Nguồn: Tác gỉa tự xây dựng theo thông tin của Công ty Nam Hà
Nam Hà sắp xếp vị trí kho nguyên vật liệu, bãi sản phẩm và bãi máy móc, phương tiện phục vụ cho hoạt độc bốc dỡ hàng khá gần nhau, điều này giúp cho các hoạt động nhập kho và xuất kho diễn ra dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.
- Bước 2: Kiểm soát chất lượng: bước này được kết hợp giữa các công việc đo lường chất lượng, đề ra các phương án dự phòng và có sự tham gia của người lao
động. Nam Hà kiểm soát chất lượng của hoạt động quản trị tồn kho dựa vào
chi phí
tồn kho và thời gian lưu kho. Các phương án cắt bỏ các chi phí không liên quan
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
trình sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí như đào tạo lại nhân viên để quen với quy trình mới, ảnh hưởng đến thời gian sản xuất khi phải thiết kế lại quy trình. Mô hình JIT rất hạn chế điều này xảy ra vì đay là mô hình sản xuất tức thời, các hoạt động phải dược sắp xếp cố định và hoạt động liên tục.
- Bước 4: Áp dụng hệ thống thông tin nhắm kiểm soát số lượng nguyên vật liệu và sản phẩm trong từng quy trình sản xuất. Tuy nhiên, hiện tại Nam Hà
chỉ sử
dụng phần mềm quản lý thông tin đơn giản như Excel và Nam Hà không lưu trữ
thông tin quá lâu mà chỉ lưu trữ trong một tháng.
- Bước 5: Đàm bán với nhà thầu để thời gian giao hàng luôn nhanh nhất có thể. Giao hàng đúng thời điểm là yếu tố giúp mô hình JIT diễn ra thuận lợi và không có sự chậm trễ.
Đặc điểm của mô hình JIT của Nam Hà:
- Sản xuất dây chuyền: Sản xuất liên tục, tối ưu hóa máy móc một cách hiệu
quả và duy trì được sản lượng tiền mặt của các sản phẩm cuối là luôn dương.
- Dòng hàng (đầu vào và đầu ra) phải liên tục, không được phép gián đoạn: Thông qua việc sản xuất liên tục trong môi trường 24/7, dòng hàng hóa là rất quan
trọng. Đặc điểm này nhấn mạnh vào phương pháp JIT, bởi khâu sản xuất
trong JIT
là không thể dừng lại.
- Hợp tác với nhà cung cấp: nhà cung cấp có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và chất lượng của quy trình. Các nhà cung cấp là những đối tác trọng điểm và sự thành
công của cả hai bên đều phụ thuộc vào cách thức hai bên hợp tác.
- Sự gắn bó của nhân viên: Nếu không có sự giải thích đúng đắn những kiến
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
.2.2. Quản trị nguồn hàng
Theo thông tư số 61/2017/TT-BMNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực từ ngày 07/03/2018 quy định việc xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế của các mỏ khoáng sản rắn được thực hiện theo kế hoạch 5 năm. Vì vậy mỗi năm doanh nghiệp khai thác đá chỉ được khai thác một lượng đá nhất định theo phần trăm thể tích núi đá mà doanh nghiệp đã đấu thầu được để bảo vệ tài nguyên và đảm bảo theo đúng quy định được ban hành. Đối với Nam Hà, trong 5 năm kể từ năm 2017, lượng đá Nam Hà được phép khai thác từ núi đá là 3.600.000 khối đá nghĩa là mỗi năm công ty chỉ được khai tháctrong khoảng từ 700.000 đến 720.000 khối đá. Chính vì vậy mà lượng đá đầu ra bị giảm đi và không đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đây cũng có thể là lý do mà năm 2019, Nam Hà bị hao hụt doanh thu chỉ còn hơn một nửa so với năm 2018. Khi năm 2018 khai thác vượt quá định mức trọng một năm thì những năm còn lại phải khai thác lượng đá ít hơn để đảm bảo đúng khối lượng nhà nước yêu cầu.
Nhận biết được điều này, các doanh nghiệp trong ngành đá đã tìm đến những doanh nghiệp khác ít khai thác, có lượng đá chưa vượt qua định mức để mua về nghiền và phân loại thành các sản phẩm đá. Như vậy, để tăng năng suất và lợi nhuận, Nam Hà lựa chọn mua hàng trực tiếp từ các doanh nghiệp cần bán, không qua bất cứ một bên trung gian nào. Nam Hà luôn tìm cách để cắt giảm trung gian bằng cách tự đi tìm nhà cung cấp cho mình, họ đi đến từng công ty, xem nguồn hàng và đàm phán hợp đồng với họ. Với sự uy tín và vị thế của Nam Hà, đầu năm 2020, họ đã kí kết được với một vài công ty cung cấp nguồn đá cho họ sản xuất.
Để đảm bảo chất lượng sản phám đầu ra, Nam Hà cũng đưa ra các tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp như:
- Giá của nguyên vật liệu: Trong quá trình thương lượng với nhà cung cấp, Nam
Hà luôn nhấn mạnh vào một mức giá phù hợp nhất với mức chi trả của công ty
để không bị vướt quá chi phí sản xuất và chỉ đi đến giao dịch cuối cùng khi biết
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
về nguồn đá, khi đã ký kết hợp đồng, nhà cung cấp phải luôn đảm bảo cung cấp nguồn đá đầu vào trong khoảng quy định đã đề ra trong bản hợp đồng là tối thiểu 20.000 khối đá trở lên trong một tháng.
- Thời gian vận chuyển của nhà cung cấp: Nam Hà yêu cầu nhà cung cấp luôn phải giao hàng đúng thời điểm đã đề ra trước, chỉ được sai sót trong khoảng thời gian nhất định là 5 phút, nếu không thì nhà cung cấp sẽ phải bồi thường theo quy định trong bản hợp đồng.
Dưới đây là quy trình khi công ty CP khoáng sản Nam Hà thực hiện để tìm kiếm và chọn lựa nhà cung cấp cho mình. Các doanh nghiệp được chọn là các doanh nghiệp cung cấp các nguyên vật liệu như xăng, dầu, phụ tùng vận tải hoặc nguồn đá đầu vào.