trẻ đối với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình dân tộc
2.3.1.1. Biện pháp 1: Tổ chức cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật và kết hợp với việc trò chuyện, giải thích giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật đó.
Có thể nói rằng vẻ đẹp trong các tác phẩm nghệ thuật tạo hình luôn phong phú về nội dung, cách thể hiện và chất liệu tạo nên chúng. Đó là vẻ đẹp được chắt
lọc từ thực tiễn cuộc sống bằng trí tuệ của cộng đồng dân tộc Việt Nam, vì thế nên giá trị của các tác phẩm đó đã ăn sâu vào tâm trí của mỗi người dân Việt Nam, dễ chấp nhận được với cả trẻ em. Chính vẻ đẹp của các hoạ tiết, các mô típ, màu sắc… trong tác phẩm nghệ thuật tạo hình luôn luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sỹ khai thác, sáng tạo, đồng thời đó cũng là niềm vui, là niềm hứng thú, phán khởi cho trẻ em.
* Mục đích:
Cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản về nghệ thuật tạo hình truyền thống Việt Nam, thông qua đó giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của các sản phẩm trang trí truyền thống, góp phần tạo nên những xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ cho trẻ.
* Cách thực hiện:
Khi sử dụng biện pháp này các giáo viên cần chú ý:
+ Lựa chọn những tác phẩm, sản phẩm gần gũi trong cuộc sống xung quanh để giúp trẻ dễ dàng tiếp xúc, cảm thụ và hình thành được khả năng sáng tạo.
+ Tổ chức cho trẻ quan sát những sản phẩm nghệ thuật như tranh dân gian, các đồ dùng hàng ngày, những nghệ thuật chạm trổ đình chùa, trên các bia đá... hay hoa văn trên áo của các dân tộc.
+ Thông qua việc trò chuyện, giải thích, giáo viên giúp trẻ cảm nhận được các chất liệu khác nhau, các chủ đề khác nhau, các cách thể hiện khác nhau và các cách thể hiện tình cảm khác nhau của người nghệ sỹ.
2.3.1.2. Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ đi tham quan các bảo tàng dân tộc kết hợp với việc trò chuyện, giải thích để giúp trẻ làm quen với các họa tiết và cách xắp xếp của các họa tiết đó
Sản phẩm của nghệ thuật trang trí dân gian thường là những sản phẩm đẹp về cả cách sắp xếp, về cách sử dụng hoạ tiết, về cách phối hợp màu sắc…, vẻ đẹp đó thông qua sự sáng tạo đã khẳng định được giá trị sử dụng của chúng, là cơ hội gợi ý cảm hứng cho trẻ khi thể hiện trong quá trình hoạt động.
* Mục đích:
Tạo điều kiện thuận lợi trong việc giúp trẻ làm quen với các hoạ tiết và cách sắp xếp chúng thông qua việc cho trẻ tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của các hoa văn dân tộc.
* Cách thực hiện:
- Tổ chức cho trẻ đi tham quan, quan sát các khu trưng bày sản phẩm dân tộc của bảo tàng. Trong mỗi buổi đi tham quan, giáo viên cần lên kế hoạch cụ thể về: mục đích, nội dung, phương tiện, những điều kiện cần thiết cho mỗi buổi quan sát.
- Tổ chức trò chuyện, giải thích để làm nổi bật lên nét đặc trưng của cách sắp xếp các hoạ tiết hoa văn dân tộc, từ đó giúp trẻ cảm nhận được nhịp điệu của các cách sắp xếp ấy.
- Kết hợp với việc tham quan, các giáo viên nên đặt ra một hệ thống câu hỏi nhằm kích thích khả năng suy nghĩ độc lập sáng tạo cho trẻ:
+ Con thấy đồ vật (đồ dùng) này được trang trí bằng những hình ảnh nào? + Các hình ảnh đó được sắp xếp như thế nào?
+ Những màu sắc nào được sử dụng để trang trí? Chúng được phối hợp như thế nào?
- Khi tham quan bảo tàng, các giáo viên cũng cần kết hợp để giúp trẻ nắm được những đặc điểm đặc trưng của các đối tượng được quan sát để phục vụ cho mục đích xếp dán tranh trang trí.
- Thông qua việc trò chuyện, đàm thoại kết hợp với việc giải thích giáo viên giúp trẻ có thể giúp trẻ có thể cảm nhận được tính nhịp điệu , những nguyên tắc trong bố cục trang trí. Đây chính là một điều kiện thuận lợi cho trẻ khi thể hiện các nội dung của hoạt động tạo hình trang trí.
Ví dụ: Bảo tàng Hùng Vương, bảo tàng Quốc gia Việt Nam.
2.3.1.3. Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ được trò chuyện giao lưu với những người am hiểu về nghệ thuật tạo hình
* Mục đích:
Giúp trẻ có những hiểu biết chính xác về những nét văn hoá đặc sắc của các dân tộc được thể hiện qua các tác phẩm nghệ thuật. Qua đó hình thành ở trẻ thái độ tích cực, sự hứng thú, say mê đối với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình dân tộc.
* Cách thực hiện:
- Cho trẻ tham gia vào các buổi “học"thực sự cùng với các nghệ nhân, nghệ sỹ. Trong các buổi học đó, cần lựa chọn những tác phẩm gần gũi đối với trẻ, các chi tiết có
trong tác phẩm không quá rườm rà nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mĩ, các tác phẩm đó cần có màu sắc tươi sáng, hình ảnh rõ ràng phù hợp với dặc điểm tâm lí cũng như sự nhận thức của trẻ.
- Trong mỗi buổi giao lưu với các nghệ nhân, nghệ sỹ, các giáo viên cũng cần phải lập kế hoạch cụ thể để xác định mục đích cho trẻ cần tìm hiểu được những gì thông qua buổi học đó.
- Tuy nhiên, khi cho trẻ giao lưu, tiếp xúc với các nghệ nhân cũng cần chú ý không nên quá sa đà vào việc tìm hiểu quá kĩ nội dung của các tác phẩm mà nên tập trung vào việc cho trẻ hiểu được ý nghĩa của việc phối hợp màu sắc cũng như việc sử dụng các hoạ tiết trong các tác phẩm đó.