Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.7. Thị phần hoạt động
Mặc dù thị phần là kết quả cạnh tranh trong quá khứ nhưng nó lại có tác động đến khả năng cạnh tranh trong tương lai của ngân hàng thương mại. Thị phần biểu hiện vị thế và sực mạnh cạnh tranh của ngân hàng. Thông qua thị phần của ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư, các khách hàng có thể đánh giá được quy mô hoạt động của ngân hàng, đánh giá được chất lượng dịch vụ và uy tín của ngân hàng để từ đó quyết định có đầu tư, giao dịch hay sử dụng dịch vụ của ngân hàng hay không. Một ngân hàng thương mại được đánh giá là có sức mạnh cạnh tranh cao khi nó có thị phần hoạt động lớn và đang được mở rộng.
Người ta đánh giá thị phần hoạt động của ngân hàng thương mại thông qua các chỉ tiêu sau:
2.3.7.1. Thị phần huy động vốn
Vốn tự có của ngân hàng thương mại chủ yếu được dùng để mua sắm tài sản cố định, hiện đại hóa công nghệ. Do đó huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng và là tiền đề để thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng và các nghiệp vụ khác của ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại có thị phần huy động vốn lớn đồng nghĩa với việc ngân hàng đó có uy tín trên thị trường và có cơ sở để phát triển nghiệp vụ tín dụng và các nghiệp vụ khác của mình.
2.3.7.2. Thị phần tín dụng
Cấp tín dụng là nghiệp vụ cơ bản và rất quan trọng của ngân hàng thương mại. Hiện nay đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, nghiệp vụ này đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Thị phần tín dụng lớn hứa hẹn đem lại thu nhập cao cho doanh nghiệp, từ đó làm tăng khả năng tích lũy và tăng năng lực cạnh tranh cho ngân hàng. Tuy nhiên không phải lúc nào thị phần tín dụng lớn cũng được đánh giá tốt mà cần phải