Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh và việc không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng TMCP Sacombank - Chi nhánh Thái Nguyên.
2.2.2. Thu thập số liệu
Số liệu đã công bố sử dụng trong Luận văn được thu thập từ:
- Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Sacombank - Chi nhánh Thái Nguyên.
- Các Website: Ngân hàng TMCP Sacombank, Bộ Tài chính, Tạp chí kinh tế.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.3.1. Phân tổ thống kê
Những thông tin sơ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như phân tổ theo nghiệp vụ ngân hàng,... Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất đối với năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sacombank - Chi nhánh Thái Nguyên
2.2.3.2. Bảng thống kê
Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.
2.2.3.3. Đồ thị thống kê
Các loại đồ thị được sử dụng trong đề tài này là biểu đồ hình cột và biểu đồ mạng nhện. Căn cứ vào nội dung phản ánh, hai loại đồ thị được sử dụng đó là: đồ thị rời rạc và đồ thị hình cột...
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
Trong Luận văn này, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh,...
2.2.4.1. Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 3 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về rủi ro bảo hiểm của từng nghiệp vụ ngân hàng theo thời gian.
2.2.4.2. Phương pháp so sánh
Thông qua số bình quân, tần suất, số tối đa, tối thiểu. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh theo thời gian, so sánh ý kiến đánh giá của khách hàng về dịch vụ ngân hàng hiện đại giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn với nhau từ đó đánh giá thực trạng dịch vụ ngân hàng
2.2.4.3. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra.
2.2.4.4. Phương pháp SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức)- là một mô hình nổi tiếng trong việc phân tích.
Phân tích SWOT là việc phân tích các thế mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức đối với một tổ chức hay cá nhân. Đây là một công cụ trong lập kế hoạch chiến lược, so sánh đánh giá các phương án ... cho tổ chức hay cá nhân
Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao và phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Sacombank Thái Nguyên.
Lý thuyết về mô hình SWOT như sau:
Điểm mạnh (Strengths - S) Điểm yếu (Weaknesses - W) Cơ hội (Opportunities - O) Thách thức (Threats - T)