KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 44 - 46)

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chung tôi rút ra một số kết luận cần thiết với việc đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số dạng bố cục hoa văn dân tộc.

Giữ gìn vốn văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số đang là mối quan tâm rất lớn của toàn thể dân tộc chúng ta. Hiểu được tầm quan trọng của nó, các nhà giáo dục Việt Nam đã và đang cố gắng đưa vào nội dung giáo dục ngay từ lứa tuổi mầm non.

Hoa văn là một ngành nghệ thuật đa dạng và độc đáo, đồng thời nó cũng chính là nơi thể hiện bản sắc văn hoá của các dân tộc. Do đó việc giữ gìn và phát huy bản sắc của các dân tộc phải được bắt đầu từ việc tìm hiểu về những nét hoa văn ấy.

HĐTH là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Các thành tố tâm lí cơ bản trong HĐTH là tri giác, cảm xúc, tư duy và tưởng tượng trong đó tri giác là điều kiện cơ bản cho hoạt động của tưởng tượng và cảm xúc, tư duy là con đưòng, là phương tiện để thể hiện lại những hình ảnh của tri giác, còn tưởng tượng đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng hìnhh tượng trên cơ sở kinh nghiệm tri giác thẩm mĩ và trên nền tảng của cảm xúc thẩm mĩ.

Hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí là một trong những thể loại của hoạt động tạo hình- đó là sự sắp xếp các hình mảng, hoạ tiết… trên một mặt phẳng nhằm tạo ra những sản phẩm đẹp. Đây là “mảnh đất màu mỡ"để trẻ thoả sức thể hiện sức sáng tạo của bản thân, là nơi trẻ có thể gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình vào từng mảng hình, từng cách sắp đặt chúng trên mặt phẳng tranh.

Với những đặc thù riêng của mình, hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí được coi là điều kiện, là nền tảng ban đầu để giúp trẻ mầm non có cơ hội đựoc tiếp cần với nền nghệ thuật của dân tộc.

Từ việc nghiên cứu tình hình thực thế chúng tôi rút ra:

- Giáo viên chưa chú ý nhiều đến các HĐTH mang tính trang trí ở trường mầm non, hơn nữa các hoạt động cắt, xé, xếp, dán mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong việc tổ chức cho trẻ hoạt động, vì thế nên trẻ mầm non chưa được thực hiện các hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí.

- Các giáo viên còn thiếu linh hoạt, mềm dẻo và chưa sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp tổ chức HĐTH nói chung cũng như hoạt động xếp dán tranh nói riêng cho trẻ, họ đã tích cực sử dụng những phương pháp nhằm cung cấp kiến thức cho trẻ nhưng lại ít chú ý tới những phương pháp nhằm kích thích khả năng cảm nhận và thể hiện thẩm mĩ cũng như kích thích hứng thú và khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ mầm non.

- Đại đa số các giáo viên cũng chưa nắm được và chưa sử dụng được các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao khả năng hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả của giờ học cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. Đồng thời các giáo viên cũng chưa biết tận dụng tối đa những đối tượng có ở cuộc sống xung quanh để có thể làm giàu và làm phong phú thêm “nguồn vốn"tạo hình có sẵn trong mỗi bản thân đứa trẻ.

- Việc sử dụng các biện pháp, các thủ thuật cũng như các phương tiện hỗ trợ khác của giáo viên trong giờ học chưa duy trì được hứng thú, chưa phát huy được hết khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong suốt giờ hoạt động. Đa số các giáo viên chưa đưa vào được các giờ hoạt động những yếu tố mới mẻ và hấp dẫn đối với trẻ.

- Giáo viên chưa tích cực tìm kiếm và sử dụng các loại vật liệu đa dạng, phong phú để phục vụ cho hoạt động xếp dán tranh, do đó chưa khơi gợi được niềm thích thú của trẻ đối với hoạt động này.

- Bản thân mỗi giáo viên cũng chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức về bố cục của các hoa văn dân tộc, vì thế nên họ còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại trong quá trình tổ chức các hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh nhằm giúp trẻ 5- 6 tuổi làm quen với bố cục hoa văn của các dân tộc.

Chương 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CẮT, XÉ, XẾP, DÁN TRANH TRANG TRÍ NHẰM GIÚP TRẺ 5 – 6 TUỔI TÍCH CỰC LÀM

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)