Tìm kiếm nguồn hàng

Một phần của tài liệu 347 hoàn thiện công tác quản trị chuỗi cung ứng của công ty CP khoáng sản nam hà,khoá luận tốt nghiệp (Trang 35 - 38)

1.2. Các hoạt động trong công tác quản trị chuỗi cung ứng

1.2.2. Tìm kiếm nguồn hàng

Hoạt động tìm kiếm nguồn hàng được coi là hoạt động khởi đầu của chuỗi cung ứng, bắt đầu từ việc tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào để đánh giá và lựa chọn một nhà cung ứng cố định. Hoạt động này có tác động lớn đối với quản trị chuỗi cung ứng vì chất lượn của sản phẩm đầu ra sẽ phụ thuộc vào nó.

1.2.2.1. Lựa chọn nhà cung cấp

Việc đánh giá lựa chọn nhà cung cấp, cung ứng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh sản xuất, xây dựng,... của doanh nghiệp. Tuy nhiên làm sao để lựa chọn được những nhà cung ứng có độ tin cậy cao, tiết kiệm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cung cấp hàng đầy đủ kịp thời cho doanh nghiệp là điều không hề dễ dàng. Đối với các doanh nghiệp xây dựng thì hoạt động này ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng và chi phí của dự án xây dựng. Một số tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp được đưa ra như sau:

- Hồ sơ năng lực, uy tín: Hồ sơ năng lực là yếu tố cần thiết thể hiện thông tin công ty về mặt quy mô, khả năng giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin về nhà cung cấp. Doanh nghiệp nên thu thập các thông tin cần thiết về thông tin của nhà cung cấp, giấy phép kinh doanh, các mối quan hệ với các đối tác khác.

- Chi phí, giá dịch vụ và nguyên vật liệu: Đây là một trong các yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn nhà cung cấp, doanh nghiệp cần so sánh chi phí giá cả giữa các

Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

nhà cung cấp sao cho phù hợp với ngân sách, tiết kiệm tối đa được chi phí từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Chất lượng của sản phẩm: Việc xem xét giá cả của nhà cung cấp mà không để ý tới chất lượng sản phẩm không những ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng cần chọn những nhà cung ứng có chất lượng tốt nhất, cao nhất mà nó

còn phải phù hợp với chiến lược kinh doanh, phân khúc thị trường, sản phẩm của công ty bạn nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

- Khả năng sẵn sang cung cấp và giao hàng: Nhà cung cấp cần có khả năng cung ứng sản phẩm đúng thời gian, địa điểm, chất lượng cũng như số lượng hàng hóa, sản phẩm, phương tiện vận chuyển. Việc đảm bảo về mặt giao hàng giúp doanh

nghiệp có thể tiến hành hoạt động sản xuất của mình theo đúng kế hoạch. Bên cạnh

đó, bạn cũng cần chú ý đến khả năng cung cấp của nhà cung ứng nếu có các tình huống phát sinh.

Nhà cung ứng có tầm quan trọng vô cùng lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà cung ứng đảm bảo cung cấp vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa,... với số lượng đầy đủ, chất lượng, ổn định, chính xác đáp ứng yêu cầu của sản xuất, kinh doanh với chi phí thấp và thời gian kịp thời. Vì vậy lựa chọn nhà cung cấp tốt và quản lý được họ là điều kiện tiên quyết giúp tổ chức sản xuất được sản phẩm có chất lượng đúng như mong muốn, theo tiến độ quy định, với giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh trên thương trường, bên cạnh đó còn nhận được sự hỗ trợ của nhà cung cấp, để tiếp tục đạt được thành tích cao hơn.

Một số phương pháp lựa chọn nhà cung ứng:

- Tận dụng các mối quan hệ: Doanh nghiệp có thể tiếp cận được những nhà cung ứng tốt nhất qua bạn bè, người thân giới thiệu. Có thể xem những doanh nghiệp khác đánh giá như thế nào về một nhà cung ứng tiềm năng trước khi đào sâu tìm

Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

- Tránh những nhà cung ứng chỉ biết đến lợi ích của mình: Neu nhà cung cấp không phải là người quan tâm đến doanh nghiệp hoặc muốn lái doanh nghiệp theo khuôn mẫu của mình, họ sẽ không thể nào đưa ra được những giải pháp phù hợp.

- Tin vào trực giác của mình: Bằng mọi giá, không nên hợp tác với những nhà cung cấp có lẻ lạnh lùng, hay bất mãn. Chỉ cần thấy việc tạo dựng quan hệ hơi căng hoặc không khả thì thì hãy dừng lại và chuyển hướng sang một doanh nghiệp khác dễ chịu hơn.

1.2.2.2.Quản trị quan hệ với nhà cung cấp

Ngày nay, việc mua được nguyên vật liệu với giá cả chấp nhận được từ nhà cung ứng ngày càng trở nên khó khăn. Việc doanh nghiệp có thể giảm chi phí liên quan đến việc mua hàng và tăng lợi nhuận mà không phải tăng sản lượng bán hoặc giảm chất lượng của sản phẩm, thì quản trị mối quan hệ nhà cung ứng là một cách tiếp cận toàn diện để quản lý các tương tác của doanh nghiệp với các tổ chức cung cấp hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp sử dụng. Quản trị quan hệ nhà cung cấp được hiểu là “tập hợp các phương pháp và ứng dụng cần thiết đối với việc tương tác với nhà cung ứng sản phẩm dịch vụ nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp”. Theo đó, quản trị quan hệ nhà cung cấp cũng được mở rộng thêm là cách thức xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với nhà cung ứng chiến lược đã được lựa chọn nhằm tìm ra những đặc điểm có thể tăng cường mối quan hệ trong khi vẫn đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở đôi bên cùng có lợi và cùng nhau tăng cường khả năng tạo ra nguồn lợi nhuận mới.

Quản trị quan hệ với nhà cung cấp cũng được hiểu như là một cách tiếp cận mang tính chiến lược, bao quát, dài hạn, đa chức năng, nhằm chọn lựa nhà cung ứng hàng hóa, dịch vụ và quản lý chúng. Việc sử dụng tất cả mạng lưới giá trị từ khâu nguyên vật liệu đến khách hàng cuối cùng để giảm bớt chi phí chủ sở hữu, xử lý rủi ro và cải thiện tình hình kinh doanh (chất lượng, phản ứng tích cực, sự tin cậy và độ linh hoạt). Mục tiêu của nó là để sắp xếp và thực hiện hiệu quả hơn các quá trình giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp của nó cũng giống như quản lý quan hệ

Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

khách hàng được thiết kế để sắp xếp và thực hiện hiệu quả hơn các quá trình giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Quản trị quan hệ giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn dây chuyền cung cấp và các quy trình tự động, kết nối với toàn bộ hệ thống cung cấp và cho phép doanh nghiệp nắm rõ chi phí ở phạm vi toàn cầu. Do đó, doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí trong việc mua hàng hóa và dịch vụ. Các nghiên cứu cho thấy duy trì được mối quan hệ tốt với hệ thống cung cấp của doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác không thực hiện được việc này. Thay vì gây sức ép với từng nhà cung cấp để giảm chi phí, cần hợp tác với các nhà cung cấp và xây dựng các mối quan hệ tin cậy, cùng có lợi trong toàn bộ hệ thống cung cấp.

Một phần của tài liệu 347 hoàn thiện công tác quản trị chuỗi cung ứng của công ty CP khoáng sản nam hà,khoá luận tốt nghiệp (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w