Một số nguyên tắc của việc đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen vớ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 47 - 48)

một số bố cục hoa văn dân tộc.

Một là: Xây dựng biện pháp phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, đó là “giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một”.

Hai là: Biện pháp xây dựng phải dựa trên đặc trưng của hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh theo đề tài. Dựa trên khái niệm, đặc điểm tính sáng tạo và đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Ba là: Xây dựng biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc phải đảm bảo tạo điều kiện tối đa cho trẻ được bộc lộ khả năng hiểu biết, kích thích trí tưởng tượng, khuyến khích sự tìm tòi khám phá của trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc và hoạt động với nhiều đồ dùng, nguyên vật liệu khác nhau.

Bốn là: Biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc được xây

dựng phải được đảm bảo tính giáo dục toàn diện, tính phát triển, tính hệ thống và đồng bộ, tính cụ thể, tính mềm dẻo và linh hoạt, tính tập thể và tính cá biệt hóa.

Năm là: Biện pháp đưa ra phải kế thừa có chọn lọc và sáng tạo, phát huy những mặt mạnh trong việc tổ chức hoạt động hiện nay ở trường mầm non.

Sáu là: Xây dựng biện tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc phải phù hợp với thực tiễn ở địa phương. Khi xây dựng biện pháp giáo dục cần phải xuất phát từ thực tiễn lấy thực tiễn làm cơ sở để thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu ở địa phương. Do đó, biện pháp giáo dục đưa ra phải đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương tranh xa rời thực tế, như vậy mới đạt được hiệu qủa như mong muốn.

Tóm lại: Xây dựng biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc cần hướng tới việc cho trẻ tiếp xúc và hoạt động với đồ dùng, NVL một cách đa dạng, phong phú. Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ và thể hiện trí tưởng tượng cùng những hiểu biết của mình. Muốn như vậy đòi hỏi giáo viên mầm non phải thực sự tâm huyết với nghề và vì trẻ, họ phải thực sự trở thành những người khuyến khích và “ươm mầm sáng tạo” được lớn lên và phát triển tốt ở trẻ.

Từ những căn cứ trên, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất một số nhóm biện pháp nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi cảm nhận được vẻ đẹp của các tác phẩm nghệ thuật dân tộc và có thể tạo ra bức tranh cắt, xé, xếp, dán với những họa tiết độc đáo của riêng mình.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)