xếp các hoạ tiết theo bố cục hoa văn dân tộc
2.3.3.1. Biện pháp 1: Thực hiện tiếp các bức tranh cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí chưa hoàn thiện với các họa tiết đã có sẵn.
* Mục đích:
Giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về sự lựa chọn các hoạ tiết, cách sắp xếp chúng và cách thể hiện màu sắc nhằm tạo ra những sản phẩm tạo hình có giá trị nghệ thuật.
* Cách thực hiện:
- Giáo viên cần chuẩn bị những bức tranh cắt, xé, xếp dán chưa hoàn thiện để yêu cầu trẻ thực hiện tiếp.
- Cho trẻ quan sát và nhận xét về cách sắp xếp các hoạ tiết và cách sử dụng, phối hợp màu sắc, để từ đó trẻ có thể tìm ra được cách hoàn thành bài tập tạo hình.
- Trong quá trình trẻ thực hiện, giáo viên có thể gợi ý để trẻ biết sử dụng những hoạ tiết đã có sẵn để hoàn thành nốt vào bức tranh còn chưa hoàn thiện.
2.3.3.2.Biện pháp 2: Cho trẻ quan sát, trò chuyện với trẻ về hình mẫu và yêu cầu trẻ
thực hiện theo mẫu. * Mục đích:
Hình thành và củng cố cho trẻ những biểu tượng chính xác về hình dạng, về hoạ tiết, về cách sắp xếp bố cục trang trí và về cách sử dụng, phối hợp các màu sắc.
* Cách thực hiện:
- Giáo viên chuẩn bị những mẫu xếp dán tranh trang trí để cho trẻ quan sát. Trong quá trình quan sát mẫu, các giáo viên cần giải thích và cho trẻ nhìn thấy được vẻ đẹp cũng như những nét đặc trưng trong tranh cắt, xé, xếp dán trang trí.
- Cùng với việc giải thích cho trẻ, giáo viên cũng cần đặt câu hỏi để trẻ nắm được cách thức thực hiện các sản phẩm cắt, xé, xếp dán tranh trang trí.
- Cho trẻ nói lên ý đồ thực hiện của bản thân về sản phẩm mà mình sẽ làm. Qua đó cô giáo có thể hướng dẫn, gợi ý thêm về những đặc điểm riêng của cách trang trí các dân tộc.
- Trên khổ giấy to, giáo viên cần chuẩn bị trước các mẫu xếp dán tranh trang trí với các hoạ tiết và sự sắp xếp chúng theo bố cục hoa văn các dân tộc, đồng thời yêu cầu trẻ hãy lựa chọn hoạ tiết để sắp xếp thành một sản phẩm tranh xếp dán giống với mẫu bên cạnh.
- Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ thực hành theo nhóm để tạo ra bộ tranh sưu tầm các nét hoa văn đặc sắc của một số dân tộc thiểu số.
* Mục đích:
Việc thực hành theo nhóm sẽ giúp trẻ còn yếu cảm thấy tự tin hơn trong hoạt động. Đặc biệt việc thực hành theo nhóm còn giúp trẻ cảm thấy hứng thú và tích cực hơn trong những hoạt động tạo ra sản phẩm chung.
* Cách thực hiện:
- Giáo viên giao nhiệm vụ tạo hình cho trẻ một cách rõ ràng, có thể cử một trẻ khá nhất làm trưởng nhóm để điều khiển các bạn trong nhóm hoạt động.
- Trước khi trẻ thực hiện nhiệm vụ tạo hình, các giáo viên cho trẻ tự nói lên ý tưởng và cho cả nhóm trẻ tự thỏa thuận để chọn một chủ đề nhất định.
- Trong quá trình thực hiện, giáo viên động viên để trẻ tự tin nói lên ý tưởng về những dự định của bản thân mình.
- Sau khi kêt thúc giờ học, cho trẻ tự thoả thuận thống nhất về ý tưởng chung của sản phẩm và trình bày về ý tưởng đó.