Kết quả trước thử nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 67 - 73)

Chúng tôi khảo sát về việc thực hiện các hoạt động xếp dán tranh trang trí của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua 3 tiết họ ở cả 2 lớp đối chứng (ĐC) và thực nghiệm (TN), mỗi lớp có 40 trẻ. Sau khi đã tổng hợp kết quả đạt được của mỗi lớp chúng tôi thu được kết quả như sau:

Ở cả hai lớp ĐC và TN, giáo viên đều có sự chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, trang thiết bị cần thiết cho tiết học như: Vở tạo hình, giấy vẽ, giấy A4, bút sáp màu, hình minh hoạ. Khi tiến hành hoạt động, giáo viên đã có ý thức sử dụng nhóm các biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong giờ học, tuy nhiên những biện pháp đó chưa thực sự gây ấn tượng đối với trẻ nên trẻ thường không chú ý và tập trung. Chính vì thế mà trẻ thường không nắm rõ được nhiệm vụ tạo hình mà mình cần phải thực hiện. Giáo viên cũng chưa tìm ra những biện pháp thực sự phát huy được tính tích cực, duy trì được sự hứng thú cho trẻ. Sự phối hợp các nhóm phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ còn gặp nhiều hạn chế và thiếu linh hoạt nên các giờ học diễn ra một cách cứng nhắc, thiếu sự mềm mại, uyển chuyển, hài hoà…Mặc dù các giáo viên đã thực hiện đúng và đầy đủ các hoạt động trong giờ xếp dán tranh trang trí song các giáo viên vẫn còn để có những "khoảng thời gian chết"nên các giờ học diễn ra chưa thực sự sôi nổi mà vẫn còn rời rạc, buồn tẻ, chưa lôi cuốn, hấp dẫn với trẻ. Các hình xếp dán tranh minh hoạ do giáo viên tự làm chưa sang tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu của một giờ học xếp dán trang trí. Cụ thể như các giáo viên mới chỉ cho trẻ thực hiện lại bài xếp dán giống theo mẫu của cô vừa tổ chức cho trẻ quan sát, chưa gợi ý được cách lựa chọn các hoạ tiết khác nhau để sử dụng trong bài xếp dán tranh cho trẻ. Hơn nữa, việc chỉ cho trẻ thấy được các nguyên tắc để xây dựng bố cục trang trí cũng chưa được các giáo viên quan tâm.

* Về kết quả của hoạt động.

Bài 1: Trang trí tấm thảm cho búp bê:

Quan sát giờ học này của cả 2 nhóm đối chứng(ĐC) và thực nghiệm(TN) chúng tôi thấy rằng:

Ở cả 2 nhóm các giáo viên đều sử dụng nguyên vật liệu cho bài này là giấy màu thủ công, giấy vẽ, bút sáp màu, tranh xếp dán mẫu để cho trẻ quan sát (tranh này là do các cô giáo tự làm trên khổ giáy A3). Trong quá trình được xem mẫu trang trí, trẻ cũng tỏ ra hào hứng, tò mò với cách dán hình của cô giáo, nhưng khi phân tích tranh mẫu cho trẻ thì các giáo viên lại chưa phân tích rõ ràng để trẻ thấy được cách thể hiện đặc biệt của mẫu xếp dán trang trí, đặc biệt là cách sắp xếp các hoạ tiết nhỏ và cách sử dụng, phối hợp màu trong tranh. Chính vì vậy nên khi trẻ bắt đầu tiến hành thực hiện nhiệm vụ tạo hình thì trẻ lại gặp nhiều khó khăn trong cách sắp xếp các hoạ tiết để tạo nên bố cục tranh trang trí, đồng thời cũng khó khăn trong

việc sắp xếp các mảng hình hợp lý trên mặt giấy vẽ và khó khăn trong việc sử dụng và phối hợp màu sắc hợp lí, đẹp mắt. Nguyên nhân của hạn chế này là trẻ chưa thực sự có nhiều ấn tượng sâu sắc về đối tượng miêu tả, do thế mà hứng thú của trẻ với hoạt động cũng chưa cao. Số trẻ tỏ ra hào hứng trong suốt tiến trình giờ học còn rất ít, còn lại đại đa số trẻ thường chỉ hứng thú ở thời gian đầu giờ học trong lúc quan sát tranh mẫu, còn khi bước vào hoạt động thực sự thì trẻ lại dễ tỏ ra chán nản vì gặp nhiều khó khăn trong khi thể hiện sản phẩm tranh cắt, xé, xếp dán trang trí. Kết quả cụ thể của bài "Trang trí tấm thảm"như sau:

Bảng 3.1: Kết quả đạt được của trẻ ở bài tập thứ nhất trong giai đoạn thực nghiệm khảo sát

Nhóm Kết quả đề tài (%)

SL Yếu (%) Trung Bình (%) Khá (%) Tốt (%)

Nhóm ĐC 40 27,5 50 12,5 10

Nhóm TN 40 32,5 47,5 12,5 10

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, ở đề tài này ở cả 2 lớp ĐC và TN có kết quả tương đương. Tỷ lệ trẻ đạt mức độ trung bình và chiếm nhiều hơn khá và tốt. Sản phẩm cắt, xé, xếp dán tranh của trẻ thể hiện sự non yếu về khả năng trang trí cũng như sự nghèo nàn về vốn biểu tượng. Chủ yếu mức độ đạt được của trẻ chỉ ở mức trung bình (chiếm 50%), còn tỷ lệ khá và tốt chiếm rất ít.

Từ số liệu trên chúng tôi lập biểu đồ so sánh kết quả của 2 nhóm ĐC và TN như sau:

Biểu đồ 3.1: So sánh xếp loại kết quả thực nghiệm khảo sát ở bài tập thứ nhất của 2 nhóm trẻ 0 10 20 30 40 50 60 Yếu Trung bình Khá Tốt Nhóm ĐC Nhóm TN

Bài 2: Trang trí khăn quàng cổ.

Trong giờ học này, ở cả 2 lớp trẻ đều chưa tích cực, sôi nổi trong giờ học, trẻ thường tỏ ra ít hứng thú với đề tài. Điều này thể hiện ở việc trẻ thiếu sự tập trung quan sát và tri giác các đối tượng miêu tả. Trẻ cũng chưa thực sự tích cực hoạt động thực hiện các nhiệm vụ của mình trong giờ học, vì thế nên kết quả của giờ học này không cao. Trong quá trình miêu tả và trang trí đối tượng, trẻ còn gặp nhiều khó khăn khi tạo ra các họa tiết phù hợp. Việc lựa chọn và thường thiếu kiên trì và bỏ dở công việc của mình. Những bài xây dựng trang trí chưa thể hiện được bố cục một cách rõ ràng, những họa tiết thương sắp xếp lộn xộn, không thể hiện được nhịp điệu của bố cục trang trí. Hơn nữa, các bài xếp dán của trẻ cũng thể hiện một sự dập khuôn rõ, trẻ thường thể hiện bài tập giống nhau.

Kết quả đạt được của cả 2 nhóm được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.2: Kết quả đạt được của trẻ ở bài tập thứ hai trong giai đoạn thực nghiệm khảo sát

Loại Nhóm

Kết quả của bài tập 2

SL Yếu (%) Trung Bình (%) Khá (%) Tốt (%)

Nhóm ĐC 40 47,5 37,5 10 5

Nhóm TN 40 42,5 40 10 7,5

Như vậy, bảng số liệu này cho thấy mức độ khá tốt ở cả hai nhóm còn thấp, phần lớn bài cắt, xé, xếp dán của trẻ đạt mức độ trung bình và yếu (chiếm trên 30 %). Như vậy, sự chênh lệch giữa 2 nhóm là không đáng kể, trình độ và khả năng tạo hình là tương đối đồng đều.

Chúng tôi đưa ra biểu đồ để so sánh kết quả của 2 nhóm như sau:

Biểu đồ 3.2: So sánh xếp loại kết quả thực nghiệm khảo sát ở bài tập thứ hai của 2 nhóm trẻ:

0 10 20 30 40 50 60 Yếu Trung bình Khá Tốt Nhóm Đ C Nhó m TN

Bài 3: Trang trí chiếc áo choàng:

Trong giờ học này, giáo viên tổ chức theo hình thức xếp dán theo đề tài tự chọn, vì thế nên vào đầu giờ, giáo viên để cho trẻ quan sát một số mẫu vẽ trang trí rồi sau đó tự đưa ra cách làm của mình. Tuy nhiên, trong quá trình cho trẻ sát mẫu, hệ thống câu hỏi mà các cô giáo đưa ra chưa thực sự kích thích được khả năng tự lực cũng như sáng tạo của trẻ, chưa thực sự khơi gợi niềm đam mê và hứng thú tìm

tòi khám phá cái mới cho trẻ. Các câu hỏi thường chỉ là: - Bức tranh này miêu tả cái gì? Con thấy có đẹp không?

- Nó được trang trí như thế nào?

- Con có muốn trang trí chiếc áo này không?

- Nếu con được làm con sẽ trang trí nó như thế nào?

Chính vì thế nên ban đầu trẻ cũng tỏ ra thích thú và mong muốn làm được những chiếc áo choàng thật đẹp, song sự hứng thú của trẻ lại không được bền vững vì trẻ gặp vướng mắc, khó khăn trong quá trình lựa chọn họa tiết và sử dụng chúng. Những hạn chế này là do trẻ có quá ít khái niệm về tranh cắt, xé, xếp dán trang trí và hàng ngày chúng cũng không thường xuyên được hoạt động để làm những sản phẩm từ tranh xếp dán, vì thế nên trong quá trình hoạt động trẻ thường “quên"nhiệm vụ của mình, có nhiều trẻ cắt, xé, xếp dán. Như vậy, nhìn vào những bài cắt, xé, xếp dán này đã thấy được sự thiếu sáng tạo của trẻ trong khi thực hiện, bố cục trang trí còn lỏng lẻo, thiếu tính lo-gic, các họa tiết được sử dụng thường không đều nhau và không được sắp xếp theo một quy tắc nào cả, màu sắc mà trẻ sử dụng để thể hiện trong bài chưa thống nhất và chưa đạt được đến khả năng biểu cảm cho tác phẩm.

Chúng tôi đã thống kê được kết quả của 2 nhóm qua bảng số liệu:

Bảng 3.3: Kết quả đạt được của trẻ ở bài tập thứ ba trong giai đoạn thực nghiệm khảo sát

Loại Nhóm Kết Quả bài tập 3 SL Yếu (%) Trung Bình (%) Khá (%) Tốt (%) Nhóm ĐC 40 52,5 25 15,5 5 Nhóm TN 40 55 32,5 12,5 0

Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả của bài xếp dán tranh trang trí thường chỉ ở mức trung bình và yếu (lớp ĐC- 52,5% và 25%; lớp TN- 55%- 31,6 %), ở các mức độ tốt và khá đều chiếm tỷ lệ rất thấp (dưới 50%).

Biểu đồ 3.3: So sánh xếp loại kết quả thực nghiệm khảo sát ở bài tập thứ ba của 2 nhóm trẻ 0 10 20 30 40 50 60 Yếu Trung bình Khá Tốt Nhóm ĐC Nhóm TN

Từ những kết quả của trẻ thu được ở 3 giờ học trên, chúng tôi rút ra được những nhận xét sau:

- Vốn hiểu biết của trẻ về hoạt động cắt, xé, xếp dán tranh còn yếu, khả năng sử dụng các kỹ năng tạo hình để hoàn thành các bài tập xếp dán tranh trang trí chưa có nhiều.

- Trong quá trình quan sát mẫu các đối tượng trẻ chưa có khả năng phân tích để tìm ra những nét đặc trưng cơ bản nhất của các họa tiết trang trí cũng như bố cục trang trí.

- Trong quá trình thực hiện xếp dán tranh trang trí, nhiều trẻ còn thói quen ỷ lại nên rất chúng hoạt động rất thụ động, trẻ không đủ khả năng vận dụng những vốn kinh nghiệm sẵn có để liên tưởng và tưởng tượng nhằm tạo nên những hình ảnh mới ngoài phạm vi các mẫu được quan sát.

- Kết quả đạt được của cả 2 nhóm tương đương nhau, mức chênh lệch không đáng kể, tỷ lệ tốt và khá đều ở mức độ thấp còn tỷ lệ ở mức độ trung bình và yếu cao hơn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 67 - 73)