2.1. Tổng quan về Công ty CP Khoáng sảnNam Hà
2.1.4. Khái quát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
❖ Nguồn vốn:
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chi phí (tỷ dồng) 73,379 97,984 57,866 Doanh thu (tỷ đồng) 74,697 99,057 58,171 Lợi nhuận (tỷ đồng) 1,318 1,073 0,305
Nguồn: BCTC năm 2017 đến 2019 của Công ty CP khoáng sản Nam Hà Từ bảng kết quả nguồn vốn từ năm 2017 đến năm 2019 ta thấy tuy Nam Hà có sự tăng giảm giữa các năm nhưng tổng nguồn vốn qua từng năm vẫn khá vững chắc. Vốn cố định qua các năm đang có xu hướng giảm dần, giảm từ 71,87% (năm 2017) xuống 53,81% (năm 2019), trong khi đó vốn lưu động thì tăng lên, tăng từ 29,13% (năm 2017) lên 46,19% (năm 2019). Điều này cho thấy doanh nghiệp cần vốn để đầu tư kinh doanh và cũng có thể doanh nghiệp gặp một vài khó khăn cần chuyển đổi nguồn vốn để giải quyết.
Tổng nguồn vốn tăng mạnh vào năm 2018 nhưng lại gỉảm vào năm 2019 cho thấy doanh nghiệp chưa hoạt động kinh doanh hiệu quả và cần khắc phục để giúp công ty nâng nguồn vốn lên đảm bảo cho hoạt động duy trì và mở rộng sản xuất.
Khóa luận tôt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
❖ Ket quả kinh doanh năm từ năm 2017 đến năm 2019:
Bảng 2. 3: Ket quả kinh doanh của
Nguồn: BCKQHĐKD năm 2017 đến 2019 của Công ty CP khoáng sản Nam Hà Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của Nam Hà cho thấy công ty vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng kết quả mang lại thì cho thấy sự tăng trưởng không đều và giảm mạnh vào năm 2019 khi lợi nhuận chỉ đạt 0,305 tỷ đồng. Con số này chỉ chiếm 23,14% so với lợi nhuận năm 2017 và 28,42% so với năm 2018, đây có thể là điều đáng báo động cho công ty khi lợi nhuận ngày càng giảm từ năm 2017. Năm 2019 là năm Nam Hà có doanh thu cao nhất nhưng chi phí cũng tăng cao dẫn đến lợi nhuận giảm so với năm 2018 chứng tỏ công tác quản lý các chi phí chưa thật sự đạt hiệu quả. Nếu Nam Hà không có giải pháp khắc phục tình hình này thì công ty sẽ gặp rất nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.