trẻ
Chúng ta đang sống trong một thế giới trong đó các môn khoa học ngày càng thâm nhập, đan cài xen lẫn trong một thể nhất định. Nếu ngay từ thời còn bé, trẻ quen với các khái niệm tiếp cận một cách rời rạc thì sau này đứa trẻ có nguy cơ tiếp tục suy luận theo kiểu khép kín. Vì vậy, nhà trường nói chung và trường mầm non trong đó có giáo viên mầm non không chỉ có chức năng truyền thụ kiến thức và thông tin cho trẻ em học mà phải là người giúp đỡ và dạy cho trẻ em biết sử dụng vốn kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của mình vào những tình huống có ý nghĩa đối với chúng.
Trong chương trình giáo dục mầm non: Tích hợp là thiết kế các nội dung và tổ chức các hoạt động thành một thể thống nhất, có ý nghĩa để trẻ phối hợp áp dụng và phát triển các kinh nghiệm, kĩ năng từ các lĩnh vực khác nhau khi tìm hiểu một sự việc, thông qua việc trẻ tham gia tích cực và trực tiếp một cách tự nhiên.
Xu hướng tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm non xuất phát từ nhận thức thế giới tự nhiên – xã hội con người nói chung và trẻ ở lứa tuổi mầm non nói riêng là một thể thống nhất. Trẻ được phát triển trong hoạt động và chỉ thông qua hoạt động mà hoạt động nào cũng liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức, kĩ năng. Vì thế mà phải cung cấp cho trẻ những kiến thức kinh nghiệm sống một cách tổng thể nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất năng lực chung chứ không phải những kiến thức và kĩ năng đơn lẻ. Trong quá trình hợp tác hoạt động cô và trẻ cùng tham gia khám phá, cùng học, cùng trao đổi, cùng thảo luận để giải quyết vấn đề.
Quan điểm tích hợp xuất phát từ cách nhìn nhận thế giới tự nhiên, xã hội và con người như một tổng thể thống nhất, nó đối lập với cách nhìn rạch ròi các sự vật và hiện tượng. Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non cần được hiểu và thể hiện trong quá trình chăm sóc – giáo dục. Xây dựng chương trình giáo dục mầm non xuất phát từ yêu cầu hình thành năng
42
lực chung nhằm hướng tới phát triển của trẻ, đặt nền tảng ban đầu của nhân cách con người trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Các nội dung giáo dục về nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm được lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày của trẻ nhằm hình thành những kĩ năng sống, sự phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này. Chính vì thế mà việc hình thành và rèn luyện TQGT có VH được lồng vào các bài học trong tất cả các hoạt đông của trẻ, đảm bảo có hiệu quả trong hoạt đông vui chơi và trò chơi đóng kịch của trẻ.