Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Phân tích SWOT của Sacombank Chi nhánh Thái Nguyên
PHÂN TÍCH NỘI BỘ:
ĐIỂM MẠNH (S) ĐIỂM YẾU (W)
- Đội ngũ nhân viên trẻ, có năng lực và nhiệt tình.
- SPDV đa dạng và phong phú; Sacombank có mạng lưới rộng khắp (hơn 400 điểm giao dịch); thương hiệu mạnh trên thị trường…
- Có khả năng đáp ứng trọn gói các nhu cầu của khách hàng. Cho vay tín chấp CBNV và cho vay tiểu thương chợ mạnh (sản phẩm đặc thù vì các ngân hàng khác trên địa bàn chưa có sản phẩm này)
- Việc cung cấp chất lượng dịch vụ chưa thật sự đồng bộ, duy trì và ổn định.
- Chất lượng nhân sự cần phải quan tâm nhiều hơn.
- Chưa phát huy tốt vai trò bán hàng của CBQHKH và CVTV.
- Việc phối kết hợp giữa các Phòng còn chưa thật sự gắn kết và hiệu quả.
- Cơ cấu cho vay và huy động tập trung vào một số ít các khách hàng và ngành/nghề.
PHÂN TÍCH BÊN NGOÀI:
CƠ HỘI (O) THÁCH THỨC (T)
1. Chính quyền địa phương tạo điều kiện để thu hút và hoạt động của các Ngân hàng trên địa bàn.
2. Ngày càng có nhiều khu dân cư, khu thương mại, buôn bán được hình thành là những cơ hội kinh doanh của Ngân hàng. 3. Địa bàn hoạt động rộng, kinh tế địa phương đang phát triển nhanh, cơ hội kinh doanh và khai thác còn nhiều.
4. Người dân ngày càng biết đến và sử dụng nhiều SPDV của Ngân hàng.
1. Ngành Ngân hàng ngày nay ở VN đối diện với áp lực cạnh tranh ngày càng cao từ các TCTD và Cty tài chính. Từ các NH nội địa có quy mô lớn, thương hiệu mạnh, đến các NH nước ngoài có 100% vốn tại VN (thu hút nguồn nhân lực có chất lượng, công nghệ cao, chất lượng dịch vụ hoàn hảo…).
2. Sự thay đổi nhanh chóng của các chính sách tiền tệ từ NHNN tác động lớn đến hoạt động của ngành NH
3. Thảm họa từ môi trường tự nhiên. Khủng bố, cướp, vỡ nợ tín dụng đen, tin đồn thất thiệt… (bất khả kháng)
4. Nếu Chi nhánh “đứng yên” và/hoặc tăng chậm thì có khả năng thị phần hiện hữu bị các TCTD khác “xâm chiếm” và đồng thời không thể khai thác tốt và mất đi thị trường tiềm năng khác.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống các tổ chức tín dụng ở tỉnh Thái Nguyên có sự tăng trưởng về số lượng rất lớn. Đến cuối năm 2015, có 21 ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái nguyên bao gồm 7 NHNN, 13 NHTM cổ phần, 1 chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Với việc thực hiện tốt công tác tái cấu trúc hoạt động, đổi mới công tác xây dựng và điều hành đã nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro, đổi mới công nghệ, đưa nhiều tiện ích ngân hàng mới vào phục vụ khách hàng sẵn sàng cho quá trình hội nhập. Trên nền tảng công nghệ hiện đại và được sự hỗ trợ lớn từ các cổ đông chiến lược nước ngoài như IFC, cùng với đội ngũ nhân viên trẻ, có năng lực và nhiệt tình, Sacombank đã từng bước cung ứng cho thị trường những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao. Đặc biệt, Sacombank Thái Nguyên đã tung ra sản phẩm cho vay tín chấp cán bộ nhân viên và cho vay tiểu thương chợ mạnh, đây là sản phẩm đặc thù vì các ngân hàng khác trên địa bàn chưa có sản phẩm này.
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng tất cả các mảng hoạt động của Sacombank đều được duy trì và phát triển ổn định.
3.3.2. Điểm yếu
Những năm qua hoạt động kinh doanh của Sacombank đã có những bước phát triển rất tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục như sau:
Thứ nhất, Sacombank Thái Nguyên quá tập trung vào mảng tín dụng. Với tình hình kinh tế diễn biến khó khăn trong thời gian vừa qua, mặc dù Sacombank có tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng nợ xấu vẫn có khả năng gia tăng. Thu nhập của Sacombank phụ thuộc rất lớn vào mảng tín dụng, trong khi thu nhập từ các mảng hoạt động khác tuy gia tăng nhưng vẫn còn khiêm tốn. Để trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại, Sacombank phải dần nâng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ và giảm dần tỷ lệ tương ứng đối với các hoạt động tín dụng.
Thứ hai, chất lượng nhân sự cần phải quan tâm nhiều hơn. Công tác đào tạo chưa được chú trọng. Sacombank có đội ngũ nhân viên trẻ do đó nhiều cán bộ nhân viên chưa có thâm niên trong ngành ngân hàng nhưng công tác đào tạo của Sacombank chưa thật sự bài bản, nếu có chỉ là đáp ứng trong điều kiện nhất thời. Hầu hết các nhân viên đều được đào tạo tại chỗ, thông qua kinh nghiệm lâu năm của người đi trước, điều này làm cho cán bộ trẻ không có lý thuyết cơ bản về nghiệp vụ, cũng như kiến thức chung về ngành.
Thứ ba, chưa phát huy tốt vai trò bán hàng của CBQHKH và CVTV. Lực lượng cán bộ và nhân viên Sacombank có chất lượng tốt, được tuyển chọn, có trình độ cao hơn so với mặt bằng chung, chế độ đãi ngộ và mặt bằng lương đối với nhân viên khá tốt nhưng thực tế vẫn chưa thể sánh được so với các NHNN và một số NHTM cổ phần khác đang nỗ lực tăng thị phần nên đã xảy tình trạng chảy máu chất xám đối với nguồn nhân lực có chất lượng cao tại Sacombank.
Thứ tư, Việc phối kết hợp giữa các phòng còn chưa gắn kết và hiệu quả. Đồng thời, môi trường làm việc thiếu tính cạnh tranh, thu hút và khuyến khích người lao động nên tâm lý chung của một số lao động có chất lượng cao chưa thật sự tâm huyết với Sacombank.
Thứ năm, cơ cấu cho vay và huy động tập trung vào một số ít các khách hàng và ngành/nghề. Mặc dù Sacombank đã có những cố gắng rất lớn trong phát triển các dịch vụ mới như các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ với những ứng dụng trong công nghệ tin học như máy rút tiền tự động(ATM), Internet Banking, Home banking, Mobile Banking, thanh toán online... nhưng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ còn rất khiêm tốn, chất lượng dịch vụ đã cải thiện đáng kể nhưng chưa phải là ở mức tốt nhất, đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của khách hàng. Năng lực tài chính của Sacombank khá mạnh so với các NHTMCP khác nhưng so với chuẩn mực quốc tế thì vẫn còn khá thấp. Vốn tự có của Sacombank khá lớn so với trong nước nhưng còn khiêm tốn so với NHNN, vì vậy khả năng tài trợ các dự án lớn trong nước còn rất hạn chế.
3.3.3. Cơ hội
Chính quyền địa phương tạo điều kiện để thu hút và hoạt động của các Ngân hàng trên địa bàn đã giúp cho các ngân hàng trong tỉnh nói chung và Sacombank nói riêng có điều kiện phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới. Ngoài ra, việc tăng vốn của ngân hàng cũng dễ dàng thực hiện hơn.
Đồng thời, ngày càng có nhiều khu dân cư, khu thương mại, buôn bán được hình thành là những cơ hội kinh doanh của Ngân hàng; địa bàn hoạt động rộng gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện, kinh tế địa phương đang phát triển nhanh, cơ hội kinh doanh và khai thác còn nhiều. Tầm nhận thức của người dân đã dần dần được nâng cao, nhu cầu về chất lượng và việc sử dụng các tiện ích của ngân hàng càng lớn, nên cơ hội phát triển các sản phẩm mang tính công nghệ là có triển vọng.
3.3.4. Thách thức
Thứ nhất, áp lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập: Hội nhập kinh tế càng nhanh thì cạnh tranh ngày càng quyết liệt và gay gắt, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng là tất yếu nên cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị trường tài chính ngày càng tăng. Cùng với tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh và tiến trình hội nhập quốc tế, Sacombank phải chịu sự cạnh tranh ngày càng tăng từ phía các ngân hàng quốc doanh về quy mô vốn, về hệ thống mạng lưới và cơ sở vật chất, sự hỗ trợ của nhà nước..., về sự cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài có những lợi thế về vốn và công nghệ.
Thứ hai, với biến động lớn của nền kinh tế trong thời gian qua, nhu cầu vốn cho nền kinh tế tăng giảm liên tục, do vậy để đáp ứng nhu cầu vốn các NHTM đã liên tục thay đổi chính sách lãi suất, tăng cường huy động vốn thông qua nhiều kênh, một số ngân hàng không có nhu cầu vốn tăng thêm nhưng để giữ chân khách hàng rút vốn đã bắt buộc phải tăng lãi suất theo các ngân hàng khác, dẫn đến sự cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng. Sự cạnh
tranh này xuất phát từ những nhu cầu thực nhưng cũng xuất phát từ những nhu cầu không thực. Những bất lợi tiềm ẩn xuất hiện khi lãi suất ngân hàng có xu hướng gia tăng trong thời gian qua. Đây là một thách thức, rủi ro tiềm ẩn rất lớn cho nền kinh tế và các NHTM.
Thứ ba, trong bối cảnh suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn cầu như hiện nay, tình hình kinh tế thế giới trong những năm tới được dự báo là vẫn gặp nhiều khó khăn. Thảm họa từ môi trường tự nhiên, khủng bố, cướp, vỡ nợ tín dụng đen, tin đồn thất thiệt… (bất khả kháng). Việc này dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những doanh nghiệp hoạt động chủ yếu là nhập khẩu, và hệ quả là cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng.
Thứ tư, Nếu Chi nhánh “đứng yên” và/hoặc tăng chậm thì có khả năng thị phần hiện hữu bị các TCTD khác “xâm chiếm” và đồng thời không thể khai thác tốt và mất đi thị trường tiềm năng khác. Hiện nay, các NHNNg ngày càng hiểu rõ thị trường Việt Nam, môi trường pháp lý của Việt Nam, đồng thời với đội ngũ lao động được chọn lọc và đào tạo bài bản, công nghệ ngân hàng tiên tiến,… sẽ dần gia tăng thị phần hoạt động của các ngân hàng trong nước, đây là một thách thức rất lớn đối với các ngân hàng trong nước nói chung và Sacombank nói riêng. Về sản phẩm dịch vụ, so với các ngân hàng trong nước thì các ngân hàng nước ngoài có các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, thuận tiện với công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, quy mô hoạt động toàn cầu cũng như nguồn tài chính dồi dào của các ngân hàng nước ngoài sẽ tạo nên những sức ép cạnh tranh rất lớn cho ngân hàng trong nước. Sự cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ thay thế: Sự phát triển của thị trường vốn, thị trường bảo hiểm và một số kênh huy động vốn mới như tiết kiệm bưu điện... đang trở thành những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu của các doanh nghiệp và cá nhân về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.