Quy trình lựa chọn nhà cung cấp của

Một phần của tài liệu 347 hoàn thiện công tác quản trị chuỗi cung ứng của công ty CP khoáng sản nam hà,khoá luận tốt nghiệp (Trang 75 - 79)

Nguồn: Phòng kế toán của công ty Nam Hà

Bước 1: Phòng kế toán của Nam Hà sẽ tập hợp các doanh nghiệp có khả năng cung cấp nguyên vật liệu và nguồn đá cho mình. Đối với các nguyên vật liệu như xăng dầu, dầu nhớt, phụ tùng nguyên vật liệu có thể lựa chọn nhiều nhà cung cấp và không cố định. Còn đối với doanh nghiệp cung cấp đá dầu vào, Nam Hà yêu cầu phải là những doanh nghiệp đồng ý cung cấp lâu dài và trung thành, có trách nhiệm với chất lượng sản phẩm.

Bước 2: Sau khi có toàn bộ thông tin của những công ty có thể liên kết, Nam Hà sẽ để nhân viên đi đến từng công ty để khảo sát sản xuất, đặc biệt là những doanh

Chỉ tiêu Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

nghiệp cung cấp nguồn đá phải đánh giá kỹ lưỡng về các bãi núi đá, thể tích thực chưa khai thác, lượng khai thác mỗi tháng để đảm bảo doanh nghiệp đó thực sự có thể cung cấp đá cho Nam Hà. Với những công ty đảm bảo đầy đủ các yêu cầu, Nam Hà sẽ ghi chép lại để đưa ra những chiến lược đàm phán.

Theo báo cáo của phòng kế toán Công ty CP Khoáng sản Nam Hà, tỷ lệ lựa chọn và sàng lọc các nhà cung cấp có khả năng là đối tác của công ty lên tới 80%, có thể thấy nhờ vào hoạt động tỉ mỉ về tìm kiếm và loại bỏ các nhà cung cấp không phù hợp, phòng kế toán đã giúp giám đốc tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu của công ty.

Bước 3: Trước khi gặp gỡ để đàm phán hợp đồng, Nam Hà sẽ nghiên cứu các chiến lược để có một mức giá hợp lý nhất đưa ra với đối tác của mình. Khi đàm phán với công ty cung cấp nguồn đá, có lợi thế là một công ty trong ngành nên Nam Hà biết được các chi phí mà công ty bỏ ra để khai thác thành đá đầu nguồn. Vì vậy sẽ khó để đối tác đưa ra một mức giá cao, thay vào đó mức giá hợp lý nhất sẽ được đưa ra để đôi bên cùng có lợi. Đối với các công ty cung cấp nguyên vật liệu đơn giản thì Nam Hà sẽ tính số lượng nhập vào một tháng sau đó các công ty cung cấp sẽ đưa ra giá chiết khấu, giá này sẽ thay đổi theo từng khoảng thời gian.

Bước 4: Khi đàm phán hợp đồng đã xong, các điều khoản đã được thực hiện, nhưng Nam Hà sẽ chưa ký kết ngay mà sẽ ký sau đợt hàng đầu tiên. Đây được gọi là giai đoạn thử nghiệm của Nam Hà. Các công ty cung cấp phải giao hàng đúng thời gian đã hẹn, đúng sản phẩm mẫu mã, đầy đủ số lượng theo đúng bản hợp đồng.

Bước 5: Khi đã đáp ứng được mọi yêu cầu, Nam Hà sẽ ký bản hợp đồng và bắt đầu mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp. Ngược lại, nếu nhà cung cấp không thực hiện đúng với các điều khoản, Nam Hà sẽ ngừng ngay và tìm kiếm nhà cung cấp mới ngay lập tức.

Hầu hết các nguyên vật liệu đều được Nam Hà nhập vào 100%, đối với nguồn đá thì vì Nam Hà cũng tự cung cấp cho mình một phần nên lượng đá đầu vào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng từng thời điểm. Dưới đây là bảng thống kê phần trăm nguồn đá được Nam Hà nhập vào năm từ năm 2017 đến năm 2019:

Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

Bảng 2. 7: Lượng đá thu mua từ nhà cung cấp nguồn đá đầu vào của Nam Hà

Nguồn đá đầu vào nhập Số liệu tuyệt đối 100.000 khối đá 240.000 khối đá 350.000 khối đá từ nhà cung cấp Số liệu tương đối 13,88% 30% 59,82%

Nguồn: Phòng kế toán của Công ty Nam Hà

Có thể thấy mức đá nhập vào của Nam Hà ngày càng tăng lên, theo nghiên cứu thì có hai lý do dẫn đến điều này:

- Nhu cầu của thị trường ngày càng tăng và chỉ sản xuất dựa vào lượng đá của Nam Hà là không đủ để đáp ứng.

- Vì năm trước Nam Hà khai thác vượt quá quy định nên càng về những năm cuối theo Thông tư 5 năm, công ty phản khia thác giảm sản lượng, tránh vượt qua

mức quy định của pháp luật.

.2.3. Sản xuất

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng khối 720.461 800.000 585.088

lượng sản xuất Khối đá Khối đá Khối đá

Khóa luận tôt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

Một phần của tài liệu 347 hoàn thiện công tác quản trị chuỗi cung ứng của công ty CP khoáng sản nam hà,khoá luận tốt nghiệp (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w