Theo thông tư số 61/2017/TT-BMNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực từ ngày 07/03/2018 quy định việc xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế của các mỏ khoáng sản rắn được thực hiện theo kế hoạch 5 năm. Vì vậy mỗi năm doanh nghiệp khai thác đá chỉ được khai thác một lượng đá nhất định theo phần trăm thể tích núi đá mà doanh nghiệp đã đấu thầu được để bảo vệ tài nguyên và đảm bảo theo đúng quy định được ban hành. Đối với Nam Hà, trong 5 năm kể từ năm 2017, lượng đá Nam Hà được phép khai thác từ núi đá là 3.600.000 khối đá nghĩa là mỗi năm công ty chỉ được khai tháctrong khoảng từ 700.000 đến 720.000 khối đá. Chính vì vậy mà lượng đá đầu ra bị giảm đi và không đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đây cũng có thể là lý do mà năm 2019, Nam Hà bị hao hụt doanh thu chỉ còn hơn một nửa so với năm 2018. Khi năm 2018 khai thác vượt quá định mức trọng một năm thì những năm còn lại phải khai thác lượng đá ít hơn để đảm bảo đúng khối lượng nhà nước yêu cầu.
Nhận biết được điều này, các doanh nghiệp trong ngành đá đã tìm đến những doanh nghiệp khác ít khai thác, có lượng đá chưa vượt qua định mức để mua về nghiền và phân loại thành các sản phẩm đá. Như vậy, để tăng năng suất và lợi nhuận, Nam Hà lựa chọn mua hàng trực tiếp từ các doanh nghiệp cần bán, không qua bất cứ một bên trung gian nào. Nam Hà luôn tìm cách để cắt giảm trung gian bằng cách tự đi tìm nhà cung cấp cho mình, họ đi đến từng công ty, xem nguồn hàng và đàm phán hợp đồng với họ. Với sự uy tín và vị thế của Nam Hà, đầu năm 2020, họ đã kí kết được với một vài công ty cung cấp nguồn đá cho họ sản xuất.
Để đảm bảo chất lượng sản phám đầu ra, Nam Hà cũng đưa ra các tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp như:
- Giá của nguyên vật liệu: Trong quá trình thương lượng với nhà cung cấp, Nam
Hà luôn nhấn mạnh vào một mức giá phù hợp nhất với mức chi trả của công ty
để không bị vướt quá chi phí sản xuất và chỉ đi đến giao dịch cuối cùng khi biết
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
về nguồn đá, khi đã ký kết hợp đồng, nhà cung cấp phải luôn đảm bảo cung cấp nguồn đá đầu vào trong khoảng quy định đã đề ra trong bản hợp đồng là tối thiểu 20.000 khối đá trở lên trong một tháng.
- Thời gian vận chuyển của nhà cung cấp: Nam Hà yêu cầu nhà cung cấp luôn phải giao hàng đúng thời điểm đã đề ra trước, chỉ được sai sót trong khoảng thời gian nhất định là 5 phút, nếu không thì nhà cung cấp sẽ phải bồi thường theo quy định trong bản hợp đồng.
Dưới đây là quy trình khi công ty CP khoáng sản Nam Hà thực hiện để tìm kiếm và chọn lựa nhà cung cấp cho mình. Các doanh nghiệp được chọn là các doanh nghiệp cung cấp các nguyên vật liệu như xăng, dầu, phụ tùng vận tải hoặc nguồn đá đầu vào.
Sơ đồ 2. 6: Quy trình lựa chọn nhà cung cấp của
Nguồn: Phòng kế toán của công ty Nam Hà
Bước 1: Phòng kế toán của Nam Hà sẽ tập hợp các doanh nghiệp có khả năng cung cấp nguyên vật liệu và nguồn đá cho mình. Đối với các nguyên vật liệu như xăng dầu, dầu nhớt, phụ tùng nguyên vật liệu có thể lựa chọn nhiều nhà cung cấp và không cố định. Còn đối với doanh nghiệp cung cấp đá dầu vào, Nam Hà yêu cầu phải là những doanh nghiệp đồng ý cung cấp lâu dài và trung thành, có trách nhiệm với chất lượng sản phẩm.
Bước 2: Sau khi có toàn bộ thông tin của những công ty có thể liên kết, Nam Hà sẽ để nhân viên đi đến từng công ty để khảo sát sản xuất, đặc biệt là những doanh
Chỉ tiêu Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
nghiệp cung cấp nguồn đá phải đánh giá kỹ lưỡng về các bãi núi đá, thể tích thực chưa khai thác, lượng khai thác mỗi tháng để đảm bảo doanh nghiệp đó thực sự có thể cung cấp đá cho Nam Hà. Với những công ty đảm bảo đầy đủ các yêu cầu, Nam Hà sẽ ghi chép lại để đưa ra những chiến lược đàm phán.
Theo báo cáo của phòng kế toán Công ty CP Khoáng sản Nam Hà, tỷ lệ lựa chọn và sàng lọc các nhà cung cấp có khả năng là đối tác của công ty lên tới 80%, có thể thấy nhờ vào hoạt động tỉ mỉ về tìm kiếm và loại bỏ các nhà cung cấp không phù hợp, phòng kế toán đã giúp giám đốc tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu của công ty.
Bước 3: Trước khi gặp gỡ để đàm phán hợp đồng, Nam Hà sẽ nghiên cứu các chiến lược để có một mức giá hợp lý nhất đưa ra với đối tác của mình. Khi đàm phán với công ty cung cấp nguồn đá, có lợi thế là một công ty trong ngành nên Nam Hà biết được các chi phí mà công ty bỏ ra để khai thác thành đá đầu nguồn. Vì vậy sẽ khó để đối tác đưa ra một mức giá cao, thay vào đó mức giá hợp lý nhất sẽ được đưa ra để đôi bên cùng có lợi. Đối với các công ty cung cấp nguyên vật liệu đơn giản thì Nam Hà sẽ tính số lượng nhập vào một tháng sau đó các công ty cung cấp sẽ đưa ra giá chiết khấu, giá này sẽ thay đổi theo từng khoảng thời gian.
Bước 4: Khi đàm phán hợp đồng đã xong, các điều khoản đã được thực hiện, nhưng Nam Hà sẽ chưa ký kết ngay mà sẽ ký sau đợt hàng đầu tiên. Đây được gọi là giai đoạn thử nghiệm của Nam Hà. Các công ty cung cấp phải giao hàng đúng thời gian đã hẹn, đúng sản phẩm mẫu mã, đầy đủ số lượng theo đúng bản hợp đồng.
Bước 5: Khi đã đáp ứng được mọi yêu cầu, Nam Hà sẽ ký bản hợp đồng và bắt đầu mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp. Ngược lại, nếu nhà cung cấp không thực hiện đúng với các điều khoản, Nam Hà sẽ ngừng ngay và tìm kiếm nhà cung cấp mới ngay lập tức.
Hầu hết các nguyên vật liệu đều được Nam Hà nhập vào 100%, đối với nguồn đá thì vì Nam Hà cũng tự cung cấp cho mình một phần nên lượng đá đầu vào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng từng thời điểm. Dưới đây là bảng thống kê phần trăm nguồn đá được Nam Hà nhập vào năm từ năm 2017 đến năm 2019:
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Bảng 2. 7: Lượng đá thu mua từ nhà cung cấp nguồn đá đầu vào của Nam Hà
Nguồn đá đầu vào nhập Số liệu tuyệt đối 100.000 khối đá 240.000 khối đá 350.000 khối đá từ nhà cung cấp Số liệu tương đối 13,88% 30% 59,82%
Nguồn: Phòng kế toán của Công ty Nam Hà
Có thể thấy mức đá nhập vào của Nam Hà ngày càng tăng lên, theo nghiên cứu thì có hai lý do dẫn đến điều này:
- Nhu cầu của thị trường ngày càng tăng và chỉ sản xuất dựa vào lượng đá của Nam Hà là không đủ để đáp ứng.
- Vì năm trước Nam Hà khai thác vượt quá quy định nên càng về những năm cuối theo Thông tư 5 năm, công ty phản khia thác giảm sản lượng, tránh vượt qua
mức quy định của pháp luật.
.2.3. Sản xuất
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tổng khối 720.461 800.000 585.088
lượng sản xuất Khối đá Khối đá Khối đá
Khóa luận tôt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Sơ đồ 2. 7: Chiến lược sản xuất chủ đạo của
Chiến lược sản xuất
Nguồn: Phòng kế toán Công ty Nam Hà
Ta thấy, Nam Hà sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng lên tới 60% chứng tỏ công ty đã có lượng khách hàng đều đặn và ổn định. Vì Nam Hà sử dụng kết hợp cả kênh bán lẻ và bán buôn cho các đại lý vật liệu xây dựng nên số lượng đặt hàng sẽ luôn được duy trì. Sản xuất để dự trữ nhằm bù đắp khi nhu cầu của khách hàng đột nhiên tăng. Với 30% số lượng sản xuất để dự trữ, Nam Hà sẽ duy trì được sự ổn định khi có sự thay đổi trong dự báo nhu cầu của khách hàng. Số liệu sản xuất dự trữ cũng có thể thay đổi vì giám đốc có thể thay đổi mức dự trữ trong giai đoạn có nhu cầu thấp, để dành cung cấp trong thời kì có nhu cầu tăng cao hơn. Hành động này có thể làm tăng chí phí lưu kho, tuy nhiên nếu hoạt động dự báo hiệu quả thì Nam Hà chắc chắn sẽ làm cho doanh thu đi lên. Sản xuất theo thiết kế của khách hàng chỉ chiếm 10%, đa số những đơn hàng này đều là trộn các loại đá với nhau theo nhu cầu của khách hàng. Giá bán của đơn hàng này sẽ là giá trung bình của hai loại đá được trộn.
Nền tảng của hệ thống sản xuất của Nam Hà dựa trên khả năng duy trì liên tục dòng sản phẩm trong nhà máy nhằm thích ứng linh hoạt với các thay đổi của thị trường. Để hoạt động sản xuất diễn ra hiệu quả, Nam Hà đề ra các nguyên tắc:
64
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
- Kiểm soát chất lượng: chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn dù sản xuất với số lượng nhiều hay ít.
- Đảm bảo chất lượng: đảm bảo quy trình sản xuất luôn tạo ra được sản phẩm đạt chất lượng cao.
- Tôn trọng công nhân viên: nguồn nhân lực chính là người mang lại lợi nhuận cho công ty.
Nguồn: Từ phòng kế toán của Công ty Nam Hà
Có thể thấy năm 2017 và năm 2018 có số lượng đá vượt qua quy định về số lượng một năm được phép sản xuất của Nam Hà được nêu ở phần tìm nguồn là 700.000 đến 720.000 khối đá. Chính vì vậy mà số lượng đá trong năm 2019 được khai thác thấp hơn hẳn các năm trước để Nam Hà cân bằng lại sản lượng đầu ra.
. 2.3.2. Quy trình sản xuất đá của Công ty CP khoáng sản Nam Hà
Đó là một trong những vật liệu không thể thiếu trong ngành xây dựng nói chung, tuy nhiên trước khi được đưa vào sử dụng, đá xây dựng phải trải qua một quy trình khai thác từ mỏ đá rất phức tạp. Việc khai thác mỏ đá là một công việc không hề đơn giản và vô cùng gian nan, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không có những biện pháp đảm bảo an toàn khi khai thác. Vì vậy, công việc này cần phải được thực hiện qua nhiều công đoạn và theo một quy trình nghiêm ngặt theo nhiều bước. Và dưới đây là quy trình khai thác mỏ đá xây dựng cơ bản từ khâu chuẩn bị đến đá thành phẩm của Công ty CP khoáng sản Nam Hà:
Khóa luận tôt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Sơ đồ 2. 8: Quy trình sản xuất của Công ty CP khoáng sản Nam Hà
Giai đoạn 1:
Chuẩn bị Giai đoạn 2:Khai thác Giai đoạn 3:Phân phối
Nguồn: Sơ đồ được xây dựng theo thông tin công ty cung cấp ❖ Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho việc khai thác:
Đây là giai đoạn quan trọng làm nền móng cho các công đoạn khai thác đá xây dựng tiếp theo. Trước tiên khi tiến hành khai thác mở đá, công ty phải chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt máy móc, thiết bị, nhân sự, cơ sở hạ tầng... Trải qua nhiều khảo sát và chọn vùng khai thác phù hợp, chủ thầu phải chuyển đầy đủ máy móc cần thiết, nhân công có tay nghề, xây dựng hệ thống đường giao thông, lán trại, trạm điện, mặt bằng, bãi chứa vật liệu, kho thuốc nổ. để phục vụ quá trình khai thác. Nam Hà yêu cầu nghiêm ngặt công nhân viên tham gia quá trình này phải mặc đồ bảo hộ, bảo đảm an toàn, hoặc khi thời tiết xấu, có mưa báo sẽ yêu cầu dừng toàn bộ việc khai thác lại.
❖ Giai đoạn 2: Giai đoạn khai thác:
Bước 1: Đầu tiên công nhân sẽ tiến hành loại lớp đất bao phủ trên bề mặt của mỏ đá, sau đó tạo lỗ khoan mìn trên vỉa đá để nổ. Giai đoạn này đòi hỏi công nhân làm việc cẩn thận khéo léo vì giai đoạn này khá nguy hiểm, chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể xảy ra tại nạn khi khai thác. Trong trường hợp đá hộc nổ có kích thước lớn thì phải tiếp tục nổ phá để thu được đá nhỏ hơn.
Bước 2: Đá xây dựng sau khi cho nổ, chuyển đá sau khi nổ qua các dây chuyền xay nghiền phân loại. Sau khi quá trình nổ kết thúc, các khối đá sẽ văng ra, với các kích thước khác nhau. Máy móc và một số nhân công sẽ tiến hành vận chuyển, bốc xếp chúng lên ô tô để đưa tới dây chuyền nghiền sàng.
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Bước 3: Quy trình xay nghiền và sàng lọc các loại đá xây dựng khác nhau. Quá trình xay nghiền và sàng lọc giúp ta thu được các loại đá khác nhau, bằng cách điều chỉnh dây chuyền và lưới sàng phù hợp. Chính vì thế, công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao để tránh trường hợp các loại đá lẫn với nhau gây khó khăn và hao hụt khi bán sản phẩm.
❖Giai đoạn 3: Giai đoạn phân phối:
Đá sau khi được xay nghiền và sàng lọc thì khi có đơn hàng, các xe tải sẽ được xúc hàng trực tiếp từ bãi nghiền và giao tới địa điểm của khách hàng.
Hình 2. 1: Mô hình dàn nghiền và lọc đá
Nguồn: Công ty CP khoáng sản Nam Hà
. 2.3.3. Cách thức bố trí sản xuất của Nam Hà
Nhận biết được bố trí sản xuất là công việc có khả năng tác động lâu dài tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy Nam Hà đưa ra các yêu cầu cơ bản để thực hiện bố trí sản xuất:
- Phù hợp với đặc điểm thiết kế của sản phẩm và khối lượng sản phẩm cần sản xuất.
- Đáp ứng được đòi hỏi của công nghệ và phương pháp chế biến. - Đảm bảo điều kiện làm việc, an toàn trong sản xuất.
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng - Đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường cả về bên trong lẫn bên ngoài khu vực doanh nghiệp.
Dựa vào các yêu cầu trên, Nam Hà đã bố trí sản xuất theo sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 2. 9: Sơ đồ bố trí sản xuất của Công ty Nam Hà
Nguồn: Sơ đồ tự xây dựng theo thông tin công ty cung cấp
Nam Hà lựa chọn cách bố trí sản xuất theo sản phẩm, đây là hình thức mà mỗi bộ phận sản xuất đều được trang bị đầy đủ các loại máy móc, thiết bị và lực lượng lao động ở các bộ phận khác nhau để cùng hoàn thành một sản phẩm. Nam Hà lựa chọn cách bố trí này vì nó đem lại hiệu quả cho việc sản xuất với số lượng lớn và. Vị trí của máy móc, thiết bị của nơi sản xuất là cố định và được lắp đặt theo trình tự sản xuất sản phẩm. Nam Hà sản xuất các loại đá lặp lại theo ngày nên việc bố trí sản xuất một cách cố định là rất cần thiết, dây chuyền sản xuất của Nam Hà tránh tất cả mọi sự dịch chuyển của vị trí sản xuất vì như vậy sẽ làm gia tăng chi phí và kéo dài thời gian sản xuất gây nên sai lầm trong việc bố trí.
.2.4. Phân phối
.2.4.1. Xây dựng hệ thống bán hàng
Nam Hà sử dụng hai kênh phân phối là bán buôn và bán lẻ:
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
- Đối với bán lẻ thì khách hàng là những người tiêu dùng cuối cùng và sẽ không có giá chiết khấu. Một số khách hàng sẽ tự thuê bên vận tải đến nhận hàng,
một số khác thì sẽ thuê vận tải từ Nam Hà.