trong hoạt động xếp dán tranh trang trí
2.3.4.1. Biện pháp 1: Sử dụng hệ thống câu hỏi để trẻ tiếm tục tìm hiểu ý nghĩa về cách xắp xếp các họa tiết của một số dân tộc, từ đó có thể giúp trẻ tự thực hiện cách xắp xếp đó theo suy nghĩ của mình.
* Mục đích:
Như chúng ta đã biết, trong công tác giáo dục, nhà giáo dục không nên áp đặt cũng như không nên thả nổi trẻ mà cần phải có những định hướng nhất định cho trẻ
trong quá trình hoạt động. Việc sử dụng hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở của giáo viên sẽ giúp trẻ tích cực hơn, sáng tạo hơn và có những hiểu biết nhất định về cách sắp xếp các họa tiết trang trí, qua đó giúp trẻ chủ động trong quá trình thể hiện sản phẩm trang trí.
* Cách thực hiện:
Dạy HĐTH không cần thiết giáo viên phải sử dụng lời nói quá nhiều, song khi sử dụng, các giáo viên cần chú ý đến việc lựa chọn những câu nói, câu hỏi súc tích, cô đọng, có tính chất gợi mở để kích thích khả năng tự lực, độc lập của trẻ. Khi sử dụng biện pháp này, giáo viên cần chú ý:
- Hệ thống câu hỏi đưa ra phải bám sát vào đề tài tạo hình trẻ đang thực hiện. - Giáo viên sử dụng câu hỏi vào thời điểm khi cho trẻ quan sát và phân tích tranh minh hoạ; sử dụng khi yêu cầu trẻ nói về ý tưởng sáng tạo của bản thân.
- Các câu hỏi đưa ra cần đảm bảo kích thích được khả năng sáng tạo của trẻ
2.3.4.2.Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ tham gia vào một số hoạt động tổng hợp mang tính nghệ thuật: Trang trí tết trung thu, liên hoan đón tến, kỷ niệm 20-11…(trẻ được tham gia vào việc trang trí và chuẩn bị trang phục).
Các ngày lễ, ngày hội thường là nơi ươm mầm tình cảm tốt đẹp cho trẻ. Chính không khí vui vẻ, tưng bừng của ngày hội, ngày lễ đã làm cho trẻ thêm hứng thú, phấn khởi, vui tươi, làm cho trẻ được thay đổi không khí của những ngày học đơn điệu, tạo cho trẻ có cảm xúc mới mẻ, thêm yêu và gắn bó với bạn bè. Khi cho trẻ tham gia vào ngày hội, ngày lễ sẽ tạo cho trẻ có tâm trạng chờ đón, mong đợi, chờ đón ngày vui, vì thế nên làm cho trẻ quan tâm đến nhau hơn, cùng nhau có tâm trạng chuẩn bị và vui mừng trước những kết quả học tập của bạn bè cũng như của mình.
* Mục đích:
Qua những buổi trang trí ngày lễ, ngày hội nhằm giúp trẻ củng cố các kiến thức và kĩ năng tạo hình. Đồng thời bồi dưỡng những xúc cảm tình cảm thẩm mĩ cho trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú và tích cực trong hoạt động.
* Cách thực hiện:
- Cho trẻ cùng cô chuẩn bị nguyên vật liệu trang trí khung cảnh cho phù hợp với nội dung ngày hội, ngày lễ.
- Giáo viên hướng dẫn để trẻ có thể có những ý tưởng trang trí ngộ nghĩnh và giúp trẻ tạo ra những mảng trang trí nhất định để trẻ cảm thấy hồ hởi, phấn khởi với sản phẩm của mình tạo ra.
- Giáo viên có thể sử dụng những sản phẩm tạo hình: tranh vẽ, tranh cắt- xé dán, các hình nặn… của trẻ để trang trí, tạo không khí tưng bừng cho ngày hội, ngày lễ, đồng thời tạo cho trẻ có ý thức chào mừng ngày hội, ngày lễ bằng thành tích của bản thân mình.
- Trong những ngày hội, ngày lễ, cô giáo cũng có thể tổ chức cho trẻ tham gia làm những món quà để tặng người thân.
2.3.4.3. Biện pháp 3: Tăng cường tổ chức cho trẻ được tham gia vào những buổi triển lãm nhỏ để tạo điều kiện cho trẻ được trưng bày sảm phẩm trang trí của mình.
* Mục đích:
Sử dụng sản phẩm của trẻ để mở những cuộc triển lãm nhỏ nhằm giúp trẻ có dịp ngắm nhìn sản phẩm của các bạn và của mình để so sánh, đối chiếu và tự đánh giá sản phẩm của mình. Từ đó giúp trẻ có những kinh nghiệm bổ ích đối với hoạt động cắt, xé, xếp dán tranh, giúp trẻ có thể cảm thụ được cái đẹp qua chính sản phẩm của mình và của các bạn, đây chính là điều kiện để giúp trẻ yêu thích hoạt động tạo hình cũng như hoạt động xếp dán tranh hơn.
* Cách thực hiện:
- Tổ chức cho trẻ tham gia triển lãm một cách chủ động, trẻ được làm những công việc cụ thể có tính chất trang trí như sắp xếp, bài trí các sản phẩm tạo hình của cả lớp theo những đặc điểm đặc trưng của từng sản phẩm (bài vẽ, bài xé dán, sản phẩm nặn…)
- Tập trung cho trẻ biết phân tích để hiểu về cách thức, kỹ năng lựa chọn các họa tiết, về cách phối màu và sử dụng màu hợp lý, phù hợp với đặc điểm của từng sản phẩm.
- Giáo viên có thể cho trẻ đóng vai những du khách đến thăm bảo tàng để thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật của “các nghệ sĩ nhí”.
- Cô giáo hoặc cho một trẻ đóng vai người thuyết minh để nói về ý nghĩa của từng sản phẩm cũng như ý tưởng của tác giả thể hiện thông qua các tác phẩm ấy.