Tăng sự hỗ trợ của quản lý trong chuỗi cung ứng để nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu 347 hoàn thiện công tác quản trị chuỗi cung ứng của công ty CP khoáng sản nam hà,khoá luận tốt nghiệp (Trang 95 - 101)

quả nội bộ

Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

Như đã nói ở phần hạn chế của doanh nghiệp, việc công ty chỉ có một người quản lý chung cho tất cả các bộ phận là không đủ để kiểm soát. Nam Hà có 7 bộ phận nhỏ và mỗi bộ phận nên có một người phụ trách và quản lý riêng. Điều này đẩy cao sự kiểm soát của các nhân viên cấp cao tránh các trường hợp có lỗ hổng cho quản trị chuỗi cung ứng. Các hoạt động của chuỗi cung ứng thường diễn ra trong các khu vực khác nhau, nếu chỉ có một người quản lý chung đi lại giữa các khu vực để kiểm soát thì khó có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc khi số lượng của công việc quá nhiều so với chức vụ. Có thể chi phí cho nhân công sẽ tăng nhưng Nam Hà sẽ đẩy cao được hiệu quả của chuỗi cung ứng khi quản lý các bộ phận sẽ kiểm soát sát sao công nhân hơn, giải quyết các vấn đề nhanh chóng và tiết kiệm thời gian cho công ty.

Sau đây là đề xuất về sơ đồ cơ cấu tổ chức mới:

Khóa luận tôt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

Nguồn: Tác giả tự xây dựng

Một tổ chức phải có sự thống nhất về quyền quản lý, đây là điều kiện tạo nên trật tự trong tổ chức. Việc bổ sung thêm các quản lý cho từng bộ phận góp phần tạo ra sự cố gắng, nỗ lực, tăng tính trách nhiệm của các quản lý mới, từ đó các hoạt động diễn ra hiệu quả và chặt chẽ hơn.

3.3.2. Nâng cao hiệu quả của hoạt động dự báo

Thay vì chỉ sử dụng phương pháp dự báo là lấy ý kiến của ban quản lý điều hành và lấy ý kiến hỗn hợp của lực lượng bán hàng, Nam Hà nên sử dụng một số biện pháp dự báo khác là lấy ý kiến của khách hàng để xem nhu cầu và đánh giá của họ về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của công ty là ra sao.

Sau đây là bảng hỏi được đề xuất để tham khảo ý kiến của khách hàng, từ đó có thêm một sự tham khảo khác để đưa ra dự báo nhu cầu:

BẢNG HỎI KHẢO SÁT NHU CẦU MUA HÀNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG

Phần I: Thông tin khách hàng

1. Họ và tên của quý khách hàng: Trả lời ngắn:

2. Độ tuổi của khách hàng: Trả lời ngắn:

3. Quý khách hàng đã mua các sản phẩm đá của Công ty Nam Hà chưa? (Quý khách vui lòng tích vào câu trả lời của mình)

□ Đã mua

□ Chưa mua bao giờ

4. Sảm phẩm có làm hài lòng quý khách?

Khóa luận tôt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

(Quý khách vui lòng tích vào câu trả lời của mình) □ Không hài lòng

□ Hài lòng □ Rất hài lòng

5. Khách hàng có hài lòng về dịch vụ bán hàng của công ty? (Quý khách vui lòng tích vào câu trả lời của mình)

□ Không hài lòng □ Hài lòng

□ Rất hài lòng

Phần II: Bảng khảo sát chính:

1. Quý khách đã từng mua những sản phẩm nào của công ty? (Quý khách có thể chọn nhiều phương án khác nhau)

□ Đá 1x2 □ Đá 2x3 □ Đá 2x2 □ Đá 0x5 □ Đá Mạt □ Đá hộc □ Đá bây □ Mục khác:

2. Số lượng mỗi lần mua của khách hàng là: (Quý khách vui lòng tích vào câu trả lời của mình) □ 50-100 khối

□ 100-200 khối □ 200-500 khối

Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

□ 500-800 khối □ Lớn hơn 800 khối

3. Quý khách thường mua hàng bao nhiêu lần trong một tháng: (Quý khách vui lòng tích vào câu trả lời của mình)

□ 1-5 lầm □ 5-10 lần □ 10-15 lần □ 15-20 lần

4. Giá của sản phẩm đã hợp lý chưa?

(Quý khách vui lòng tích vào câu trả lời của mình) □ Chưa hợp lý

□ Hợp lý □ Rất hợp lý

5. Mức độ hài lòng về khả năng cung cấp của doanh nghiệp? (Quý khách vui lòng tích vào câu trả lời của mình)

□ Không hài lòng □ Hài lòng

□ Rất hài lòng

6. Một số góp ý để cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Câu trả lời ngắn:

Cảm ơn quý khách đã sử dụng thời gian của mình để làm bảng khảo sát này!

Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

Ngoài ra Nam Hà nên tổ chức lại hệ thống lưu trữ các thông tin về số lượng hàng tháng để có thể áp dụng phương pháp dự báo định lượng khác để gia tăng thêm phần chính xác cho dự báo. Nam Hà nên áp dụng thêm một vài phương pháp dự báo định lượng khác như phân tích dòng thời gian, san bằng số mũ....

3.3.3. Nâng cao năng suất trong hoạt động sản xuất

Năng suất là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong khả năng đáp ứng khách hàng. khả năng cạnh trang và sự phát triển của doanh nghiệp. Mặc dù Nam Hà vẫn hoạt động ổn định nhưng so sánh khối lượng sản xuất của năm 2019 và năm 2018, 2017 thì độ chênh lệch lên tới gần 15% và bị giảm đi so với năm trước. Do đó. vấn đề nâng cao năng suất nên được Nam Hà đặt ra để cải thiện dù lý do là khan hiếm nguồn đá hay do quá trình sản xuất thì đều phải cải thiện.

Biện pháp cơ bản sau sẽ góp phần giúp Nam Hà gia tăng năng suất của mình là xây dựng hệ thống chỉ tiêu. thước đo năng suất cho mọi hoạt động sản xuất và hoạt động mua nguyên vật liệu và nguồn đá. Thực hiện như vậy sẽ giúp Nam Hà kiểm soát được năng suất và tránh thất thoát ngoài dự định.

Nam Hà có thể áp dụng quy trình đo lường năng suất tổng hợp sau:

Sơ đồ 3. 2: Đề xuất quy trình đo lường năng suất tổng hợp

Xác định các chỉ tiêu đo lường năng suất Xác định dữ liệu cần thu thập. tiến hành thu thập và xử lý dữ liệu Tính toán các chỉ tiêu năng suất Báo cáo kết quả đo lường năng suất

Nguồn: Tác giả tự xây dựng

Bước 1: Nam Hà có thể lựa chọn các tiêu chí phù hợp với công ty của mình như năng suất lao động tính theo giá trị sản xuất. chi phí lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm. tỷ suất lợi nhuận trong giá trị sản xuất....

Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

Bước 2: Xác định các chi phí cho hoạt động sản xuất như chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu mua vào, khấu hao máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, lãi suất và các khoản phải trả ngân hàng, tiền lương cho công nhân viên,...

Bước 3: Tính toán các chỉ tiêu đo lường năng suất đã xác định ở bước đầu tiên bằng các công thức:

Năng suất lao động theo giá trị sản suất ——

Tong thời gian sản xuẫt ra tong sản phãm

Chi phí lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm = c⅛v^a°d^

κ ∙ O ∙ ∙ ∙ K Tong sản phẩm

rr., Ẵ. 1 ∙ 1 ʌ , , Ẵ, Lợi nhuận sau thuẽ ,

Tỷ suất lợi nhuận trong giá trị sản xuất = ——, , ^---xl00%

Tong sản phãm

Bước 4: Báo cáo lại kết quả được tính toán cho giám đốc để giám đốc đưa ra các chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng suất cho hoạt động sản xuất.

Ngoài ra, Nam Hà nên xây dựng thêm các nội dung, phương pháp đào tạo để nâng cao tay nghề và kỹ năng hoạt động của công nhân. Đối với bộ phận quản trị cần bồi dưỡng trình độ quản lý và nắm bắt, hiểu rõ các giai đoạn để giám sát các hoạt động trong sản xuất một cách cặht chẽ hơn.

Một phần của tài liệu 347 hoàn thiện công tác quản trị chuỗi cung ứng của công ty CP khoáng sản nam hà,khoá luận tốt nghiệp (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w