Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Sacombank Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sacombank chi nhánh thái nguyên​ (Trang 99 - 102)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.4. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Sacombank Chi nhánh

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp, ưu tiên tập trung cho giải pháp cụ thể để nhanh chóng khắc phục những hạn chế, mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trong thời gian tới.

- Cần nghiêm túc thực hiện việc xây dựng chiến lược kinh doanh; coi trọng công tác lập dự báo xu hướng phát triển thị trường tài chính trên địa bàn (bao gồm hệ khách hàng trọng tâm, hoạt động của các ngân hàng đối thủ… để có kế hoạch kịp thời ứng phó với tình hình biến động của thị trường này. Trên cơ sở đó xác định cơ cấu huy động vốn, cho vay hiệu quả, xác định nhu cầu về lao động, về phương tiện, máy móc thiết bị; tăng cường đầu tư công nghệ, máy móc hiện đại,...

- Cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới; đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc tại Khu vực/Chi nhánh một cách triệt để theo định hướng chung của Ngân hàng có xét đến yếu tố đặc thù của từng đi ̣a bàn: gọn nhẹ, nâng cao chất lượng quản lý kinh doanh của đội ngũ cán bộ, tăng năng suất và hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên để Sacombank chi nhánh Thái Nguyên nâng cao sức rướn để thể hiện tính tiên phong và hiện thực hóa hoài bão về một Ngân hàng “Hiện đại - Chuẩn mực - Bền vững” của Sacombank nói chung và của Chi nhánh nói riêng trên con đường phát triển.

KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết đối với không chỉ hoạt động kinh trong ngân hàng,trước những áp lực cạnh tranh hết sức gay gắt của các đối thủ, buộc các ngân hàng phải có biện pháp tổng thể để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng của mình. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng một cách bền vững với phương châm: “AN TOÀN- HIỆU QUẢ”. Thì các ngân hàng phải thường xuyên đánh giá lại các lợi thế cạnh tranh, các nguồn lực hiện tại , xem xét cơ hội và thách thức trong tương lai.. để có thể xây dựng cho mình một chiến lược phù hợp phát huy thế mạnh, khắc phục yếu kém từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp ngân hàng phù hợp với mục tiêu phát triển của mình.

Ngành ngân hàng nói chung và Sacombank nói riêng cũng nhận thức được rằng thách thức trong quá trình hội nhập là rất lớn và ngày càng phức tạp nhưng nếu đẩy nhanh quá trình này sẽ giúp ngân hàng tận dụng được cơ hội để phát triển, qua đó nâng cao vị thế, sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Do đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế trong những năm tới là nặng nề. Do vậy, Sacombank cần phải nỗ lực hơn nữa để đẩy mạnh thực hiện việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập.

Với mục đích, mục tiêu nghiên cứu đã được xác định của đề tài là làm rõ lý luận cạnh tranh, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. Phân tích đánh giá làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của Sacombank - chi nhánh Thái Nguyên so với đối thủ là các NHTM có quy mô hoạt động khá tương đồng với Sacombank. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách để nâng cao cạnh tranh của Sacombank trong quá trình hội nhập.

Tuy nhiên: “nâng cao năng lực cạnh tranh ” là một đề tài hết sức rộng lớn và mang tầm vĩ mô, ảnh hưởng bởi các quy định pháp lý và hoạt động của

nhà nước. Bên cạnh đó do sự hạn chế trong thời gian tìm hiểu, nghiên cứu cũng như những kiến thức, hiểu biết, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các Thầy Cô giáo, các Nhà Quản lý kinh tế, các cán bộ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, bạn bè, đồng nghiệp để vấn đề này được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.

Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Quốc Chính đã rất tận tình và có những chỉ dẫn thiết thực, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành bản luận văn này. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Khoa sau đại học Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Thái Nguyên, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Ngọc Dũng (2005), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael E .Porter, nhà xuất bản Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh.

2. Michael E. Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh, nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội.

3. Philip Kotler, “ Quản Trị Marketing” dịch giả Vũ Trọng Hùng, năm xuất bản 2011, thuộc bản quyền NXB.

4. Quyết định số 260/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 27/02/2015.

5. Sacombank Thái Nguyên, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2013, 2014, 2015 của Sacombank Thái Nguyên

6. Tạp chí Ngân Hàng(2014, 2015)

7. Đỗ Thị Tố Uyên (2012), Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân

8. Một số Website:

www.acb.com.vn: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

www.sacombank.com.vn: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín

www.techcombank.com.vn: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

www.sbv.gov.vn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam www.taichinhvietnam.com

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sacombank chi nhánh thái nguyên​ (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)