Hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí một điều kiện thuận lợi để trẻ tiếp cận với nghệ thuật tạo hình truyền thống

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 26 - 28)

tiếp cận với nghệ thuật tạo hình truyền thống

Có thể nói rằng nghệ thuật trang trí Việt Nam đã có từ rất lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã để lại cho thế hệ ngày nay không chỉ là những trang sử hào hùng mà còn có cả một kho tàng văn hoá nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật trang trí. Là một thể loại của nghệ thuật ứng dụng, nghệ thuật trang trí có mặt ở khắp nơi trong đời sống xã hội từ việc trang trí phòng ở, trang trí sân khấu, trang trí đồ dùng vật dụng… hay trong thực tế cuộc sống, từ việc trồng cây, làm vườn hoa, quy hoạch đô thị đến việc sắp xếp nhà ở gọn gàng, ngăn nắp, mọi vật được sắp đặt đúng chỗ, thuận tiện và ưa nhìn đều mang ý nghĩa của nghệ thuật trang trí. Nghệ thuật trang trí luôn gắn liền với đời sống hàng ngày và gắn liền với truyền thống dân tộc.

Ngay từ thời xa xưa, tổ tiên của chúng ta- người Việt cổ- đã biết cách làm đẹp cho mình bằng cách tự chế tạo những chiếc vòng đeo cổ, những chiếc vòng đeo tay bằng đá, bằng xương, bằng gỗ… , biết vẽ lên vách đá, đồ gốm với những hoa văn trang trí đẹp mắt. Vì thế nên ở thời Hùng Vương dựng nước, họ đã tạo nên những đồ đồng trang trí tuyệt vời với những hoạ tiết hoa văn vô cùng đặc sắc. Hay như trống đồng Ngọc Lũ- Đông Sơn là một tác phẩm không những thể hiện được trình độ khoa học cao của thời kì đồ đồng, mà đó còn là những bức tranh trang trí tuyệt đẹp. Trên mặt trống được trang trí bởi ngôi sao nhiều cánh ở giữa, còn xung quanh đó là những thú vật, chim muông, con người chạy vòng quanh. Như vậy, với cách sắp xếp này đã tạo nên hình tượng con người và thiên nhiên luôn hoà quyện vào nhau một cách nhuần nhuyễn… và còn rất nhiều các sản phẩm khác từ thời xa xưa để lại

Thời đại ngày nay cũng thế, con người với bản chất luôn luôn yêu cái đẹp, luôn luôn mong muốn làm đẹp cuộc sống, vì thế nên ở đâu cũng thể hiện sự sắp xếp, tô điểm của con người. Việc làm này được thể hiện ở rất nhiều mảng trong cuộc sống như trình bày một quyển sách, trình bày một tờ báo, vẽ hoa trên vải hay trên bát đĩa, trang trí nhà cửa hay công viên…đó chính là nghệ thuật trang trí. Theo tác giả Hoàng Thị Lan Hương thì "… Xã hội càng văn minh thì nhu cầu làm đẹp

cho cuộc sống càng tăng. Có thể nói ngày nay không có một sản phẩm nào do con người chế tạo ra để phục vụ cuộc sống lại không được quan tâm làm đẹp. Vì thế trang trí đã trở thành nhu cầu tất yếu của cuộc sống, một nhu cầu không thể thiếu đối với con người…".

Có thể thấy rằng, tranh xé dán, cắt dán ở trường mầm non được bắt nguồn từ các thể loại tranh ghép nghệ thuật. Trong lĩnh vực nghệ thuật, người ta thấy rằng có nhiều loại tranh ghép như: tranh ghép từ các mảnh sứ, bát đĩa vỡ; từ các mảnh kính màu; từ vỏ chai hay từ các loại hoa lá... Còn ở trường mầm non, chúng ta thường dạy trẻ em thể hiện tranh xé, cắt dán từ các mảnh giấy màu hoặc giấy trắng bằng cách dùng kéo để cắt hoặc dùng tay để xé dán…

Như vậy có thể hiểu cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí là sự sắp đặt các hoạ tiết như hình mảng, màu sắc… trên mặt phẳng nhằm tạo ra những sản phẩm đẹp. Ví dụ như có thể xếp dán các hoạ tiết để trang trí các hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, đường diềm… hay có thể trang trí các đồ vật ở trong cuộc sống như: ấm chén, bát đĩa, lọ hoa, quần áo…

Nếu như tranh xếp dán theo mẫu hay theo đề tài cần thực hiện theo những mẫu, những đề tài đã có sẵn; tranh xếp dán theo ý thích được phép tự do trong việc lựa chọn hoạ tiết hay cách sắp xếp bố cục… thì tranh xếp dán trang trí cần tuân thủ theo một bố cục trang trí nhất định nhưng lại có thể được phép lựa chọn hay sáng tạo các hoạ tiết riêng. Chính vì thế nên hoạt động xếp dán tranh trang trí tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thoả sức thể hiện mình trong đó, chúng có thể tự do phóng tác những suy nghĩ, thả hồn vào những ước mơ qua từng hoạ tiết hay qua sự sắp đặt vị trí của những hoạ tiết đó. Với những cách sắp xếp bố cục trang trí như: sắp xếp đối xứng qua một trục; sắp xếp nhắc lại các hoạ tiết hay sắp xếp xen kẽ các hoạ tiết…- đây là những kiểu bố cục phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo, đồng thời, khi nghiên cứu về các mẫu hoa văn của một số dân tộc thiểu số chúng tôi cũng thấy rằng các dạng bố cục trang trí này cũng thường xuyên được sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật của người lớn, kể cả trong những cách trang trí những vật dụng, đồ dùng hàng ngày của chúng ta, đặc biệt là của các dân tộc miền núi.

Tóm lại, hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí là nơi tạo điều kiện tốt cho trẻ phát huy khả năng sáng tạo của mình, đồng thời đây cũng là một điều kiện thuận lợi giúp trẻ mầm non được làm quen với nền nghệ thuật dân tộc của chúng ta. Vì

vậy các nhà giáo dục, đặc biệt là các cô giáo mầm non cần tăng cường hơn nữa việc tổ chức tốt các hoạt động học tập cho trẻ, đặc biệt là hoạt động xếp dán tranh trang trí ở trường mầm non.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)