Biện pháp 2: Thường xuyên thay đổi các nội dung chơi phong phú và phù hợp với trẻ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 44 - 46)

phù hợp với trẻ.

* Mục đích:

Trong quá trình tổ chức trò chơi đóng kịch, giáo viên phải thường xuyên thay đổi các chủ đề chơi, vai chơi, với những nội dung chơi phong phú. Bên cạnh đó giúp trẻ hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa trong các mối quan hệ khác nhau.

Giúp trẻ được trải nghiệm các mối quan hệ khác nhau, được bộc lộ tình cảm, cách ứng xử từ các mối quan hệ khác nhau.

* Ý nghĩa:

Thường xuyên thay đổi nội dung chơi cho trẻ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển của trẻ mặt khác còn giúp trẻ thấy được và phản ánh được cuộc sống hiện thực. Thay đổi vai chơi, nội dung chơi sẽ làm thay đổi vị

45

thế của chúng trong nội dung giao tiếp, thay đổi các mối quan hệ mà đứa trẻ đang trực tiếp tham gia. Việc thay đổi các yếu tố trên sẽ ngày càng hình thành ở trẻ thói quen giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội.

Lôi cuốn được sự chú ý của trẻ đến trò chơi trong trò chơi đóng kịch, giúp trẻ có được thái độ tích cực đối với trò chơi, hứng thú trong khi chơi. * Cách tiến hành:

Giáo viên lựa chọn và sử dụng những chủ đề chơi, nội dung chơi phù hợp với trẻ tránh sự nhàm chán các hoạt động cũ.

Thay đổi nội dung chơi là thay đổi về cách tổ chức, về các trò chơi, chủ đề chơi của trẻ… khi đó trẻ sẽ cảm thấy mới mẻ, khác lạ và hứng thú hơn.

Trong khi tổ chức cho trẻ hoạt động, cô giáo cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái và hấp dẫn với trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. Đồng thời giáo viên phải quan tâm tới trẻ để có những hoạt động phù hợp.

Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi giáo viên cần khuyến khích trẻ trẻ tích cực giao tiếp với nhau thông qua trò chơi tạo điều kiện hình thành TQGT có VH ở trẻ.

Giáo viên quan sát trong quá trình trẻ chơi để có những kế hoạch điều chỉnh phù hợp với lứa tuổi tránh sự nhàm chán. Tạo các tình huống nhằm mở rộng nội dung hoạt động giúp trẻ được làm quen, tiếp xúc nhiều hơn giúp trẻ có hứng thú, tích cực trong các hoạt động khác.

Mỗi trẻ đều có đặc điểm tâm sinh lí, tình trạng sức khỏe và khả năng giao tiếp không giống nhau. Để tổ chức hoạt động đóng kịch đạt kết quả cao, giáo viên cần lấy trẻ làm thước đo, cần dựa vào đặc điểm của trẻ để đề ra mục đích, yêu cầu hoạt động phù hợp với trẻ. Bên cạnh đó giáo viên phải gần gũi, tôn trọng và quan tâm đến trẻ.

Thực tế cho thấy có thể trẻ không có hứng thú trong khi chơi vì vậy giáo viên cần phải tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra hướng khắc phục. Giáo viên phải biết bao quát, giúp đỡ khi cần thiết như: Cung cấp đồ chơi, kiến thức, kinh nghiệm. uốn nắn hành vi… kịp thời cho trẻ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)