KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận chung

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 83 - 87)

1.Kết luận chung

Trên con đường hội nhập với thế giới, Việt Nam cần phải tự trang bị và phát triển cho mình về mọi mặt: kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội… trong đó việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc là một trong những nhiệm vụ tương đối quan trọng và cần thiết đối với chúng ta. Trong sự phát triển văn hoá đa quốc gia, đòi hỏi các nước thành viên trên thế giới phải có sự hội nhập văn hoá quốc tế, chính vì thế nên không chỉ những người mang trọng trách quốc gia mới cần hiểu về vốn văn hoá của nước mình mà tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em- chủ nhân tương lai của đất nước- cũng cần được trang bị một số vốn kiến thức để có những hiểu biết nhất định về vốn văn hoá của dân tộc mình. Qua đó giúp trẻ có cơ hội được tiếp cận với nền văn hoá của các nước bạn bè trên thế giới.

Là một bộ phận của HĐTH, hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí mà trẻ mẫu giáo rất thích thú vì nó gắn liền với cuộc sống, với học tập và vui chơi của trẻ. Các giờ học xếp dán tranh trang trí cũng tạo nhiều cơ hội để giúp trẻ phát triển trí tuệ, khiếu thẩm mĩ và các năng lực sáng tạo. Thông qua hoạt động này cũng giúp trẻ cảm thụ và đánh giá được cái đẹp trong nghệ thuật cũng như trong cuộc sống xung quanh và hình thành được những xúc cảm, tình cảm nghệ thuật. Với vẻ đẹp độc đáo được tạo nên từ hình mảng, màu sắc, cách sắp xếp bố cục không gian tranh… thì hoạt động xếp dán tranh trang trí có thể được coi là phương tiện, là con đường cơ bản để giúp trẻ dễ dàng làm quen được với nền nghệ thuật tạo hình truyền thống thông qua các bố cục trang trí hoa văn của một số dân tộc thiểu số.

Qua việc tìm hiểu thực tế công tác giáo dục hiện nay chúng tôi nhận thấy quá trình tổ chức HĐTH đặc biệt là hoạt động cắt, xé, xếp dán tranh trang trí ở một số trường mầm non còn nhiều hạn chế do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan mang tới. Điều này đã làm giảm khả năng cảm thụ thẩm mĩ và năng lực “sáng tạo"của trẻ trong các hoạt động mang tính trang trí, các giáo viên mầm non chưa tạo điều kiện thuận lợi để trẻ có cơ hội được làm quen với vốn kinh nghiệm văn hoá tạo hình dân tộc.

Trong quá trình tổ chức chương trình thực nghiệm, để chứng minh được tính khả thi của đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã đề xuất một số nhóm các biện pháp tổ

chức hoạt động cắt, xé, xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5- 6 tuổi làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc, đó là:

Nhóm 1: Nhóm các biện pháp hình thành, bồi dưỡng các xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ của trẻ đối với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình dân tộc.

- Biện pháp 1: Tổ chức cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật và kết hợp với việc trò chuyện, giải thích để giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật đó.

- Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ đi tham quan các bảo tàng dân tộc kết hợp với việc trò chuyện, giải thích để giúp trẻ làm quen với các hoạ tiết và cách sắp xếp của các hoạ tiết đó.

- Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ được trò chuyện, giao lưu với những người am hiểu về nghệ thuật tạo hình.

Nhóm 2: Nhóm các biện pháp giúp trẻ tìm hiểu các tác phẩm, tiếp thu, lĩnh hội các kiến thức tạo hình và học hỏi kĩ năng tạo hình:cách phối hợp và thể hiện màu sắc, cách lựa chọn hoạ tiết và tạo nên hoạ tiết, cách sắp xếp bố cục…

- Biện pháp 1: Sử dụng tranh xếp dán trang trí làm tranh minh hoạ cho các giờ hoạt động khác ở trường mầm non…

- Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ đi tham quan các bảo tàng dân tộc kết hợp với việc trò chuyện, giải thích để giúp trẻ làm quen với các hoạ tiết và cách sắp xếp của các hoạ tiết đó.

- Biện pháp 3: Tăng cường giới thiệu và chỉ dẫn bằng lời nói nhằm giúp trẻ thực hiện và hoàn thành bài tập tạo hình.

Nhóm 3: Nhóm các biện pháp giúp trẻ tích cực thực hành thể hiện các hoạ tiết trang trí theo các dạng bố cục hoa văn dân tộc.

- Biện pháp 1: Thực hiện tiếp bức tranh cắt, xé, xếp dán trang trí chưa hoàn thiện với các hoạ tiết đã có sẵn.

- Biện pháp 2: Cho trẻ quan sát, trò chuyện về hình mẫu và yêu cầu trẻ thực hiện theo mẫu. (trẻ cắt, xé, xếp dán hình bên cạnh hình đã có sẵn trong bức tranh).

- Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ thực hành theo nhóm để tạo ra bộ tranh sưu tầm các nét hoa văn đặc sắc của một số dân tộc thiểu số.

Nhóm 4: Nhóm các biện pháp kích thích khả năng độc lập tìm kiếm, sáng tạo của trẻ trong hoạt động xếp dán tranh trang trí.

- Biện pháp 1: Sử dụng hệ thống câu hỏi để giúp trẻ tích cực tìm hiểu ý nghĩa về cách sắp xếp các hoạ tiết của một số dân tộc, từ đó giúp trẻ có thể tự thể hiện lại cách sắp xếp đó theo suy nghĩ của mình.

- Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ tham gia vào một số hoạt động tổng hợp mang tính nghệ thuật: trang trí tết trung thu, lễ kỉ niệm 20-11, liên hoan đón tết, kỉ niệm 8- 3… (trẻ được tham gia vào việc trang trí và chuẩn bị trang phục).

- Biện pháp 3: Tăng cường tổ chức cho trẻ được tham gia vào những buổi triển lãm nhỏ để tạo điều kiện cho trẻ được trưng bày những sản phẩm trang trí của mình: vẽ trang trí, cắt, xé, xếp dán trang trí…

Sau quá trình thực nghiệm áp dụng hệ thống các nhóm biện pháp đã được đề xuất chúng tôi đã thu được các kết quả được phân tích cả về mặt định tính và định lượng. Kết quả thực nghiệm cho thấy khi được tác động bằng hệ thống các biện pháp được đề xuất đã có sự chênh lệch giữa hai nhóm trẻ mà sự tiến bộ thuộc về nhóm thực nghiệm. Điều này đã khẳng định được các biện pháp được đề xuất bước đầu có hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng khẳng định được tầm quan trọng của việc tạo điều kiện cho trẻ có những hiểu biết sơ đẳng về bản sắc văn hoá của dân tộc thông qua những hoạt động chuyên biệt ở trường mầm non(HĐTH). Điều này sẽ bồi dưỡng cho trẻ về kinh nghiệm văn hoá tạo hình, về khả năng cảm thụ thẩm mĩ và năng lực sáng tạo trong các hoạt động đặc biệt là trong hoạt động nghệ thuật. Đây là một yếu tố quan trọng góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ em.

2. Kiến nghị

Từ những kết luận trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sư phạm như sau: Thứ nhất, cần chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên và cần bồi dưỡng cho giáo viên có những hiểu biết và khả năng nhất định về hoạt động tạo hình, đặc biệt là các hoạt động tạo hình mang tính trang trí.

Thứ hai, các cơ sở mầm non cần tạo điều kiện về cơ sơ vật chất, về các trang thiết bị giáo dục, các tài liệu giảng dạy các môn nghệ thuật… để giúp giáo viên phát

triển được các năng lực thẩm mĩ góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục đào tạo đã đặt ra.

Thứ ba, các cơ sở trường mầm non cần tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng linh hoạt nhóm các biện pháp đã được đề xuất để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy, góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

Thứ tư, cần quan tâm đến việc tổ chức môi trường hoạt động đa dạng, phong phú cho trẻ (cả môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội), đặc biệt là cần cho trẻ được hoạt động trong các môi trường mang tính thẩm mĩ cao.

Thứ năm, việc cho trẻ mầm non làm quen với nền văn hoá tạo hình truyền thống của dân tộc cần phải được diễn ra thường xuyên và có hệ thống. Hơn nữa, cần phải đưa vào thành một nội dung quan trọng trong công tác giáo dục trẻ mầm non để trẻ có thể

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)