Dựa vào đặc điểm vui chơi của trẻ mẫu giáo –6 tuổ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 42 - 43)

Chơi là một phương tiện tốt để hình thành TQGT có VH cho trẻ, trò chơi là một hoạt động xã hội của người lớn qua đó trẻ học làm người, theo các nhà tâm lí học và giáo dục học Mác xít cho rằng trò chơi của trẻ là một hoạt động phản ánh sáng tạo độc đáo hiện thực xung quanh. Trò chơi xuất hiện chủ yếu do mâu thuẫn giữa nguyện vọng và nhu cầu muốn tham gia vào cuộc sống của người lớn với khả năng riêng của mình. Bằng các trò chơi trẻ tưởng tượng mình là người lớn và cũng đứng trên cương vị giống họ như “người mẹ”, “bác sĩ” và các vai đó tái tạo lại cuộc sống một cách tổng quát nhất.

Vui chơi chính là cuộc sống của trẻ, được vui chơi tâm trạng của trẻ phơi phới, thoải mái, trí tuệ linh hoạt, vui chơi là một hoạt động đảm bảo tăng cường sức khỏe cho trẻ, là con đường cơ bản hình thành và phát triển nhân cách.

Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Hoạt động vui chơi trong đó trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi đóng kịch đã giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn trên, trẻ khẳng định được “cái tôi” và một “xã hội trẻ em” trong quá trình chơi. Chơi của trẻ không phải là thật mà chỉ giả vở làm một cái gì đó, nhưng sự giả vờ đó lại mang tính chất như thật. Chơi không nhằm tạo ra sản phẩm mà chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu được chơi. Nhà giáo dục người nga K.D. usinxki cho rằng: Trẻ chơi là vì chơi, chơi để mà chơi, chơi mang lại niềm vui

43

cho trẻ khi phải chơi theo sự áp đặt của người lớn thì lúc ấy trò chơi theo đúng nghĩa của nó.

Trò chơi đóng kịch là một dạng trò chơi sáng tạo giúp trẻ thể hiện khả năng sáng tạo của mình khi hóa thân vào một nhân vật khác. Bên cạnh đó qua việc thỏa thuận vai chơi và quá trình diễn kịch, ngôn ngữ của trẻ có cơ hội phát triển. Qua đó giáo viên có thể hình thành và rèn luyện những thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ.

2.2. Đề xuất một số biện pháp giáo dục thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)