẻ đều có TQGT có VH, và Sau TN qua quan sát trẻ giao tiếp một cách thường xuyên, và đủ câu đủ ý hơn so với Trước TN, tuy nhiên nhiều lúc còn cần đến sự nhắc nhở của giáo viên. Kết quả Sau TN của trẻ đã giảm xuống 5%, giảm 10% so với Trước TN, nhóm trẻ ở mức độ này Sau TN đã biết cách nói đủ câu, đủ ý, giáo viên không phải nhắc nhở thường xuyên nữa.
Bảng 4.0. So sánh mức độ hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch ở nhóm Trước TN và Sau TN (tính theo tiêu chí)
Thời gian Số trẻ Tiêu chí đánh giá _ X TC1 TC2 TC3 Trước TN 20 1.56 2.24 1.96 5.76 Sau TN 20 2.60 2.96 2.86 8.24
75
Biểu đồ 4.0. So sánh mức độ hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch ở nhóm Trước TN và Sau TN(tính theo tiêu chí)
Qua cả 3 tiêu chí kết quả sau thử nghiệm tiến bộ hơn hẳn trước khi tiến thử nghiệm. Sự chênh lệch đó cụ thể như sau:
+ Ở TC1: Việc trẻ hiểu và là người chủ động trong quá trình giao tiếp hàng ngày, và ở nhóm thử nghiệm trước thử nghiệm trẻ chỉ đạt 1.56 điểm thì sau thử nghiệm trẻ đã chiếm mức 2.60 điểm. Biểu hiện cụ thể nhất là bé Tiến Dũng, trước TN bé luôn bị nhắc nhở về cách giao tiếp hàng ngày với cô giáo và các bạn, bé thường trống không khi chơi với bạn, sau TN bé đã hiểu được cách giao tiếp có văn hóa và đã nói đủ câu, đủ. Qua đó chúng ta thấy được sự tác động của các biện pháp đã giúp trẻ đạt hiệu quả cao hơn trước khi tiến hành thử nghiệm.
+ TC2: Điểm sau thử nghiệm đã tăng hơn so với trước thử nghiệm là 0.72 điểm. Ở tiêu chí này nhóm trẻ thử nghiệm cũng tăng lên rõ rệt, trẻ đã tích cực, tự giác và tham gia vào buổi chơi một cách tập trung hơn.
+ TC3: Ở tiêu chí này trẻ giao tiếp một cách rõ ràng, mạch lạc, giao tiếp đủ câu đủ ý hơn, chính vì vậy điểm ở nhóm trẻ này tăng lên từ 1.96 lên
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 TC1 TC2 TC3 Trước TN Sau TN
76
2.86 điểm. Hiệu quả tăng lên rõ rệt, giao tiếp của trẻ qua thử nghiệm hoàn thiện và chính xác hơn.
Xét qua cả 3 tiêu chí thì điểm của nhóm trẻ sau thử nghiệm tăng lên khá cao, kết quả này chứng minh tính đúng đắn của đề tài và các biện pháp mà chúng tôi đã đưa ra đạt được kết quả. Thông qua quá trình thử nghiệm trẻ đã có được những kĩ năng tốt trong khi chơi, có thái độ tích cực, hợp tác với cô trong quá trình chơi…
Như vậy tổng điểm của nhóm thử nghiệm là 5.76 điểm và sau thử nghiệm đã tăng 2.48 điểm so với trước thử nghiệm là 8.24 điểm, đó là hiệu quả đạt được và những biện pháp chúng tôi đưa ra có thể được áp dụng lâu dài và sử dụng tích hợp trong việc giáo dục trẻ.
77
Kết luận chương 3
Qua kết quả thử nghiệm một số biện pháp hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch ở trường mầm non, chúng tôi có một số kết luận như sau:
+ Trước thử nghiệm: Thói quen hình thành giao tiếp có văn hóa ở trẻ cả nhóm đối chứng và thử nghiệm là tương đương nhau, chủ yếu tập trung ở mức độ trung bình.
+ Sau thử nghiệm: Việc hình thành TQGT ở trẻ ở nhóm thử nghiệm và nhóm ĐC cao hơn trước, tuy nhiên hiệu quả của nhóm TN đạt được cao hơn nhóm ĐC và so với trước TN, số trẻ đạt mức độ khá, tốt cao hơn. Không những số trẻ đạt mức độ cao sau thực nghiệm tăng lên và số trẻ ở mức độ thấp đã giảm đi.
Từ những kết luận và kết quả trên ta thấy được sự tiến bộ rõ rệt về quá trình hình thành TQGT có VH, điều đó được thể hiện qua thái độ, hành vi và kĩ năng của trẻ. Trong quá trình thử nghiệm trẻ được trải nghiệm với những tình huống, được vận dụng, sử dụng các phương pháp mới, đó là cơ hội tốt cho trẻ để trẻ tích lũy kinh nghiệm giao tiếp có VH của mình ngày càng phong phú hơn.
Như vậy, với kết quả thu được sau quá trình thử nghiệm đã chứng minh được giả thuyết khoa học đã đưa ra đồng thời cũng đi đến kết luận là: Một số biện pháp hình thành TQGT có VH cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch có tính khả thi và một số biện pháp đã đề xuất trong đề tài đạt được hiệu quả.
78