Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thử nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 63 - 67)

* Tiêu chí đánh giá

Để đánh giá được khả năng cắt, xé, xếp dán tranh trang trí sắp của trẻ 5- 6 tuổi trong quá trình cho trẻ làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc chúng tôi dựa vào các tiêu chí sau:

+ Sự hưởng ứng của trẻ trước các dạng bố cục trang trí trong quá trình quan sát.

+ Khả năng sử dụng màu sắc, nhịp điệu trong sự sắp đặt kiểu dáng của các hoạ tiết.

+ Sự tinh nhạy của trẻ trong việc nhận ra được các đặc điểm đặc trưng của bố cục trang trí và cảm thụ được vẻ đẹp thẩm mĩ của các đặc điểm ấy.

+ Tính tích cực học hỏi những cách trang trí theo bố cục của các hoa văn dân tộc.

+ Sự chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn và sử dụng các hoạ tiết trang trí. + Mức độ phong phú trong việc ứng dụng để sáng tạo ra các kiểu dạng bố cục trang trí.

+ Sự biểu lộ thái độ, xúc cảm thẩm mĩ trong quá trình hoạt động.

* Cách đánh giá

Dựa vào tiêu chí trên chúng tôi đưa ra thang đánh giá theo các mức độ sau: Tốt - Khá - Trung bình - Yếu.

Cụ thể:

Loại tốt: Trẻ nhận biết được các vị trí không gian trong mặt phẳng tranh, biết

cách sắp xếp các hình ảnh phù hợp với mặt tranh. Trẻ biết sắp xếp các hoạ tiết, hình mảng, mầu sắc hợp lí theo quy luật có tính nhịp điệu của các hình thức trang trí. Trẻ tỏ ra chủ động, tích cực trong việc lựa chọn và sử dụng các hoạ tiết trang trí. Trẻ say mê, hứng thú trong quá trình tham gia vào hoạt động và hoàn thành sản phẩm trước thời gian quy định.

Loại khá: Trẻ nhận biết được các vị trí trong không gian tranh, biết cách sắp

xếp các hình ảnh phù hợp với mặt tranh. Trẻ biết sắp xếp các hoạ tiết, hình mảng và phối hợp màu sắc theo quy luật có tính nhịp điệu. Trẻ hào hứng, phấn khởi trong quá trình hoạt động nhưng thường không ổn định, sự hứng thú của trẻ không thể hiện trong suốt giờ học. Tuy nhiên trẻ vẫn đảm bảo hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.

Loại trung bình: Trẻ biết sắp xếp các hình ảnh, hoạ tiết và phối hợp màu

trong quá trình hoạt động trẻ thường không thể hiện sự hứng thú hoặc tỏ ra chán nản. Trẻ thực hiện giờ học một cách lặng lẽ.

Loại yếu: Trẻ thường không có ý định cụ thể khi tham gia vào hoạt động, bố

cục tranh của trẻ thường lộn xộn, không rõ nội dung cũng như không rõ ý đồ tạo hình. Trẻ không biết lựa chọn, sắp đặt hoạ tiết và phối hợp màu sắc để tạo ra một bức tranh hợp lí. Trong quá trình hoạt động trẻ thường tỏ ra chán nản, hờ hững, không thích tham gia vào các hoạt động và không muốn thực hiện nhiệm vụ của giờ học.

Dựa vào những tiêu chí và thang đánh giá trên, chúng tôi đưa ra các mức điểm đánh giá kết quả hoạt động xếp dán tranh trang trí của trẻ như sau:

VỀ BỐ CỤC

Mức độ Tiêu chí xét điểm Điểm số

Mức độ 1 Trẻ chủ động trong việc sắp xếp các hình mảng, hoạ tiết và biết lựa chọn màu sắc theo một số hình thức của bố cục trang trí như: xen kẽ, nhắc lại, đối xứng… trong toàn bộ bài xếp dán trang trí.

3

Mức độ 2 Trẻ biết sắp xếp các hoạ tiết, hình mảng và lựa chọn màu sắc theo một số hình thức của bố cục trang trí nhưng phải nhờ đến sự hướng dẫn, giúp đỡ của cô giáo.

2

Mức độ 3 Trẻ đã biết cách sắp xếp các hình mảng, hoạ tiết, màu sắc theo các hình thức của bố cục trang trí nhưng các hình thức ấy chưa được thể hiện rõ nét trong toàm bộ bố cục của tác phẩm.

1

Mức độ 4 Trẻ chưa biết cách sắp xếp các hình mảng, hoạ tiết, màu sắc theo các hình thức của bố cục trang trí…

VỀ HOA TIẾT

Mức độ Tiêu chí xét điểm Điểm số

Mức độ 1 Trẻ biết lựa chọn, sử dụng và tạo ra những hoạ tiết đơn giản nhưng đa dạng, phong phú thể hiện sự sáng tạo của bản thân nhưng vẫn sát với mẫu thực. Các hoạ tiết thể hiện sự sinh động sáng tạo và ngộ nghĩnh.

3

Mức độ 2 Trẻ đã biết lựa chọn và sử dụng những hoạ tiết đơn giản, đa dạng, sáng tạo nhưng chưa sát với mẫu thực và còn dựa vào sự hướng dẫn của cô giáo. Các hoạ tiết còn thiếu sinh động và thiếu ngộ nghĩnh.

2

Mức độ 3 Trẻ biết sử dụng và thể hiện những hoạ tiết đã được trang trí trong các bài tập mẫu và các mẫu được sử dụng trong giờ học. Tuy nhiên các hoạ tiết được lựa chọn và sử dụng chưa thể hiện tính sáng tạo cao.

1

Mức độ 4 Trẻ chỉ biết sử dụng những hoạ tiết mẫu mà cô giáo vừa sử dụng.

0

VỀ MÀU SẮC

Mức độ Tiêu chí xét điểm Điểm số

Mức độ 1 Trẻ có khả năng lựa chọn và sử dụng màu sắc phù hợp với nội dung miêu tả. Đồng thời trẻ cũng có khả năng phối hợp màu sắc và biết sử dụng màu sắc một cách sáng tạo để thể hiện thái độ, tình cảm của bản thân.

3

Mức độ 2 Trẻ có khả năng lựa chọn màu sắc phù hợp với nội dung miêu tả, đồng thời biết phối hợp màu sắc một cách đơn giản và cũng biết sử dụng màu sắc để thể hiện thái độ, tình cảm.

2

Mức độ 3 Trẻ có khả năng lựa chọn và sử dụng màu sắc theo khuôn mẫu, trẻ biết phối hợp màu sắc và đã có ý thức sử dụng màu sắc để thể hiện tình cảm.

Mức độ 4 Trẻ chưa có khả năng sử dụng màu sắc, còn sử dụng màu một cách ngẫu nhiên không liên quan đến nội dung miêu tả và không biết phối hợp màu sắc.

0

VỀ HÌNH DẠNG

Mức độ Tiêu chí xét điểm Điểm số

Mức độ 1 Trẻ biết tạo ra và sử dụng hợp lí các hình dạng gọn, đẹp, rõ nét, thể hiện rõ ý đồ tạo hình và sự sáng tạo của bản thân.

3

Mức độ 2 Trẻ có thể tạo ra và sử dụng các hình dạng đẹp, rõ, thể hiện được ý đồ tạo hình của bản thân.

2

Mức độ 3 Trẻ biết tạo ra một số hình dạng cơ bản, đơn giản và biết sử dụng chúng trong quá trình tạo hình, trẻ chưa có sự sáng tạo cao khi hoạt động.

1

Mức độ 4 Trẻ không biết tạo ra các hình dạng hợp lí phù hợp với nội dung tạo hình. Trẻ không có sự sang tạo trong quá trình hoạt động.

0

Như vậy, chất lượng của bài cắt, xé, xếp dán trang trí của trẻ được tổng hợp và đánh giá theo thang điểm sau:

- Loại giỏi (G): Từ 10- 12 điểm. - Loại khá (K): Từ 7- 9 điểm.

- Loại trung bình (TB): Từ 4- 6 điểm. - Loại yếu (Y): Từ 0- 3 điểm.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)