50
Là một trong những biện pháp giáo viên thường xuyên sử dụng trong quá trình chơi đặc biệt là khi kết thúc mỗi trò chơi hay một hoạt động nào đó. Điều này giống như sự tổng kết lại từ đó phát huy những mặt mạnh và ngược lại. Cung cấp kinh nghiệm cũng vậy, nó được đúc kết từ giáo viên hay thông qua chính trò chơi ấy để cho trẻ chơi hiệu quả hơn.
* Ý nghĩa:
Đây là biện pháp tổ chức cho trẻ được làm quen với nhiều cách chơi hơn dưới sự tổ chức của giáo viên, biện pháp này có ý nghĩa quan trọng với việc tích lũy kinh nghiệm cho trẻ từ đó hình thành ở trẻ sự phong phú, khả năng sáng tạo trong những trò chơi của mình đặc biệt là trò chơi đóng kịch.
* Cách tiến hành:
Giáo viên chính là người cung cấp và mở rộng kinh nghiệm chơi cho trẻ bằng những kiến thức của mình, cô giáo có thể cung cấp cho trẻ những kiến thức thông qua bài hát, câu chuyện, những lời đàm thoại về nội dung câu chuyện vừa biểu diễn…Cô cần tổ chức trò chơi một cách hấp dẫn để tăng sự hứng thú cho trẻ.
Cô tổ chức cho trẻ chơi, giới thiệu cách chơi, luật chơi… các trò chơi có thể được lồng ghép vào các hoạt động để trẻ có thể được làm quen. Thông qua trò chơi cô giáo có thể đúc kết những kinh nghiệm chơi cho trẻ, học hỏi kinh nghiệm từ những đội chơi để những trò chơi của trẻ đạt hiệu quả và mang lại kích thích sự hứng thú chơi lần sau của trẻ.
Cô có thể cho trẻ xem tranh ảnh, xem video, băng hình về các mối quan hệ giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày của người lớn.
Khi tổ chức cho trẻ quan sát giáo viên cần phải lựa chọn nội dung theo đúng chuẩn mực để qua đó có thể áp dụng những kinh nghiệm đó vào những trò chơi của mình. Kinh nghiệm của giáo viên không chỉ là lời nói mà có thể dùng hành động để hướng dẫn cho trẻ, thực hiện để trẻ quan sát và ghi nhớ. Kinh nghiệm được truyền đạt lại giáo viên phải thường xuyên cho trẻ luyện tập, rèn kĩ năng, thói quen để có thể hình thành được một cách hiệu quả nhất.
51
Kinh nghiệm của giáo viên có thể là những hành động nhỏ nhất cũng có thể giúp trẻ hoàn thiện hơn về nhân cách.
Trong khi trẻ chơi giáo viên quan sát, sau đó có thể cung cấp thêm thông tin, ý kiến, kinh nghiệm cho trẻ để trẻ chơi tốt hơn. Thông qua quá trình giáo viên hướng dẫn trẻ biết được thêm những cách chơi mới, cách học mới.
Trò chơi đóng kịch của trẻ mầm non không chỉ chú trọng hình thành giao tiếp có VH mà còn có thể phát triển ở trẻ ngôn ngữ, phát triển vận động, trí tưởng tượng…