Biện pháp 3: Luôn tôn trọng và ủng hộ sáng kiến của trẻ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 46 - 47)

* Mục đích:

Nhằm tạo cho trẻ khả năng sáng tạo, sự hứng thú khi tổ chức các hoạt động vui chơi.

* Ý nghĩa:

Dù là trẻ nhỏ nhưng trước sự ủng hộ của giáo viên trong các hoạt động đặc biệt là trong trò chơi đóng kịch tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, vui vẻ, là điều kiện tốt kích thích trẻ tham gia vào hoạt động một cách có hiệu quả.

* Cách tiến hành:

Lớn lên, trẻ bắt đầu sẽ suy nghĩ về cuộc sống, tìm hiểu những sự việc mà trẻ gặp phải, dần dần hình thành những suy nghĩ của riêng mình, vì thế cha mẹ, thầy cô cần phải tôn trọng và ủng hộ sáng kiến của trẻ.

Cô giáo luôn là người hợp tác với trẻ, là người chủ động tổ chức các hoạt động cho trẻ. Chính vì vậy trong quá trình trẻ chơi, giáo viên phải tạo cơ hội cho trẻ thích thú, say sưa, nhiệt tình với trò chơi. Trong bất cứ mọi hoạt đông trẻ cũng có những sáng kiến như người lớn, nhưng với bản thân trẻ sự sáng tạo đó được coi như một thành quả to lớn, vì vậy giáo viên phải quan tâm đến suy nghĩ, sự sáng tạo của trẻ để trẻ có động lực, hứng thú trong lần chơi sau.

Để trẻ độc lập quyết định lựa chọn nguyện vọng của mình, khi thấy nguyện vọng đó phù hợp với khả năng của trẻ. Nếu không đồng ý thì cha mẹ, thầy cô hãy khéo léo giải thích, thuyết phục trẻ. Giáo viên có thể xem xét sự sáng tạo của trẻ phù hợp chưa, nếu không sẽ cùng trẻ bổ sung và ứng dụng vào hoạt động nào đó.

47

Trước khi bày tỏ chính kiến, cần nghe đầy đủ ý nghĩa của con trẻ, không nên vội vàng bác bỏ ý kiến hay tán thành luôn.

Cho phép trẻ cùng tham gia bày tỏ suy nghĩ của mình đối với một vấn đề liên quan.

Khi trẻ chủ động bày tỏ sáng kiến của mình về một vấn đề nào đó, người lớn nên vui vẻ tỏ ý hoan nghênh.

Ví dụ: Trong hoạt động chiều, một nhóm trẻ có sáng kiến là muốn chơi trò chơi đóng kịch dựa theo câu chuyện: Ba cô gái

Khi đó giáo viên sẽ đáp ứng và cùng trẻ đàm thoại về tính cách, điệu bộ của các nhân vật trong truyện, và cô sẽ tổ chức cho trẻ chơi.

Động viên, khuyến khích những thành tích mà trẻ đạt được, động viên trẻ trong những lần chơi sau.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)