Thực trạng về việc tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 29 - 44)

1.2.2.1. Mục đích điều tra

-Tìm hiểu thực tế việc thực hiện chương trình HĐTH của trẻ mẫu giáo 5- 6tuổi nói chung và hoạt động dạy cắt, xé, xếp, dán trang trí cho trẻ nói riêng.

- Tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức cho trẻ được làm quen với các dạng hoa văn của một số dân tộc.

1.2.2.2. Địa bàn điều tra khảo sát

Tại trường: Mầm non Hùng Vương – Thị xã Phú thọ - Tỉnh Phú THọ Mầm non Phong Châu – Thị xã PHú Thọ - Tỉnh Phú Thọ

- Về giáo viên: Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát 40 giáo viên đã và đang dạy trẻ lớp 5 – 6 tuổi.

- Về phía trẻ: 80 trẻ.

1.2.2.3. Phương pháp điều tra

- Thu thập, tìm hiểu và phân tích các mẫu hoa văn trang trí của một số dân tộc miền núi phía Bắc.

- Đàm thoại với giáo viên.

+ Đàm thoại với giáo viên về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động tạo hình và khả năng cắt, xé, xếp, dán tranh của trẻ mầm non.

+ Đàm thoại với các giáo viên về các vướng mắc, khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ làm quen và có hiểu biết sơ đẳng về bố cục hoa văn dân tộc.

- Điều tra bằng phiếu câu hỏi(Anket)

* Câu hỏi điều tra tập trung vào các vấn đề sau:

+ Nội dung của hoạt động cắt, xé, xếp, dán và cắt, xé, xếp, dán tranh của trẻ ở trường mầm non.

+ Khả năng cắt, xé, xếp, dán tranh của trẻ mầm non.

+ Thái độ của giáo viên đối với việc giúp trẻ làm quen với bố cục hoa văn dân tộc.

+ Các phương pháp, biện pháp giáo viên thường sử dụng trong việc tổ chức các hoạt động cắt, xé, xếp, dán của trẻ 5-6 tuổi.

- Quan sát tự nhiên.

+ Dự các giờ hoạt động tạo hình nói chung và các giờ hoạt động tạo hình trang trí của lớp.

+ Ghi chép và lập phiếu đánh giá nhằm tìm hiểu khả năng lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng tạo hình và các loại hoa văn dân tộc của trẻ 5-6 tuổi.

+ Nội dung của các giờ HĐTH đã dự:

Bảng 1.1: Nội dung các giờ HĐTH đã dự ở trường mầm non.

stt Tên hoạt động Loại

tiết

Đối tượng Trường

1 Vẽ trang trí khăn tay cho bé Đề tài MGN Mầm

Non Hùng Vương 2 Xé dán chùm bóng bay Theo mẫu MGB 3 Trang trí hình tròn Đề tài MGN

4 Xé dán đàn cá bơi bằng các loại lá cây Đề tài MGL

5 Cắt hình hoa trang trí Đề tài MGL

6 Thổi màu tự do Ý thích MGL Mầm

Non Phong

7 Vẽ chiếc túi thổ cẩm Đề tài MGL

9 Dán tóc cho bạn Theo mẫu

MGB Châu

10 Trang trí những chiếc khăn ăn Theo mẫu

MGL

1.2.2.4. Kết quả điều tra – khảo sát

* Kết quả thu thập, tìm hiểu và phân tích một số mẫu hoa văn trang trí của một số dân tộc.

Bằng những phương pháp như ghi chép, quan sát, trò chuyện, tìm hiểu tài liệu, tìm hiểu thực tế… chúng tôi đã sử dụng trong quá trình đi tìm hiểu, thu thập các nét văn hoá, các mẫu hoa văn trên trang phục, trên đồ dùng hàng ngày của các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, do phạm vi và giới hạn của đè tài nghiên cứu, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu các mẫu hoa văn của một số dân tộc miền núi phía Bắc như: dân tộc Tày, dân tộc Nùng, dân tộc Dao, dân tộc Thái, dân tộc H’Mông. Kết quả chúng tôi thu được như sau:

- Dân tộc Tày- Nùng:

Trên lãnh thổ Việt Nam, dân tộc Tày- Nùng sống rải rác và xen kẽ với nhau ở khu vực Đông Bắc Bắc Bộ gồm các tỉnh như: Cao bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Nguyên… Y phục của người Tày- Nùng chủ yếu được làm bằng vải bông nhuộm chàm đen cho cả nam, nữ và trẻ em. Trên trang phục của mình họ thường rất ít hoặc không trang trí hoa văn trừ một vài chi tiết đơn giản được trang trí trên trang phục của người Nùng. Trong dân tộc Nùng, nhóm Nùng Dín thường trang trí ghép kim loại trên cổ áo và thêu ở 2 đầu thắt lưng; nhóm Nùng phàn Slình thì lại thường quấn khăn thêu sọc ngang và thêu ở hai đầu.

Đồng bào dân tộc người Tày- Nùng có cả một kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian khá độc đáo, đậm đà sắc thái dân tộc và những yếu tố phổ quát trong cộng đồng ngôn ngữ, những yếu tố trong văn hoá khu vực. Trong nghệ thuật tạo hình của người Tày- Nùng có tranh thờ, có các mô-típ trang trí trên đồ dệt- đan lát, điêu khắc…Tất cả đều bắt nguồn từ quá trình lao động sáng tạo và quá trình đấu tranh với thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống của chính họ. Đó cũng chính là những dấu ấn phản ánh trung thực nhất quá trình hình thành và phát triển cũng như những thành

quả đích thực của cuộc sống. Những hoạ tiết hoa văn của họ được thể hiện ở nhiều đồ dùng trong cuộc sống song có lẽ nó được thể hiện nhiều nhất và rõ nhất thông qua trang phục hàng ngày của họ.

So với một số dân tộc thiểu số khác, người Tày- Nùng thường có phong cách ăn mặc ít màu sắc hơn và những đồ thêu của họ cũng ít hơn. Hoa văn chủ yếu có nhiều trên vải thổ cẩm (Phải bjoóc, phải lài), những hoa văn thường được cài sẵn trên khung cửi. Các mô- típ trang trí hoa văn của dân tộc Tày- Nùng gồm có: các mô- típ đường viền hoa móc được bố cục một cách chặt chẽ theo hình chữ T, chữ thọ, các ô vuông, các loại hoa (hoa 6 cánh, hoa 8 cánh, hoa hồi, hoa lê…), hình cây cổ thụ được cách điệu. những mô-típ động vật gồm có hình chim, hình con rết, hình con cua, hình ngựa… và có cả những mô-típ hình người.

Các mô-típ hoa lá thường được trang trí trên trang phục của những người phụ nữ như trang trí gấu váy, trang trí khăn đội đầu, trang trí giày….; các mô-típ động vật lại thường hay được trang trí trên trang phục của những thầy cúng, thầy mo… Ngoài các mô-típ hình hoa lá, hình động vật, hình người ra còn có cả những mô-típ hoa văn hình học như hình tam giác (thường được trang trí dưới hình thức ghép vải hay ghép kim loại để làm mũ trẻ em, ghép gối, ghép rìa của mặt địu, mặt chăn của trẻ em, ghép trên cổ áo và khăn đội đầu của người phụ nữ…); hoa văn hình lượn sóng được thêu bằng chỉ màu xanh, đỏ, vàng ở hai đầu thắt lưng của người phụ nữ xen kẽ với các hình răng cưa, các đường song song hình quả trám và hình chim theo chiều ngang của chiếc thắt lưng

- Dân tộc H’Mông

Trong quá trình nghiên cứu , tác giả Diệp Trung Bình đã thấy rằng "trong đại gia đình các dân tộc Việt nam, dân tộc H’Mông đứng hàng thứ tám, sau các dân tộc Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khơme, Mường, Nùng bà chiếm tỷ lệ 1% dân số của nước ta."Nếu như căn cứ vào sắc phục của người phụ nữ H’Mông người ta chia thành các nhóm chính sau: Nhóm H’Mông đấu (H’Mông trắng) phụ nữ thường mặc váy trắng; nhóm H’Mông lềnh (H’Mông hoa) và H’Mông si (H’Mông đỏ) phụ nữ thường mặc váy có trang trí hoa văn sặc sỡ, màu sắc của hoa văn thường là màu đỏ tươi; nhóm H’Mông đú (H’Mông đen) có đặc điểm là phụ nữ thường mặc váy đen và nhóm H’Mông súa (H’Mông hán).

Trang phục của người H’Mông thường được trang trí rất cầu kì tuỳ thuộc vào từng loại trang phục.

Đối với áo của người phụ nữ H’Mông thường là áo tứ thân xẻ ngực, không có cúc, không khâu vắt gấu. Với người H’Mông trắng thì vẻ đẹp của áo thường tập trung nhiều ở cổ áo, vì vậy nên họ thường chú ý trang trí chiếc cổ áo rất kĩ, cổ áo được thêu, ghép vải màu rất cầu kì với những mô-tip hoa văn hình học, người ta dùng chỉ đen, trắng thêu hoa văn nổi trên nền vải màu đỏ tươi hình ngôi sao tám cánh đã được cách điệu. Với người H’Mông đen áo của họ thường xẻ ngực, cổ áo và nẹp áo liền nhau, hoa văn trang trí ở cổ áo, nẹp áo, tà áo và ống tay. Mảng đồ án hoa văn ở cổ áo được xử lí theo bố cục băng ngang với hoa văn hình học được thêu bằng chỉ màu đỏ, xanh thẫm kết hộp với việc ghép vải màu; còn mảng hoa văn ở nẹp áo là hoa văn hình quả trám chạy nối nhau trên băng ngang dược thêu bằng chỉ đỏ và xanh lá mạ. Áo của người phụ nữ H’Mông hoa là áo năm thân xẻ nách với một dải hoa văn sặc sỡ đỏ, vàng, tím được thêu bằng chỉ màu chạy vòng từ cổ áo xuống nách áo, mảng đồ án hoa văn được được bố cục theo lối băng ngang liên tiếp với những hoạ tiết là hình con ốc hay hình răng cưa. Nẹp tay áo được trang trí bằng hoạ tiết hình con chim cách điệu còn ống tay áo gồm hai dải băng trên nền đỏ hoa văn thêu chỉ vàng, trắng, xanh lá mạ, ở gần nửa ống tay áo là mô-tip hình con cua.

Về việc trang trí hoa văn trên váy của người phụ nữ H’Mông thì chỉ có nhóm H’Mông hoa, H’Mông đỏ là có trang trí, còn các nhóm khác như H’Mông trắng, H’Mông xanh, H’Mông đen váy của họ chỉ có màu trắng hoặc màu đen, không có trang trí hoa văn.

Váy của người phụ nữ H’Mông hoa và H’Mông đỏ có hoa văn bố cục thành dải băng ngang, hoạ tiết được lặp đi lặp lại và biến dạng, ở chân váy thì trang trí hoa văn thêu chỉ đỏ, vàng hoặc in sáp ong. Về đồ án hoa văn trên váy của người H’Mông thì có rất nhiều loại, đa dạng cả về bố cục lẫn hoạ tiết. Ngoài trang trí áo, váy ra người phụ nữ H’mông còn trang trí rất nhiều thứ khác nữa như trang trí hoa văn cho chiếc yếm, trang trí hoa văn cho chiếc tạp dề.

Trong trang phục nam giới, người H’Mông chủ yếu chỉ trang trí ở khăn và ở áo. Khăn đội đầu của nam giới dân tộc H’Mông được làm bằng vải chầm thẫm, hai đầu khăn trang trí bằng mảng hoa văn dài khoảng 35cm, rộng khoảng 13cm. Mảng đồ án hoa văn theo dải băng ngang thêu chỉ vàng, đỏ, trắng, xanh lá mạ, ở hai đầu

khăn là hoa văn hình bàn chân và hoa văn hình đồng tiền vuông. Đối với áo của nam giới người H’Mông thì họ thường trang trí chiếc áo bên ngoài (giống như chiếc áo gi-lê). Cổ áo được trang trí bằng mảng hoa văn theo bố cục băng ngang với các mô-típ hoa văn trên nền đỏ ghép vải trắng- xanh- đỏ- trắng- vàng- trắng làm đường viền đóng khung cho các mảng hoa văn bên trong. Ở mảng giữa là hoa văn hình con ốc, hai bên là hoa văn hình đồng tiền được đóng khung bằng hình quả trám.

- Dân tộc Thái:

Từ trước đến nay trang phục của người thái được ca ngợi bởi sự đơn giản duyên dáng và thanh lịch nhưng ít ai biết được, để có được bộ trang phục hút hồn như vậy người dân tộc thái đã phải khéo léo kết hợp những chi tiết để tạo nên hình ảnh của những cô gái thái rất riêng.

Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ thái gồm: Áo ngắn (Xửa cỏm), áo dài (Xửa chái và xửa luồng), váy (Xỉn), Thắt lưng (Xải cỏm), Khăn (piêu), nón (Cúp), xà cạp (pepan khạ). Các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích.

Xửa cỏm (áo ngắn bó sát người có hang cúc bướm) có thể may bang nhiều loại vải có màu sắc khác nhau. Chính hang khuy bạc hay kim loại đã làm cho sửa cỏm thành chiếc áo đặc trưng của bộ nữ phục thái. Theo quan niệm dân gian, hai hang cúc bạc trên hai vạt áo xửa cỏm là tượng trưng cho sự kết hợp giữa nam và nữ, tạo nên sự trường tồn về nòi giống.

Phụ nữ thái còn mặc hai loại áo dài là xửa chái và xửa luống, xửa chái may bằng vải chàm đen, kiểu áo 5 thân, cúc bên tay trái, cổ đứng, gấu áo phủ quá đầu gối. Theo tục lệ phụ nữ có chồng mới mặc xửa chái vào dịp cưới xin, hội hè. Xửa luống là áo khoác ngoài, may dài rộng chui đầu, có tay hoặc không có tay, phụ nữ thái từ khi còn trẻ đã may loại áo này một là dành cho mình khi về già một là dành cho bố mẹ chồng khi về làm dâu…..

Váy cùng với xửa cỏm tạo nên nét chính của bộ trang phục thái.

Thắt lưng làm bằng vải tơ tằm hay sợi bong màu xanh lam hoặc tím xẫm. Giữ cho cạp váy cuốn chặt lấy eo bụng.

Khăn piêu là vật dụng cầm tay của các cô gái thái mõi khi đi ra đường hay các dịp hội hè. Chiếc khăn piêu được các cô gái thái thêu thùa rất cầu kỳ nó thể hiện sự khéo léo của mỗi cô gái.

Sự khác biệt của giữa nữ giới của dân tộc thái đen và nữ giới của dân tộc thái trắng thể hiện ở các dịp hội hè, những dịp đó phụ nữ thái trắng thường mặc áo dài đen, trong khi đó phụ nữ thái đen thường mặc áo dài sẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng hơn…

So với trang phục nữ giới thì trang phục của nam đơn giản hơn nhiều, trang phục nam giới gồm: Áo, quần, thắt lưng và các loại khăn.

Mặc dù có những nhóm người thái khác nhau nhưng nhìn chung thì trang phục của họ cũng thể hiện sự ảnh hưởng lẫn nhau. Tất cả đêì tự hào về bản sắc riêng của mình, và không ngừng bảo tồn những văn hóa truyền thống tốt đẹp đó.

Từ việc tìm hiểu những nét đặc sắc của một số các dân tộc thiểu số qua các bố cục hoa văn của dân tộc, đồng thời dựa vào đặc điểm tâm sinh lí cũng như khả năng của trẻ trong hoạt động tạo hình, chúng tôi thấy rằng trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi có thể làm quen được với một số dạng bố cục hoa văn sau:

(Đây là một số hoạ tiết và các dạng bố cục trang trí mà chúng tôi đã khái lược để tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ trong việc làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc.)

Một số hình ảnh …………(Phụ lục) - Kết quả điều tra bằng phiếu câu hỏi.

* Mục đích: Thông qua ý kiến của các giáo viên giúp chúng tôi tìm hiểu việc sử dụng các phương pháp, biện pháp, các hình thúc tổ chức HĐTH cũng như hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí của trẻ mầm non. Chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu câu hỏi theo các bước như sau:

+ Bước 1: Chọn mẫu giáo viên: Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 40 giáo viên của trường Mầm non Phong Châu và trường Mần non Hùng Vương.

+ Bước 2: Phát phiếu điều tra: chúng tôi phát ra 40 phiếu.

+ Bước 3: Xử lí số liệu và lập bảng tỷ lệ % về các vấn đề dặt ra trong phiếu điều tra.

+ Bước 4: Nhận xét chung về ý kiến của các giáo viên. * Kết quả thu được như sau:

+ Tổng số phiếu thu về: 38 * Kết quả cụ thể:

- Về mức độ sử dụng các loại hình hoạt động để phát triển khả năng tạo hình cho trẻ: chúng tôi nhận thấy một trong những nguyên nhân làm khả năng xếp dán tranh của trẻ hạn chế là do các giáo viên chưa thực sự quan tâm đến hoạt động xếp dán tranh. Có đến 86,84% ý kiến của các giáo viên cho thấy họ rất ít tổ chức hoạt động xếp dán tranh cho trẻ, hoạt động mà họ thường xuyên tổ chức cho trẻ hoạt động là hoạt động vẽ, hoạt động nặn. Các giáo viên thường ngại để cho trẻ cắt- xé dán giấy, đây là một thiệt thòi lớn cho sự phát triển các khả năng tạo hình của trẻ: chúng không được tham gia nhiều tất cả các loại hình của HĐTH, không thấy được sự biến chuyển linh hoạt cũng như sự đa dạng, hấp dẫn của những sản phẩm tạo hình khác nhau (vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển của đưòng nét, hình dạng; vẻ đẹp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 29 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)