Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Định hướng phát triển của Sacombank chi nhánh Thái Nguyên
trong thời gian tới
4.1.1. Xu hướng phát triển thị trường tài chính tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới(đặc biệt lĩnh vực bán lẻ) thời gian tới(đặc biệt lĩnh vực bán lẻ)
Xác định Tỉnh Thái Nguyên và đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc là địa bàn quan trọng và có tính chiến lược về mặt kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hội của cả nước, nên những năm qua Nhà nước đã có nhiều chính sách và ban hành nhiều văn bản nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. Cụ thể là Nghị quyết số 37/NQ-TW do Bộ Chính trị ban hành ngày 01/7/2004 về “Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng vùng trung du và miền núi phía Bắc”. Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết, Chính phủ đã giành một khối lượng vốn khá lớn tập trung vào vùng, thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quốc gia, các dự án sử dụng trái phiếu Chính phủ, công trái giáo dục... Nhiều dự án quốc gia đã và đang triển khai đầu tư tại đây - là tiền đề cho việc phát triển.
Ngoài ra, các tỉnh miền núi phía Bắc là địa bàn tập trung đồng bào các dân tộc thiểu số nhiều nhất cả nước với gần 40 dân tộc khác nhau. Do đó, việc nâng cao nhận thức về pháp luật, chính sách đối với các dân tộc thiểu số và ghi nhận những thành tựu đóng góp của họ đối với sự phát triển của đất nước cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt, sao cho luôn đảm bảo dung hòa và duy trì ổn định nền chính trị dân tộc trên địa bàn.
Thái Nguyên cũng coi hợp tác đầu tư là nhiệm vụ rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh đã và đang khẩn trương tạo môi trường đầu tư thuận lợi, cải cách các thủ tục hành chính, xây dựng và ban
hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh, giải quyết nhanh chóng, kịp thời các thủ tục trong quá trình thực hiện dự án.
Giai đoạn 2014 - 2020, lĩnh vực tài chính - ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được dự báo sẽ tăng lên cả về chất lượng và số lượng. Nhiều NH TMCP sẽ thành lập Chi nhánh và các phòng giao dịch mới trên địa bàn. Các Ngân hàng cũng sẽ nâng cao chất lượng hoạt động nhằm phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành và để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mức độ cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng quyết liệt. Điều này đòi hỏi Sacombank Thái Nguyên cũng sẽ phải luôn nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, đổi mới và đa dạng các sản phẩm dịch vụ, chủ đô ̣ng tiếp câ ̣n và kích thích các nhu cầu của khách hàng, nghĩa là phải biết tạo ra nhu cầu cho khách hàng chứ không chỉ đơn thuần bán sản phẩm dịch vụ mình có.
4.1.2. Quan điểm phát triển Ngân hàng TMCP Sacombank - Chi nhánh Thái Nguyên Thái Nguyên
Chiến lược phát triển Sacombank Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2020 tiếp tục kiên định với mục tiêu “Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và thuộc nhóm 5 NHTM hàng đầu tại địa bàn Thái Nguyên” (Cùng với các NHTM Nhà nước: Vietcombank, BIDV, Vietinbank và Agribank) và theo định hướng hoạt động HIỆU QUẢ -
AN TOÀN - BỀN VỮNG.
Với tầm nhìn đó, để hoàn thành sứ mệnh chung của Sacombank là “không ngừng phát triển nhằm cung ứng đến khách hàng những giải pháp tài chính trọn gói, đa tiện ích, thiết thực với giá thành hợp lý để không ngừng tối đa hóa giá trị gia tăng của khách hàng, cổ đông, mang lại giá trị về nghề nghiệp và sự thịnh vượng cho nhân viên; đồng thời, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội và cộng đồng” và sứ mệnh riêng có của Sacombank Chi nhánh Thái Nguyên là thực hiện một cách tốt nhất vai trò trung gian tài
chính trong thời kỳ mới thông qua sứ mệnh đưa những sản phẩm dịch vụ hiện đại - đa tiện ích đến các vùng trung du miền núi phía Bắc (Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc cạn, Tuyên Quang…), từ đó góp phần phát triển kinh tế tại các địa phương có sự hiện diện của Sacombank, mục tiêu của Sacombank thời kỳ 2015 - 2020 đã xác lập.
4.1.2.1. Về huy động vốn
Chi nhánh phấn đấu để huy động nguồn vốn có lãi suất thấp chiếm từ 20% - 30% tổng số dư huy động, phấn đấu đến năm 2020, Huy động vốn chiếm 3,5-5% thị phần.Ngoài ra Chi nhánh cố gắng tập trung khai thác các kỳ hạn tiền gửi dài hạn nhằm bảo đảm tính ổn định về nguồn vốn ngân hàng.
- Đối với huy động dân cư: Tập trung huy động trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên và các vùng lân cận theo tiến độ mở rộng mạng lưới. Các sản phẩm triển khai là tiết kiệm truyền thống, tiền gửi góp ngày, tiền gửi tương lai, tiền gửi Phù Đổng, ...
- Đối với tiền gửi tổ chức: Tập trung vào các tổ chức KT-XH/đơn vị sự nghiệp có nguồn tiền nhàn rỗi trong và/hoặc ngoài địa bàn như bệnh viện, trường học, tổ chức hành chính sự nghiệp có thu, công ty bảo hiểm, sổ xố kiến thiết, ban quản lý dự án, ban quản lý dự án đền chùa...
4.1.2.2. Về cho vay
Qua phân tích đánh giá nêu trên cho thấy nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn rất lớn, do vậy Chi nhánh xác định một số loại hình cho vay chủ lực sau:
- Đối với cá nhân: Cho vay phân tán theo lãi suất chuyên nghiệp với các đối tượng khách hàng chính là CBNV, các tiểu thương, khách hàng vay tiêu dùng, sản xuất kinh doanh,... trên địa bàn thành phố và các huyện phụ cận theo tiến độ mở rộng mạng lưới của Chi nhánh. Trong quá trình phát triển, lưu ý quảng bá sản phẩm bán chéo như vàng, thẻ... và liên kết với các nhà
- Đối với doanh nghiệp: Tiếp cận và phát triển hệ khách hàng là nhà phân phối hàng tiêu dùng, vật liệu cơ bản trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. Đồng thời, Chi nhánh quan tâm phát triển hệ khách hàng tại các KCN, cụm CN trên toàn tỉnh theo định hướng các ngành được ưu tiên phát triển như sắt thép, cơ khí, giấy, sản xuất VLXD, điện tử, dệt may,... Quan điểm bán hàng: Trọn gói sản phẩm mang lại hiệu quả tổng thể trên từng khách hàng.
Phấn đấu đến năm 2020, Tỷ trọng Cho vay phân tán/Cho vay khách hàng bình quân đạt 70% và chiếm 3-5% thị phần.
4.1.2.3. Về dịch vụ
Nguồn thu dịch vụ luôn an toàn và thể hiện đẳng cấp của Ngân hàng, vì vậy Chi nhánh luôn chú trọng phát triển các hoạt động sau đây để mang lại thu nhập cao:
Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ: Chi nhánh sẽ tập trung vào các lĩnh vực xuất khẩu, nông sản, nhập khẩu nguyên liệu và MMTB ngành cơ khí luyện kim, khai thác mỏ, lắp ráp ô tô, sản xuất bao bì, sản xuất VLXD... để thu hút doanh số. Chi nhánh sẽ xây dựng hệ khách hàng xuất khẩu phù hợp để bảo đảm thu hút và cân đối nguồn thu ngoại tệ.
Kinh doanh vàng miếng: Đây là sản phẩm bán chéo có tính quảng bá thương hiệu cao và đối tượng khách hàng rộng nên phát triển sản phẩm này sẽ cải thiện đáng kể cho nguồn thu dịch vụ ngoại hối của Chi nhánh. Đối tượng khách hàng nhắm đến là các cửa hàng vàng và cách khách hàng cá nhân nêu trên.
Chuyển tiền nhanh trong nước: tiếp cận với các khách hàng có quan hệ thanh toán ngoài địa bàn, thuyết phục khách hàng thanh toán qua ngân hàng góp phần nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn và tăng thu phí chuyển tiền.
Thu - Chi hộ: Trên địa bàn Tỉnh có một số DN lớn, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rộng như Cty Gang thép Thái Nguyên, Cty CP thép Thái Hưng, Cty Cơ khí Phổ Yên, các DN xăng dầu... => đây là các đối tượng lý tưởng mà Chi nhánh cần nhắm đến để triển khai dịch vụ này.
Bảo lãnh: Chi nhánh đẩy mạnh nguồn thu này thông qua triển khai các chương trình liên kết các nhà phân phối, cho vay xe ô tô, bảo lãnh dự thầu/thực hiện hợp đồng cho các nhà thầu, bảo lãnh thuế,...
Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử: Quan tâm bán chéo các sản phẩm internet banking đến tất cả các khách hàng khi họ sử dụng SPDV của Ngân hàng. Chi nhánh sẽ nghiên cứu triển khai sản phẩm thu tiền điện nước, dịch vụ viễn thông qua internet banking vào thời điểm phù hợp.
Phấn đấu đến năm 2020, Tỷ trọng Thu dịch vụ/Tổng thu nhập BQ đạt 40%, chiếm 4-7% thị phần.
4.1.2.4. Về thẻ và ATM
Đối tượng khách hàng hướng tới là các DN/tổ chức trả lương qua tài khoản và thế hệ sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn. Chi nhánh phấn đấu mỗi năm phát triển khoảng 2.000 thẻ debit, 100 thẻ tín dụng và 200 thẻ prepaid trong vòng 05 năm tới.
Máy ATM sẽ được đặt tại các vị trí đắc địa, tập trung chủ yếu tại Thành phố Thái Nguyên và các huyện mà Chi nhánh mở PGD. Phấn đấu đến năm 2015 có tối thiểu 05 máy ATM trên địa bàn tỉnh (hiện tại 05 máy).
4.1.2.5. Mở rộng mạng lưới
Mặc dù Tỉnh Thái Nguyên có 02 Thành phố, 01 thị xã và 06 huyện nhưng dân số tập trung chủ yếu ở Trung tâm thành phố Thái Nguyên, Khu CN Gang thép, TP Sông Công và TX Phổ Yên, đây cũng là 03 địa bàn mà kinh tế phát triển nhất. Vì vậy bắt đầu từ năm 2016 Chi nhánh sẽ tiến hành mở rộng mạng lưới các PGD, bảo đảm đến 2020 Chi nhánh thành lập tối thiểu 03 PGD tọa lạc ưu tiên trên các địa bàn này.
4.1.2.6. Về nhân sự