1.3.1. Dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng đánh giá khả năng của quản trị chuỗi cung ứng trong việc đáp ứng sự mong đợi của khách hàng. Tuỳ thuộc vào loại thị trường được phục vụ, các khách hàng trong thị trường đó sẽ có những kỳ vọng khác nhau đối với dịch vụ khách hàng. Khách hàng tại một thị trường vừa mong đợi, vừa sẵn sàng chi trả cao cho mức độ sẵn có của sản phẩm và giao hàng nhanh chóng. Để đáp ứng tốt sự mong đợi của khách hàng, doanh nghiệp phải luôn giao hàng đúng hẹn, đúng sản phẩm, đúng địa điểm. Khi khách hàng có đơn đặt hàng số lượng lớn, phải có chính sách chiết khấu, một mặt là để nâng cao sự hài lòng, một mặt là gíup doanh nghiệp có thêm những vị “khách quen”. Các tiêu chí đánh giá sự hiệu quả trong phục vụ khách hàng:
- Tỷ lệ hoàn thành đơn hàng. - Tỷ lệ giao hàng đúng thời hạn.
- Giá trị của những đơn đặt hàng nhưng không thực hiện được vì lý do hết hàng hoặc thiếu hàng.
- Số lượng thu hồi hàng hoá.
1.3.2. Hiệu quả nội bộ
Hiệu quả nội bộ đề cập đến khả năng hoạt động của công tác quản trị chuỗi cung ứng để tạo ra một mức độ lợi nhuận thích hợp hoặc sử dụng tài sản của doanh nghiệp sao cho càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Một số tiêu chí dùng để đánh giá hiệu quả nội bộ là:
- Giá trị hàng tồn kho: Các tài sản lớn tham gia vào chuỗi cung ứng là hàng tồn kho theo suốt chiều dài của chuỗi. Các doanh nghiệp luôn tìm cách giảm hàng
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
tồn kho, trong khi vẫn cung cấp dịch vụ khách hàng ở mức độ cao. Điều này đồng nghĩa với việc cố gắng sản xuất phù hợp để cung cấp với nhu cầu của khách hàng và không để hàng tồn kho dư thừa còn sót lại quá lâu. Mặc dù hàng tồn kho có thể tăng theo thời gian, tuy nhiên, thị trường luôn thay đổi như một quy luật, sẽ là tối ưu nếu doanh nghiệp tránh được tồn kho dư thừa.
- Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay = Chi phí bán hàng hàng năm / Giá trị hàng tồn kho trung bình hàng năm
Ta thấy, tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho càng cao thì càng tốt, mặc dù một số hàng tồn kho theo vòng quay cần phải sẵn sàng để đáp ứng dịch vụ khách hàng và sự linh hoạt trong nhu cầu.
- Lợi nhuận bán hàng: là biện pháp đo lường việc quản trị chuỗi cung ứng vận hành ra sao. Công tác quản trị tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí không cần thiết, từ đó tối đa được lợi nhuận. Lợi nhuận trên doanh số càng cao thì
càng tốt.
1.3.3. Linh hoạt đáp ứng nhu cầu
Sự linh hoạt đáp ứng nhu cầu là khả năng phản ứng với những yêu cầu mới về số lượng, phạm vi của các sản phẩm và khả năng chuyển biến nhanh của công ty. Công tác quản trị chuỗi cung ứng nên tăng cường năng lực trong lĩnh vực này để đối phó với sự không chắc chắn của thị trường. Một số tiêu chí đánh giá là:
- Thời gian chu kỳ hoạt động.
- Tính linh hoạt hướng lên: Đây là khả năng một công ty dùng sản phẩm dự trữ để đáng ứng nhanh chóng số lượng đặt hàng bổ sung của khách hàng. Tính linh
hoạt hướng lên được đo lường bằng sự gia tăng tỷ lệ phần trăm so với nhu cầu dự
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
1.3.4. Phát triển sản phẩm
Điều này bao gồm khả năng của một công ty và khả năng một chuỗi cung ứng để tiếp tục phát triển cùng với thị trường mà nó phục vụ. Nó đo lường khả năng phát triển và cung cấp các sản phẩm mới một cách kịp thời. Sự sáng tạo công nghệ, thay đổi xã hội và phát triển kinh tế làm cho thị trường thay đổi theo thời gian. Một chuỗi cung ứng bắt buộc phải theo kịp thị trường mà nó phục vụ hoặc nó sẽ bị thay thế, vì vậy công tác quản trị chuỗi cung ứng cũng phải thay đổi để chuyển biến phù hợp với thị trường.
1.3.5. Đánh giá hiệu quả dựa vào chi phí của hoạt động quản trị chuỗi cungứng ứng
Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng được cho là hiệu quả khi tổng chi phí dành cho toàn bộ chuỗi cung ứng là tối ưu nhất. Để tạo ra thành phẩm cuối cùng cần rất nhiều chi phí như chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, chi phí tồn kho, chi phí vận chuyển, chi phí cho người lao động. Nếu doanh nghiệp biết các cắt giảm các chi phí nhỏ nhặt, không cần thiết thì lợi nhuận sẽ tăng, điều này phụ thuộc nhiều vào công tác quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CP KHOÁNG SẢN NAM HÀ