2.2. Đề xuất một số biện pháp giáo dục thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch
2.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức cho trẻ luyện tập để hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa. tiếp có văn hóa.
* Mục đích:
Đây là biện pháp tổ chức cho trẻ thực hiện lặp đi lặp lại các nội dung yêu cầu về hoạt động có văn hoa trong trò chơi đóng kịch. Để tránh bị nhàm chán giáo viên có thể kết hợp luyện tập với các hoạt hoạt động trong ngày phù hợp.
* Ý nghĩa:
Qua luyện tập sẽ hình thành nên định hướng ban đầu của trẻ về vai chơi, luật chơi, cách chơi, trẻ không bị mất bình tĩnh khi gặp khó khăn trong quá trình chơi, kích thích triển khai khả năng sáng tạo của trẻ, hình thành thói quen tốt trong quá trình chơi cho trẻ.
* Cách tiến hành:
Khi nói về trò chơi đóng kịch thì không thể không nói tới việc nhập vai chơi. Nhập vai chơi trong trò chơi đóng kịch là giai đoạn trẻ bước vào thực hành, biến nội dung kịch bản thành những hành động kịch, ngôn ngữ kịch. Khi nhập vai trẻ được tiếp xúc trực tiếp, được hòa mình vào hoàn cảnh tình huống của vở kịch. Trẻ hóa thân vào nhân vật, biến nhân vật từ một hình tượng được nhà văn xây dựng bằng chất liệu ngôn từ trở thành một sinh thể sống động, có tính cách được thể hiện qua lời nói, hành động và điệu bộ của diễn viên. Thông qua đó giáo viên tạo điều kiện tốt hình thành ở trẻ những thói quen, hành động
44
tốt đặc biệt là thói quen giao tiếp với mọi người xung quanh qua cách thể hiện tính cách của nhân vật mà thành.
Cô giáo giáo viên cần tổ chức cho trẻ thường xuyên, tạo điều kiện cơ sở vật chất giúp trẻ được luyện tập dễ dàng và đa dạng trong các hoạt động chơi. Tổ chức trò chuyện với trẻ theo chủ đề, chủ điểm giáo dục trong kế hoạch.
Trong từng buổi chơi giáo viên cần hướng dẫn tiến trình hoạt động chơi cho trẻ, đầu tiên là đặt mục đích cho buổi chơi, lập kế hoạch chơi, tổ chức triển khai hoạt động, cố gắng kiên trì để đạt kết quả cao trong quá trình chơi, biết nhường nhịn và giúp đỡ bạn bè. Ban đầu giáo viên có thể làm mẫu cho trẻ quan sát sau đó cho trẻ luyện tập thường xuyên, tiến hành rút kinh nghiệm để trẻ.
Luyện tập trong trò chơi giúp hình thành và củng cố các kĩ năng, biện pháp giao tiếp có VH cho trẻ. Luyện tập các nội dung yêu cầu phải sử dụng đúng các biện pháp và từng mức độ khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Ban đầu trò chơi được tiến hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên từ luật chơi, cách chơi, tiến trình chơi. Sau đó giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi gợi mở để giúp trẻ thực hiện các thói quen về giao tiếp có văn hóa.