PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 78 - 79)

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm của giáo viên:

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:

Quá trình hình thành TQGT có VH cho trẻ thông qua trò chơi đóng kịch chiếm vị trí quan trọng đối với trẻ mầm non. Thông qua trò chơi mà trẻ học được cách làm người, học cách phát triển bản thân một cách toàn diện. Qua khảo sát thực trạng về sử dụng trò chơi đóng kịch hình thành thói quen giao tiếp cho trẻ, chúng tôi nhận thấy:

Giáo viên phần đa đã quan tâm tới việc sử dụng các biện pháp để tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch. Tuy nhiên giáo viên chưa nhận thức rõ vai trò cũng như ý nghĩa của trò chơi này trong quá trình giáo dục trẻ.

Khi tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ, giáo viên còn tổ chức rập khuôn, máy móc, không có tính linh hoạt chính vì vậy chưa phát huy được lòng ham muốn tham gia thực hiện giao tiếp có văn hóa của trẻ.

Thực tiễn hiện nay ở các trường mầm non, việc tổ chức trò chơi đóng kịch còn có nhiều hạn chế và chưa phát huy được tính sáng tạo của trẻ. Bên cạnh đó đồ chơi, đồ dùng của trẻ còn ít, nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu chơi của trẻ, chính vì vậy còn chưa tạo được sự hứng thú của trẻ với trò chơi để mang lại hiệu quả giáo dục cao.

Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn về quá trình tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ, chúng tôi đã xây dựng các biện pháp hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi như sau:

- Biện pháp 1: Tổ chức cho trẻ luyện tập để hình thành TQGT có VH.

- Biện pháp 2: Thường xuyên thay đổi các nội dung chơi phong phú và phù hợp với trẻ.

- Biện pháp 3: Luôn tôn trọng và ủng hộ sáng kiến của trẻ.

- Biện pháp 4: Quá trình hình thành TQGT có VH cho trẻ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình chơi.

79

- Biện pháp 5: Sử dụng hình thức thi đua có khen thưởng để khuyến khích trẻ cùng tham gia vào việc hình thành TQGT có VH

- Biện pháp 6: Cung cấp kinh nghiệm cho trẻ.

- Biện pháp 7: Nhận xét đánh giá quá trình chơi của trẻ.

Các biện pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại và bổ sung cho nhau. Trong thực tiến giảng dạy, giáo viên cần phải phối hợp và sử dụng tốt các biện pháp nhằm phát triển trẻ một cách toàn diện nhất.

2. Kiến nghị

Thông qua thời gian thử nghiệm trò chơi đóng kịch ở trường mầm non cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi chúng tôi đã có một số ý kiến sau:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)