Nhóm 2: Nhóm các biện pháp giúp trẻ thu thập thông tin, lĩnh hội các kiến thức và học hỏi kĩ năng tạo hình: cách sắp xếp bố cục, cách phối hợp và thể hiện

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 51 - 54)

thức và học hỏi kĩ năng tạo hình: cách sắp xếp bố cục, cách phối hợp và thể hiện màu sắc, cách lựa chọn hoạ tiết và cách tạo nên hoạ tiết

2.3.2.1. Biện pháp 1: Sử dụng trang cắt, xé, xếp, dán trang trí làm tranh minh họa cho các giờ hoạt động khác ở trường mầm non…

Với quan điểm giáo dục toàn diện trong chương trình đổi mới GDMN thì những nội dung giáo dục, những hoạt động giáo dục không hề tách bạch, rạch ròi mà nó được tích hợp, lồng ghép, hoà quyện vào nhau thành một thể thống nhất. Mọi hoạt động trong trường mầm non phải phù hợp với khả năng của trẻ, phải hài hoà để đi tới đích là "hoạt động mang tính giáo dục”. Do đó, việc sử dụng tranh cắt, xé, xếp, dán trang trí làm giáo cụ trực quan cho các hoạt động khác cũng là một biện pháp có tác dụng lớn đối với việc nâng cao khả năng của trẻ trong hoạt động xếp dán tranh trang trí.

* Mục đích:

Giúp trẻ thấy được vẻ đẹp của tranh cắt, xé, xếp, dán trang trí ở khắp mọi nơi, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để trẻ có thể tiếp thu được những biểu tượng và kỹ năng cần thiết trong hoạt động xếp dán trang trí.

* Cách thực hiện:

- Giáo viên tích cực, chủ động làm các đồ dùng dạy học bằng tranh cắt, xé, xếp, dán để sử dụng trong các giờ hoạt động khác nhau ở trường mầm non.

- Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động trang trí của lớp như cho trẻ cùng cô trang trí các mảng chủ điểm của lớp, cắt, xé, xếp, dán những hình trang trí đẹp phù hợp với chủ điểm của hoạt động.

- Hướng dẫn trẻ cắt, xé, xếp, dán theo ý thích của mình ở các góc tạo hình. - Sử dụng những sản phẩm cắt, xé, xếp, dán mà trẻ đã làm được để làm đồ dùng học tập trong các giờ hoạt động khác. Ví dụ như trong chủ điểm "Quê hương- đất nước”, khi cho trẻ tìm hiểu về nét văn hoá của các vùng miền, giáo viên có thể sử dụng những bài xé dán các trang phục dân tộc: váy, áo, khăn… để làm hình ảnh minh hoạ sinh động cho giờ học.

2.3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí theo mẫu cùng với sự hướng dẫn của cô giáo.

Dạy học tạo hình là việc dạy và học đựa trên đồ dùng dạy học vì chính ở đó mà các giá trị thẩm mĩ, những kiến thức và phương pháp dạy học đều hiện lên một cách rõ rang, do đó cần phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học cần thiết cho mỗi hoạt động. Đặc biệt, đối với các giờ hoạt động cắt, xé, xếp dán tranh trang trí thì lại rất cần có tranh mẫu, bởi vì nếu không có sẽ không tạo được hứng thú cho trẻ trong hoạt động, điều đó làm cho bài xếp dán trang trí của trẻ sẽ không thành công.

* Mục đích:

- Hình thành ở trẻ những kĩ năng cơ bản nhất định cần cho hoạt động cắt, xé, xếp dán tranh trang trí.

- Cung cấp cho trẻ có một số vốn hiểu biết nhất định về nội dung cũng như cách phối hợp màu sắc, cách lựa chọn hoạ tiết và cách sắp xếp các hoạ tiết ấy.

- Bồi dưỡng cho trẻ có những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các hoạt động cắt, xé, xếp dán tranh trang trí.

* Cách thực hiện:

Để tổ chức tốt các giờ hoạc xếp dán tranh trang trí, các giáo viên cần chú ý một số điểm sau khi thực hiện biện pháp này:

- Mẫu đưa ra trong quá trình hoạt động cần phải gần gũi với trẻ, cách trang trí không quá phức tạp, nội dung dễ hiểu để giúp trẻ có thể phân tích và phát hiện ra những nét đặc trưng cơ bản trong tranh mẫu.

- Trong quá trình hướng dẫn trẻ quan sát mẫu, giáo viên cần chú ý đến những chi tiết nổi bật, nhấn mạnh những đặc điểm đặc trưng của tranh mẫu để gợi ý cho trẻ có thể phát hiện ra chúng. Giáo viên cần cho trẻ chú ý tới cách sử dụng hoạ tiết, phối hợp màu sắc và cách sắp xếp bố cục trong không gian tranh.

- Kết hợp giữa việc quan sát mẫu cắt, xé, xếp dán tranh với việc sử dụng hệ thống câu hỏi nhằm kích thích trẻ tích cực phát hiện ra những chi tiết quan trọng cần chú ý trong tranh mẫu:

+ Con thấy bức tranh này như thế nào?

+ Chúng được làm bằng những hoạ tiết gì? Con thấy hoạ tiết ấy như thế nào? + Con có nhận xét gì về viẹc sử dụng màu sắc trong bức tranh? Theo con, sự phối hợp màu sắc như thế có hợp lí không? Vì sao?

+ Nếu là con, con sẽ thể hiện lại bức tranh này như thế nào?

- Khi trẻ thực hiện, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho trẻ về việc lựa chọn và sử dụng hoạ tiết phù hợp, về việc phối hợp màu sắc "chuẩn”, về việc sắp đặt các hoạ tiết một cách hợp lí nhất.

2.3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường giới thiệu và chỉ dẫn bằng lời nói nhằm giúp trẻ thực hiện và hoàn thành bài tập tạo hình.

Trong hoạt động nghệ thuật, điều quan trọng là phải cho trẻ tiếp xúc với những phương thức hoạt động nhất định, các phương thức đó rất cần thiết cho các loại hoạt động nghệ thuật. Chính việc giới thiệu và chỉ dẫn bằng lời nói sẽ giúp trẻ định hướng được về âm thanh, về màu sắc, về hình dạng… vì thế nân đây là một cơ hội tốt để trẻ có thể hoàn thành được bài tập tạo hình.

* Mục đích:

Sử dụng lời nói sinh động, giàu hình ảnh để trẻ hứng thú trong quá trình hoàn thiện sản phẩm tạo hình.

* Cách thực hiện:

- Lời nói của giáo viên phải mang tính tổng thể, khái quát, luôn kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện những cái mới. Khi đặt các câu hỏi cho trẻ giáo viên cần tránh sử dụng những câu hỏi đóng không kích thích được sự độ lập, sáng tạo, khám phá những ý tưởng mới.

- Lời nói của giáo viên cũng cần phải nói lên được những đặc điểm đặc trưng của nội dung miêu tả, giúp trẻ nắm được những đặc điểm ấy một cách dễ dàng nhất.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)