Tổ chức thử nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 73 - 77)

* Nhóm đối chứng:

Vẫn sử dụng những phương pháp cũ, trong hoạt động này các giáo viên không tích cực cho trẻ quan sát những đối tượng hấp dãn bên ngoài cuộc sống xung

quanh mà vẫn chỉ tổ chức cho trẻ quan sát mẫu tự làm của cô giáo, vì thế nên trẻ thường ít hứng thú, thiếu sự tập trung vào các đối tượng quan sát. Quá trình quan sát các đối tượng kéo dài thời gian nên làm giảm hứng thú. Trong quá trình trẻ thực hiện bài xếp dán trang trí, nhiều trẻ đã có biểu hiện mệt mỏi, không tập trung, không tích thực hiện các nhiệm vụ. Các biện pháp động viên, khích lệ trẻ trong quá trình hoạt động chưa được các giáo viên sử dụng hiệu quả, các cô chỉ hay dùng lời nói để thúc giục trẻ hoàn thành bài tập. Chính vì thế nên sản phẩm của trẻ vẫn mang tính dập khuôn, cứng nhắc theo mẫu của cô giáo. Bố cục trang trí của trẻ vẫn còn lộn xộn, có một số trẻ thì lại chưa tạo được bố cục cho bài xếp dán trang trí của mình. Qua quan sát chúng tôi nhận thấy, trẻ ít hứng thú trong hoạt động và cũng không có hứng thú với sản phẩm của mình nhiều.

* Nhóm thực nghiệm:

Áp dụng hệ thống các nhóm biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc thông qua 3 bài tập:

Bài tập 1: Trang trí tấm thảm cho búp bê Bài tập 2: Trang trí khăn quàng cổ Bài tập 3: Trang trí chiếc áo choàng

Cách tiến hành cụ thể của mỗi bài tập như sau:

* Bài tập 1: Trang trí tấm thảm cho búp bê

- Mục đích: giúp trẻ củng cố khả năng cắt, xé, xếp dán tranh trang trí, và tiếp cận cới một số bố cục hoa văn dân tộc.

- Chuẩn bị: Những tấm thảm được dệt với họa tiết đặc sắc, giấy mầu các loại, kéo, hồ dán..

- Tiến hành:

Gây hứng thú cho trẻ đối với hoạt động này bằng cách cho trẻ xem các tấm thảm dệt với nhiều họa tiết đặc sắc.

cho 2-3 trẻ làm các bạn nhỏ đến từ các dân tộc khác nhau mang theo những món quà đặc sắc của dân tộc mình là những tấm thảm được dệt với những họa tiết hoa văn rất đặc sắc. Giáo viên cho trẻ nhận xét các món quà mà các bạn nhỏ dân tộc

đã mang đến. Sau đó trẻ được quan sát tranh mẫu, được cùng cô giáo phân tích kỹ lưỡng về họa tiết, màu sắc và bố cục trang trí của tranh mẫu.

Tiếp theo, cô giáo hướng dẫn trẻ trang trí theo trình tự rất rõ ràng, qua đó giúp trẻ nắm được các kỹ năng cần thiết cho quá trình trang trí. Việc hướng dẫn ấy được thể hiện qua việc yêu cầu trẻ trả lời các câu hỏi của cô về các trình tự thao tác (có thể khi trẻ vừa trả lời cô giáo sẽ thực hiện trang trí mẫu theo).

Bằng biện pháp tổ chức thi đua giữa các thợ dệt vải, cô giáo đã tạo cho trẻ sự hứng thú và tính tích cực hoạt động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ: trẻ tỏ ra hào hứng cắt- xé dán với nét mặt vui tươi, rạng rõ và thực hiện nhiệm vụ một cách say sưa, hứng khởi. Trong khi thực hiện cũng đã có một số trẻ rất cố gắng suy nghĩ, trao đổi với bạn bè và với cô giáo để có thể tìm ra cách thức thực hiện theo cách tốt nhất.

- Khi kết thúc “cuộc thi"rất nhiều trẻ tỏ ra thỏa mãn với sản phẩm của mình, chúng mang bài của mình khoe cùng các bạn. Những trẻ chưa làm xong thì vẫn tiếp tục cố gắng để hoàn thiện sản phẩm của mình.

Bài tập 2: Trang trí khăn quàng cổ

- Mục đích: giúp trẻ làm quen với chiếc khăn của dân tộc thái, và tác dụng của nó để làm gì, củng cố khả năng cắt, xé, xếp dán tranh trang trí.

- Chuẩn bị: chiếc khăn của dân tộc thái, giáy mầu các loại, kéo, hồ dán… - Tiến hành : tiến hành trong lớp

Để gây hứng thú vào đầu giờ học cô giáo đã cho trẻ quan sát chiếc khăn quàng cổ được trang trí rất đẹp của dân tộc Thái. Cô cho trẻ quan sát, nhắm nhìn và phân tích các đặc điểm về sự thể hiện họa tiết, màu sắc, bố cục của đồ dùng đó.

Trong quá trình hướng dẫn trẻ trang trí, giáo viên thực hiện bài cắt, xé, xếp dán tranh minh họa với việc sử dụng họa tiết khác nhau so với mẫu trẻ vừa được quan sát. Ngoài ra cô giáo còn gợi ý cho trẻ có thể sử dụng những họa tiết sáng tạo riêng để làm sản phẩm thêm phong phú.

Được hoạt động dưới nhiều hình thức phong phú nên trẻ rất hứng thú, tích cực trong quá trình thực hiện. Đồng thời, trong quá trình ấy, giáo viên cũng sử dụng biện pháp "cá thể hóa đối tượng trẻ"để giúp đỡ những trẻ yếu, gợi ý cho trẻ về bố cục của bài cắt, xé, xếp dán trang trí, bồi dưỡng, động viên khích lệ những trẻ khá

sáng tạo trong hoạt động. Vì thế nên hầu hết các trẻ đều được hoạt động một cách tích cực nhất.

- Kết thúc: trẻ vui ve và hài lòng với sản phẩm mình tạo ra

Bài tập 3: Trang trí chiếc áo choàng

- Mục đích: trẻ có thể biết được các hoa văn khác nhau trên những chiếc áo của các dân tộc.

- Chuẩn bị: ảnh chiếc áo được trang trí, giấy màu…. - Tiến hành:

do được đi tham quan bảo tàng dân tộc, được tận mắt nhìn thấy các loại hoạ tiết hoa văn được trang trí trên váy áo của các dân tộc, đồng thời chúng lại được các giáo viên cho quan sát những tấm ảnh chụp về các mẫu hoa văn dân tộc, vì thế nên khi bước vào giờ học này trẻ cảm thấy rất chủ động, tự tin và thích thú tham gia vào quá trình sáng tạo

Hơn nữa, trước khi bước vào giờ học, giáo viên đã rất tích cực sử dụng hệ thống các câu hỏi để kích thích và giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong cách sắp xếp hoa văn của các dân tộc, như "Con hãy nhận xét về cách sắp xếp các hoạ tiết và phối hợp màu sắc trong sản phẩm này? Con thấy chúng như thế nào? Con có cảm nhận gì khi được ngắm chúng? Nếu là con, con sẽ thể hiện chúng như thế nào?”. Chính vì được tự do thể hiện theo ý tưởng nên trẻ rất sáng tạo trong quá trình thực hiện, trẻ đã thể hiện được sự sáng tạo của mình thông qua cách lựa chọn hoạ tiết, phối hợp màu sắc cũng như sắp xếp các hoạ tiết thành những bố cục trang trí rất đẹp mắt.

Chia lớp thành 2 đội: mỗi đội một chiếc áo choàng trơn để trẻ tự sáng tạo và trang trí cho chiếc áo choàng của mình thật đep.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)