Điều kiện vật chất và môi trường giáo dục

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 60 - 63)

Để tổ chức tốt các giờ hoạt động cắt, xé, xếp dán tranh trang trí, một yếu tố không thể thiếu và đóng vai trò rất quan trọng đó là cơ sở vật chất và môi trường giáo dục.

Cơ sở vật chất ở đây bao gồm các đồ dùng dụng cụ phục vụ cho hoạt động dạy và học, các đồ dùng trực quan và các nguồn nguyên vật liệu của hoạt động tạo hình.

Trong các giờ hoạt động xếp dán tranh, đồ dùng trực quan có thể là các sự vật, các khung cảnh trong tranh vẽ hoặc tranh cắt, xé, xếp dán, các tác phẩm nghệ

thuật… Những đồ dùng trực quan này có tác dụng khơi gợi sự chú ý và hứng thú cho trẻ, hơn nữa nó vừa là đối tượng tri giác lại vừa là đối tượng miêu tả, do đó nó làm cho quá trình tri giác của trẻ có tính chủ động hơn và thúc đẩy trẻ có sự định hướng hơn trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên khi lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan các giáo viên cần lưu ý chọn những đồ dùng thích hợp với đặc điểm của hoạt động xếp dán tranh cũng như phù hợp với khả năng hoạt động của trẻ và đồ dùng trực quan ấy phải có tác dụng khơi gợi được hứng thú và nguyện vọng tạo hình cho trẻ.

Về các nguyên vật liệu tạo hình, T.S. Phan Thị Việt Hoa đã nói rằng “… trẻ được tiếp xúc với nhiều nguyên vật liệu càng phong phú và đa dạng bao nhiêu thì sự sang tạo trong hoạt động, sự lựa chọn để phản ánh cảm xúc và kinh nghiệm của trẻ càng linh hoạt và năng động bấy nhiêu. Từ một nguyên liệu trẻ có thể tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, trái lại, trẻ cũng có thể tạo nên một sản phẩm từ nhiều nguyên liệu khác nhau…”.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Để tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số dạng hoa văn dân tộc chúng tôi đưa ra các nhóm biện pháp đó là:

Nhóm 1: Nhóm các biện pháp bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc, xúc cảm của trẻ đối với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình dân tộc

Nhóm 2: Nhóm các biện pháp giúp trẻ thu thập thông tin , lĩnh hội các kiến thức và học hỏi kỹ năng tạo hình: các xắp xếp bố cục, cách phối hợp và thể hiện màu sắc, cách lựa chọn họa tiết và cách tạo nên họa tiết

Nhóm 3: Nhóm các biện pháp cho trẻ thực hành kỹ năng thể hiện cách xắp xếp các họa tiết theo bố cục hoa văn dân tộc

Nhóm 4: Nhóm cac biện pháp kích thích khả năng tự lực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động cắt, xé, xếp dán tranh trang trí

Nhóm các biện pháp trên có mối iên hệ mật thiết với nhau. Trong thực tiễn giảng dạy giáo viên cần vận dụng và phối hợp các biện pháp trên và sử dụng chúng một cách linh hoạt có hiệu quả

Chương 3

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc (Trang 60 - 63)