3.2.1. Định hướng dài hạn
• Trở thành công ty có vị thế không chỉ trong khu vực mà là cả trong nước.
• Đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu.
• Cập nhật nhanh nhất các công nghệ mới.
• Luôn đảm bảo chất lượng đội ngũ công nhân viên.
3.2.2. Định hướng ngắn hạn
• Cải thiện tình hình sụt giảm doanh thu năm 2019.
• Xây dựng thêm cảng để tăng năng suất giao hàng cho khách hàng.
• Duy trì dự ổn định của vòng quay hàng tồn kho.
• Duy trì mối quan hệ với các đối tác kinh doanh cùng nghành.
3.2.3. Định hướng phát triển công tác quản trị chuỗi cung ứng
• Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm nguồn hàng.
• Đưa ra các chiến lược mua hàng để có mức giá tối ưu nhất.
• Đẩy mạnh bán lẻ và tìm kiếm các dự án lớn.
• Mở rộng thêm kho bãi và đầu tư thêm một vài phương tiện vận tải.
Đặt ra mục tiêu phát triển sẽ giúp Nam Hà thấy rõ hơn về việc chỉ đạo, sự phối hợp giữa các hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ diễn ra hoàn hảo hơn. Đồng thời giúp nhà lãnh đạo của Nam Hà hệ thống lại những vấn đề kinh doanh nhằm mang lại những bước đi tốt đẹp hơn cho doanh nghiệp.
3.3. Giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của công tác quản trị chuỗi cungứng của Công ty CP Khoáng sản Nam Hà ứng của Công ty CP Khoáng sản Nam Hà
3.3.1. Tăng sự hỗ trợ của quản lý trong chuỗi cung ứng để nâng cao hiệuquả nội bộ quả nội bộ
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Như đã nói ở phần hạn chế của doanh nghiệp, việc công ty chỉ có một người quản lý chung cho tất cả các bộ phận là không đủ để kiểm soát. Nam Hà có 7 bộ phận nhỏ và mỗi bộ phận nên có một người phụ trách và quản lý riêng. Điều này đẩy cao sự kiểm soát của các nhân viên cấp cao tránh các trường hợp có lỗ hổng cho quản trị chuỗi cung ứng. Các hoạt động của chuỗi cung ứng thường diễn ra trong các khu vực khác nhau, nếu chỉ có một người quản lý chung đi lại giữa các khu vực để kiểm soát thì khó có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc khi số lượng của công việc quá nhiều so với chức vụ. Có thể chi phí cho nhân công sẽ tăng nhưng Nam Hà sẽ đẩy cao được hiệu quả của chuỗi cung ứng khi quản lý các bộ phận sẽ kiểm soát sát sao công nhân hơn, giải quyết các vấn đề nhanh chóng và tiết kiệm thời gian cho công ty.
Sau đây là đề xuất về sơ đồ cơ cấu tổ chức mới:
Khóa luận tôt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Nguồn: Tác giả tự xây dựng
Một tổ chức phải có sự thống nhất về quyền quản lý, đây là điều kiện tạo nên trật tự trong tổ chức. Việc bổ sung thêm các quản lý cho từng bộ phận góp phần tạo ra sự cố gắng, nỗ lực, tăng tính trách nhiệm của các quản lý mới, từ đó các hoạt động diễn ra hiệu quả và chặt chẽ hơn.
3.3.2. Nâng cao hiệu quả của hoạt động dự báo
Thay vì chỉ sử dụng phương pháp dự báo là lấy ý kiến của ban quản lý điều hành và lấy ý kiến hỗn hợp của lực lượng bán hàng, Nam Hà nên sử dụng một số biện pháp dự báo khác là lấy ý kiến của khách hàng để xem nhu cầu và đánh giá của họ về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của công ty là ra sao.
Sau đây là bảng hỏi được đề xuất để tham khảo ý kiến của khách hàng, từ đó có thêm một sự tham khảo khác để đưa ra dự báo nhu cầu:
BẢNG HỎI KHẢO SÁT NHU CẦU MUA HÀNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG
Phần I: Thông tin khách hàng
1. Họ và tên của quý khách hàng: Trả lời ngắn:
2. Độ tuổi của khách hàng: Trả lời ngắn:
3. Quý khách hàng đã mua các sản phẩm đá của Công ty Nam Hà chưa? (Quý khách vui lòng tích vào câu trả lời của mình)
□ Đã mua
□ Chưa mua bao giờ
4. Sảm phẩm có làm hài lòng quý khách?
Khóa luận tôt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
(Quý khách vui lòng tích vào câu trả lời của mình) □ Không hài lòng
□ Hài lòng □ Rất hài lòng
5. Khách hàng có hài lòng về dịch vụ bán hàng của công ty? (Quý khách vui lòng tích vào câu trả lời của mình)
□ Không hài lòng □ Hài lòng
□ Rất hài lòng
Phần II: Bảng khảo sát chính:
1. Quý khách đã từng mua những sản phẩm nào của công ty? (Quý khách có thể chọn nhiều phương án khác nhau)
□ Đá 1x2 □ Đá 2x3 □ Đá 2x2 □ Đá 0x5 □ Đá Mạt □ Đá hộc □ Đá bây □ Mục khác:
2. Số lượng mỗi lần mua của khách hàng là: (Quý khách vui lòng tích vào câu trả lời của mình) □ 50-100 khối
□ 100-200 khối □ 200-500 khối
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
□ 500-800 khối □ Lớn hơn 800 khối
3. Quý khách thường mua hàng bao nhiêu lần trong một tháng: (Quý khách vui lòng tích vào câu trả lời của mình)
□ 1-5 lầm □ 5-10 lần □ 10-15 lần □ 15-20 lần
4. Giá của sản phẩm đã hợp lý chưa?
(Quý khách vui lòng tích vào câu trả lời của mình) □ Chưa hợp lý
□ Hợp lý □ Rất hợp lý
5. Mức độ hài lòng về khả năng cung cấp của doanh nghiệp? (Quý khách vui lòng tích vào câu trả lời của mình)
□ Không hài lòng □ Hài lòng
□ Rất hài lòng
6. Một số góp ý để cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Câu trả lời ngắn:
Cảm ơn quý khách đã sử dụng thời gian của mình để làm bảng khảo sát này!
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Ngoài ra Nam Hà nên tổ chức lại hệ thống lưu trữ các thông tin về số lượng hàng tháng để có thể áp dụng phương pháp dự báo định lượng khác để gia tăng thêm phần chính xác cho dự báo. Nam Hà nên áp dụng thêm một vài phương pháp dự báo định lượng khác như phân tích dòng thời gian, san bằng số mũ....
3.3.3. Nâng cao năng suất trong hoạt động sản xuất
Năng suất là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong khả năng đáp ứng khách hàng. khả năng cạnh trang và sự phát triển của doanh nghiệp. Mặc dù Nam Hà vẫn hoạt động ổn định nhưng so sánh khối lượng sản xuất của năm 2019 và năm 2018, 2017 thì độ chênh lệch lên tới gần 15% và bị giảm đi so với năm trước. Do đó. vấn đề nâng cao năng suất nên được Nam Hà đặt ra để cải thiện dù lý do là khan hiếm nguồn đá hay do quá trình sản xuất thì đều phải cải thiện.
Biện pháp cơ bản sau sẽ góp phần giúp Nam Hà gia tăng năng suất của mình là xây dựng hệ thống chỉ tiêu. thước đo năng suất cho mọi hoạt động sản xuất và hoạt động mua nguyên vật liệu và nguồn đá. Thực hiện như vậy sẽ giúp Nam Hà kiểm soát được năng suất và tránh thất thoát ngoài dự định.
Nam Hà có thể áp dụng quy trình đo lường năng suất tổng hợp sau:
Sơ đồ 3. 2: Đề xuất quy trình đo lường năng suất tổng hợp
Xác định các chỉ tiêu đo lường năng suất Xác định dữ liệu cần thu thập. tiến hành thu thập và xử lý dữ liệu Tính toán các chỉ tiêu năng suất Báo cáo kết quả đo lường năng suất
Nguồn: Tác giả tự xây dựng
Bước 1: Nam Hà có thể lựa chọn các tiêu chí phù hợp với công ty của mình như năng suất lao động tính theo giá trị sản xuất. chi phí lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm. tỷ suất lợi nhuận trong giá trị sản xuất....
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Bước 2: Xác định các chi phí cho hoạt động sản xuất như chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu mua vào, khấu hao máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, lãi suất và các khoản phải trả ngân hàng, tiền lương cho công nhân viên,...
Bước 3: Tính toán các chỉ tiêu đo lường năng suất đã xác định ở bước đầu tiên bằng các công thức:
Năng suất lao động theo giá trị sản suất ——
Tong thời gian sản xuẫt ra tong sản phãm
Chi phí lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm = c⅛v^a°d^
κ ∙ O ∙ ∙ ∙ K Tong sản phẩm
rr., Ẵ. 1 ∙ 1 ʌ , , Ẵ, Lợi nhuận sau thuẽ ,
Tỷ suất lợi nhuận trong giá trị sản xuất = ——, , ^---xl00%
Tong sản phãm
Bước 4: Báo cáo lại kết quả được tính toán cho giám đốc để giám đốc đưa ra các chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng suất cho hoạt động sản xuất.
Ngoài ra, Nam Hà nên xây dựng thêm các nội dung, phương pháp đào tạo để nâng cao tay nghề và kỹ năng hoạt động của công nhân. Đối với bộ phận quản trị cần bồi dưỡng trình độ quản lý và nắm bắt, hiểu rõ các giai đoạn để giám sát các hoạt động trong sản xuất một cách cặht chẽ hơn.
3.3.4. Khắc phục tình trạng chậm trễ trong mô hình quản trị tồn kho JustIn Time: In Time:
Hiện tại, Nam Hà sử dụng mô hình sản xuất tức thời JIT vào quản trị hàng tồn kho để giảm tối đa thời gian lưu kho của sản phẩm. Tuy nhiên, mô hình này lại có nhược điểm là toàn bộ dây chuyền sản xuất sẽ ngừng hoạt động khi có một công đoạn trong dây chuyền xảy ra sự cố. Để khắc phục được tình trạng này cho Nam Hà, tác giả đã đề xuất giải pháp sau.
Đầu tiên phải phụ thuộc vào kết quả dự báo của công ty về khối lượng sản xuất ra trong tháng tới để nhập nguồn nguyên vật liệu, có thể nhập dư thừa đối với những mặt hàng không cần bảo quản như phụ tùng, linh kiện cho các phương tiện, dầu
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
nhớt. Đối với các nguyên liệu dễ gây cháy nổ như xăng dầu, phải có nhân viên thuờng xuyên kiểm tra để nhập hàng đúng thời điểm. Ví dụ: Trong một tuần, dự báo khối lượng sản xuất là bao nhiêu khối thì lượng xăng dầu tiêu thụ cho mọi hoạt động như vận chuyển, khai thác lag bao nhiêu từ đó chia ra các ngày và chọn ngày nhập hàng hợp lý nhất, tránh nhập dư thừa xăng dầu để trong kho dễ gây cháy nổ.
Tiếp đến là về phía các nhà cung cấp. Nam Hà phải đảm bảo được rằng nguyên vật liệu được giao hàng đúng lúc và không chậm trễ. Một số giải pháp cho ván đề này là:
- Đưa ra nhật ký nhập hàng cho nhân viên và nhà cung cấp: Dựa vào dự báo đưa
ra của phòng kế toán, Nam Hà nên tính toán ngày giờ cố định nhập nguyên liệu
đầu vào. Điều này giúp cho Nam hà tránh các sai sót về thời gian sản xuất.
- Nguồn đá đầu vào cũng cần được khai thác trước
khi đưa vào dây chuyền sản
xuất, các vật liệu như thuốc nhỏ, đồ dùng bảo hộ phải luôn sẵn sàng để phục vụ cho công đoạn khai thác này.
3.3.5. Thay đổi cách thức phân loại sản phẩm của Nam Hà:
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng đá xây dựng, việc phân loại sản phẩm là vô cùng cần thiết để đánh giá mức độ ổn định trong hoạt động bán hàng, từ đó điều chỉnh lượng sản xuất cho những loại đá bán chạy và loại đá bán chậm hơn, tránh gây tình trạng lưu kho trong thời gian dài với số lượng lớn.
Phương pháp phân loại sản phẩm ABC được quản lý chung sử dụng trong quản trị hàng tồn kho từ lúc Nam Hà mới đi vào hoạt động nhưng phương pháp phân loại này chưa thật sự đem lại hiệu quả khi các loại đá với mức độ lưu kho khác nhau lịa được xếp chung nhóm.
Nam Hà nên phân loại sản phẩm tồn kho dưa vào nhu cầu của khách hàng:
- Nhóm 1: Là nhóm gồm các loại đá có khả năng đáp ứng nhu cầu cao nhất của người tiêu dùng. Nhóm sản phẩm này luôn có tỷ lệ cao trong kho, mỗi loại chiếm 10% đến 25% và cũng là những loại đá chiến tỷ lệ đơn đặt hàng cao
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
- Nhóm 2: Là nhóm gồm các loại đá được người tiêu dùng tiêu thụ ở mức độ trung bình. Nhóm sản phẩm này mỗi loại chỉ chiếm 4% đến 5% trong tổng khối
lượng của hàng tồn kho. Nhóm 2 bao gồm các loại đá sau: đá 2x4, đá hộc, đá bây A, đá 5x9.
- Nhóm 3: Là nhóm gồm các loại đá thỉnh thoảng mới có đơn đặt hàng từ người
tiêu dùng. Nhóm sản phẩm này chỉ chiếm 3% số lượng trong hàng tồn kho bao
gồm đá 2x2 và đá 4x6. Nhóm 3 là nhóm mà công ty Nam Hà nên xem xét có nên giữ lại hay không vì đây là nhóm đá có giá trị cao nhất nhưng hàng bán lại
chậm và số lượng bán ra so với các loại đá của nhóm 1 và nhóm 2 là không đáng
kể.
Sử dụng tiêu chí nhu cầu của người tiêu dùng để phân loại hàng tồn kho giúp Nam Hà thống kê được các loại đá đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng từ đó gia tăng dự trữ hơn so với các loại đá ít được khách hàng để ý tới. Sử dụng cách thức phân loại này còn giúp đẩy nhanh quá trình lưu kho và tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Nhóm 1 sẽ luôn là mặt hàng được ưu tiên lưu trữ và sản xuất hơn nhóm 2 và nhóm 3 vì các loại đá này đem lại doanh thu và lợi nhuận cho Nam Hà
3.3.6. Áp dụng ứng dụng công nghệ vào quản lý kho hàng và hệ thống bán hàng để tăng cường kiểm soát:
Nam Hà có hệ thống bán hàng và quản trị kho bãi còn lạc hậu, điều này gây khó khăn trong công tác kiểm soát hàng hoá. Hiện tại, Nam Hà chỉ sử dụng sổ tay để lưu trữ thông tin khách hàng, thông tin nhập kho và xuất kho. Điều này có thể gây thất thoát thông tin hoặc cung cấp thông tin thiếu chính xác cho người quản lý gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Nam Hà. Ngoài ra, Nam Hà chỉ sử dụng phần mềm Excel để lưu trữ và theo dõi thông tin của các đơn hàng, các thông tin này thường được lưu trữ theo tháng và khó tìm kiếm khi cần đối sót một đơn hàng nào
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
đều do bảo vệ thực hiện, điều này gây cảm giác thiếu an toàn cho Nam Hà trong các hoạt động này. Vì vậy, Nam Hà cần bổ sung một nhân viên quản lý kho bãi song song với hoạt động của bảo vệ để giám sát các hoạt động quản trị kho bãi diễn ra cùng với như:
- Sắp xếp hàng hóa có trong kho.
- Kiểm tra và đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa trong kho. - Thực hiện các thủ tục xuất nhập hàng hóa.
- Tiếp nhận và kiểm tra các chứng từ yêu cầu xuất nhập theo quy định. - Thực hiện việc xuất/nhập hàng hóa.
- Ghi phiếu nhập, xuất kho.
Quản lý kho hàng hay kho vât tư chính là những hoạt động liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức, bảo quản, quản lý số lượng hàng hóa vật tư, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất, cung cấp, phân phối hàng hóa, vật tư kịp thời cũng như góp phần giảm chi phí lưu thông và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của kho. Vì vậy có sự giám sát của người quản lý tại đây là vô cùng quan trọng.
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm công nghệ thông tin chuyên dụng thực hiện các kỹ năng hưỡng dẫn, kiểm soát và theo dõi các hoạt động bán hàng, quản lý xuất hàng, nhập hàng, lưu trữ, tồn kho,... trong kho hàng. Các ứng này cung cấp một hệ thống quản trị chặt chẽ trong quá trình từ việc lên đơn cho tới khi giao hàng và một số ứng dụng có thể thông báo người quản lý mặt hàng nào sắp hết trong kho hoặc phân tích nguyên liệu nào được sử dụng nhiều nhất,... Một trong những ứng dụng nổi trội nhất đó là ứng dụng quản lý KiotViet.
Khóa luận tôt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Hình 3. 1: Giới thiệu ứng dụng KiotViet
Nguồn: Trang chủ KiotViet (2020) KiotViet Quản lý là ứng dụng của KiotViet giúp các Chủ cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, doanh nghiệp,... nắm bắt được hiệu quả hoạt động kinh doanh của cửa hàng