Kết quả sau thử nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 77 - 83)

Bảng 3.4: Kết quả đạt được của trẻ ở bài tập thứ nhất

Loại Nhóm Kết quả bài tập 1 SL Yếu (%) Trung Bình (%) Khá (%) Tốt (%) Nhóm ĐC 40 10 50 35 5 Nhóm TN 40 5 17.5 35 42,5

Từ kết quả ở bảng trên chúng ta có thể nhận thấy, các mức độ đạt được ở cả 2 nhóm có sự chênh lệch khá lớn. Ở nhóm đối chứng các mức độ đạt được không có sự thay đổi nhiều so với lúc trước thực nghiệm, tỷ lệ bài cắt, xé, xếp dán tranh ở mức tốt vẫn còn thấp (chỉ chiếm 5%), chủ yếu các bài xếp dán của trẻ chỉ đạt ở mức trung bình. Còn ở lớp thực nghiệm, sự thay đổi thể hiện rõ rệt: Tỷ lệ trẻ đạt ở mức yếu chỉ còn 5%, kết quả bài xếp dán trẻ đạt được ở mức khá và tốt tăng lên nhiều, tỷ lệ cao nhất đạt được là ở mức độ tốt(42,5%).

Biểu đồ 3.4: So sánh xếp loại kết quả thực nghiệm ở bài tập thứ nhất của 2 nhóm trẻ: 0 10 20 30 40 50 60 Yếu Trung bình Khá Tốt Nhóm ĐC Nhóm TN

Bảng 3.5 : Kết quả đạt được của trẻ ở bài tập thứ hai

Loại Nhóm

Kết quả của bài tập 2

SL Yếu (%) Trung Bình (%) Khá (%) Tốt (%)

Nhóm ĐC 40 12,5 45 32,5 10

Nhóm TN 40 0 17,5 40 42,5

Như vậy, ở giờ học này, kết quả giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng cũng có sự khác nhau rõ rệt: Kết quả ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Mặc dù ở lớp đối chúng đã xuất hiện mức độ tốt song tỷ lệ vẫn còn thấp (chỉ chiếm 10%), tỷ lệ trẻ đạt mức độ trung bình vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao(45%), đặc biệt là vẫn còn xuất hiện trẻ ở mức độ yếu (12,5 %). Ngược lại, ở nhóm thực nghiệm đã không còn trẻ ở mức độ yếu nữa, tỷ lệ trẻ đạt mức độ trung bình cũng giảm đi rõ rệt, tỷ lệ trẻ khá và tốt cao hơn. Tóm lại, qua giờ hoạt động này chúng tôi thấy rằng kết quả đạt được của trẻ đã nâng lên rõ rệt.

Biểu đồ 3.5: So sánh xếp loại kết quả bài tập 2

0 10 20 30 40 50 60 Yếu Trung bình Khá Tốt Nhóm ĐC Nhóm TN

Bảng 3.6: Kết quả đạt được của trẻ ở bài tập thứ ba

Loại Nhóm Kết quả bài tập 3 SL Yếu (%) Trung Bình (%) Khá (%) Tốt (%) Nhóm ĐC 40 20 42,5 30 7,5 Nhóm TN 40 0 15 45 40

Từ bảng số liệu chúng tôi đã đưa ra được biểu đồ so sánh kết quả của hai nhóm trẻ:

Biểu đồ 3.6 : So sánh xếp loại kết quả bài tập 3

0 10 20 30 40 50 60 Yếu Trung bình Khá Tốt Nhóm ĐC Nhóm TN

Từ biểu đồ trên chúng ta dễ dàng nhận thấy kết quả của trẻ ở nhóm thực nghiệm cao hơn rất nhiều so với nhóm đối chứng. Cụ thể: tỷ lệ trẻ ở mức độ yếu của nhóm thực nghiệm không còn, mức độ tốt và khá tăng lên rất nhiều. Trong khi đó ở nhóm đối chứng, mức độ khá cũng tăng lên nhưng còn tăng ít, mức độ yếu và trung bình vẫn còn chiếm một tỷ lệ khá cao. Đa số những trẻ đạt mức độ khá, tốt ở nhóm đối chứng là những trẻ có khả năng tạo hình tốt ngay từ đầu, còn lại những trẻ khác hầu như không tiến bộ hơn nhiều so với giai đoạn khảo sát. Bên cạnh đó, oẻ nhóm thực nghiệm đã có rất nhiều trẻ vươn lên từ mức độ trung bình lên mức độ khá và tốt. Điều này đã cho chúng ta một kết luận rằng các nhóm biện pháp đưa ra trong chương trình thực nghiệm đã bước đầu có những thành công nhất định.

Để thấy được tác dụng của các nhóm biện pháp tác động trong quá trình tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi và thấy được mức độ chênh lệch khác nhau giữa hai nhóm trẻ (TN và ĐC) chúng tôi đã sử dụng một số thuật toán để tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. Hơn nữa, để thấy được sự khác nhau giữa nhóm TN và nhóm ĐC (ở giai đoạn trước TN và giai đoạn sau TN), chúng tôi đã xử lí kết quả bài vẽ của trẻ theo điểm số của trẻ đã đạt được ở mỗi bài tập. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.7: So sánh kết quả đạt được của hai nhóm trẻ (ĐC và TN) trong giai đoạn trước thực nghiệm

Bài tập Nhóm N X S Bài 1 ĐC 40 5,07 2,2 TN 40 5,20 2,29 Bài 2 ĐC 40 5,05 2,42 TN 40 5,08 2,64 Bài 3 ĐC 40 5,15 2,63 TN 40 4,75 2,2

Từ kết quả của bảng trên cho chúng ta thấy ở giai đoạn trước thực nghiệm, kết quả bài vẽ của cả hai nhóm (TN và ĐC) là tương đương nhau.

Bảng 3.8: So sánh kết quả đạt được của hai nhóm trẻ (ĐC và TN) trong giai đoạn sau thực nghiệm.

Bài tập Nhóm N X S Bài 1 ĐC 40 6,55 1,88 TN 40 7,76 2,25 Bài 2 ĐC 40 6,33 2,76 TN 40 7,85 2,04 Bài 3 ĐC 40 6,45 2,55 TN 40 7,95 1,94

Theo kết quả so sánh từ bảng trên, chúng ta thấy được kết quả của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng: Điểm TB của nhóm TN cao hơn nhiều so với điểm TB của nhóm ĐC và độ lệch chuẩn của nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC. Điều này đã chứng tỏ được sự tiến bộ rất nhiều của nhóm TN, trẻ trong nhóm TN có trình độ và khả năng đồng đều nhau hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Quá trình thực nghiệm được chúng tôi tổ chức và hoàn chỉnh theo đúng các quan điểm giáo dục. Sau khi hoàn thành chương trình thực nghiệm chúng tôi thu được kết quả như sau:

- Trong thực nghiệm khảo sát, khả năng của trẻ trong hoạt động xếp dán tranh trang trí ở cả hai nhóm (TN và ĐC) là tương đương nhau, kết quả đạt được của giờ học đều chủ yếu ở mức độ trung bình và yếu. Hầu hết trẻ chưa thực sự quan tâm đến các bố cục trang trí hoa văn của một số dân tộc, chúng chưa thực sự hiểu ý nghĩa của các cách sắp xếp đó trên các đồ dùng, sản phẩm của các dân tộc thiểu số.

- Trong quá trình thực nghiệm tác động, chúng tôi đã đưa vào chương trình thực nghiệm một số nhóm các biện pháp tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5- 6 tuổi làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc, đó là:

Nhóm 1: Nhóm các biện pháp bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc, xúc cảm của trẻ đối với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình dân tộc

Nhóm 2: Nhóm các biện pháp giúp trẻ thu thập thông tin, lĩnh hội các kiến thức và học hỏi kĩ năng tạo hình: cách sắp xếp bố cục, cách phối hợp và thể hiện màu sắc, cách lựa chọn hoạ tiết và cách tạo nên hoạ tiết

Nhóm 3: Nhóm các biện pháp cho trẻ thực hành kĩ năng thể hiện cách sắp xếp các hoạ tiết theo bố cục hoa văn dân tộc

Nhóm 4: Nhóm các biện pháp kích thích khả năng tự lực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động xếp dán tranh trang trí.

Với việc sử dụng các nhóm biện pháp này trong chương trình thực nghiệm tác động chúng tôi nhận thấy rằng trẻ ở nhóm TN đã xuất hiện những tiến bộ rõ rệt trong quá trình hoạt động tạo hình trang trí đặc biệt là trong hoạt động xếp dán tranh trang trí. Trẻ ở nhóm này đã có những biểu tượng sâu sắc về những sự vật- hiện tượng trong thế giới xung quanh cũng như về những sản phẩm của nghệ thuật trang trí và những cách trang trí hoa văn của một số dân tộc. Trong quá trình thực hiện, trẻ ở nhóm này đã tỏ ra rất hứng thú đối với các hoạt động của xếp dán tranh mang tính chất trang trí, những sản phẩm mà trẻ tạo ra đã thể hiện được khả năng sáng tạo của chúng.

- Qua thời gian thực nghiệm kiểm chứng ở cả hai nhóm trẻ, chúng tôi nhận thấy khả năng hoạt động trong quá trình xếp dán tranh trang trí của trẻ ở nhóm thực nghiệm đã nâng lên ở mức cao hơn. Có rất nhiều trẻ vượt lên rất nhanh để đạt kết quả tốt, điều này đã cho chúng ta khẳng định được vai trò to lớn của các nhà giáo dục đối với việc tổ chức hoạt động tạo hình cũng như phát triển khả năng nghệ thuật cho trẻ.

Kết quả đạt được ở đây chưa đạt ở mức tối đa song điều đó cũng đã khẳng định được sự thành công của của một số nhóm các biện pháp đã được đề xuất trong quá trình thực nghiệm tác động. Đây có thể coi là thành công bước đầu cho khóa luận vì đã chứng minh được hiệu quả của việc áp dụng nhóm biện pháp nhằm giúp trẻ làm quen được với các bố cục hoa văn của các dân tộc, từ đó tạo điều kiện cho trẻ được tiếp cận với vố kinh nghiệm văn hoá tạo hình của dân tộc.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)