Đối với giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi (Trang 101)

PhầnII NỘI DUNG

2.3 Đối với giáo viên mầm non

Giáo viên mầm non phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, tôn trọng nhân cách của trẻ. Giáo viên cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về tầm quan trọng của rèn luyện kỹ năng là việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non trong giai đoạn hiện nay.

Giáo viên cần tự nâng cao kiến thức hiểu biết giáo dục nói chung, kỹ năng hoạt động làm việc nhóm nói riêng. Tích cực sử dụng phương thức làm việc nhóm trong mọi hoạt động.

Giáo viên cần được bồi dưỡng thông qua các buổi thảo luận, chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm về nội dung, hình thức và biện tổ chức hoạt động nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm một cách cụ thể.

Giáo viên cần tích cực trong việc khai thác các điều kiện môi trường, các tình huống nhằm cho trẻ có cơ hội trải nghiệm dần hình thành thói quen làm việc nhóm có hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Việt Nam

1.Nguyễn Văn An (1992), Hệ thống ký năng giáo dục trên lớp của môn giáo dục học và quy trình rèn luyện kỹ năng sư phạm đó cho giáo sinh – luận án PTS, ĐHSPHN.

2. Nguyễn Ngọc Bảo(1995), Tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung học, NXB Đại học Sư phạm, HN.

3. Nguyễn Thanh Bình (1998), Cải tiến tổ chức hoạt động giáo dục trong trường trung học cơ sở theo phương thức hợp tác, Đề tài cấp cơ sở, Mã số B 69 - 49 - 14, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Cường/ BERND MEIER (2012), Lý luận dạy học hiện đại: Mội số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học.

5. Nguyễn Thị Kim Dung (2008), Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp Bộ, trung tâm nghiên cứu giáo dục học, Viên nghiên cứu sư phạm – Đại học sư phạm Hà Nội.

6. Vũ Dũng (2000), Tâm lý học xã hội, NXB khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Đạm (1999), từ điển từ điển liên tưởng tiếng việt, NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội.

8. Đoàn Thị Thu Hà – Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2010), Giáo trình quản trị học, NXB Phương Đông, Hà Nội.

9. Phạm Minh Hạc, "Phương pháp tiếp cận hoạt động - nhân cách và lý luận chung về PPDH" - T/c Nghiên cứu Giáo dục số 173, tháng 10/1986.

10.Phạm Minh Hạc (1997), “Tâm lý học Vgôtxki”. NXB Giáo dục, Hà Nội. 11.Ngô Công Hoàn (1996), “Tâm lý học và giáo dục”, NXBGD, Hà Nội. 12.Lê Thị Thu Hương – Nguyễn Ánh Tuyết (đồng chủ biên) (2007). Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non – mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi). NXB Giáo dục.

13.Hoàng Thị Phương (2008), Lý luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh, NXB ĐHSP, Hà Nội.

14.Hoàng Thị Phương, Tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ mầm non – Thực trạng và giải pháp, Tạp chí GD số 229.

15.Vũ Hào Quang (2001), Xã hội học quản lý, NXB khoa học xã hội, Hà Nội. 16.Nguyễn Ánh Tuyết (1987), Giáo dục trẻ trong nhóm bạn bè, nhà xuất bản GD, Hà Nội.

17.Từ điển tiếng Việt (1988), NXB KHXH, Hà Nội.

18.Phùng Thị Tường, Đặng Lan Phương (Đồng chủ biên): Trò chơi vận động và thể dục sáng - Nhà xuất bản Giáo dục - Tháng 8 năm 2008.

19.Unesco (2005), Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới, NXB Thế giới, Hà Nội.

20.Đinh Văn Vang (2007), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, NXB ĐHSP, Hà Nội.

21.Nguyễn Thị Xuân Yến (2012), Một số biện pháp phát triển kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Hà Nội.

Nước ngoài

22. D.W.Johnson and Roger T.Johnson (1961), Learning together and alone, NXB Prentice hall.

23.J. P. Chaplin, Từ điển tâm lý học.

24. Linda A. & Lawrence S. (2004) Impemending cooperative learning in a team learning enviroment. Journal of Educational of bussines, May – June 2004. 25. Merriam-Webster Dictionary trực tuyến.

Phụ lục 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho giáo viên mầm non lớp 4 – 5 tuổi đã và đang dạy trẻ ) Để góp phần giáo dục kỹ năng xã hội nới chung, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng. Mong Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vẫn đề sau bằng cách đánh dấu (X) vào ô trống, hoặc điển thêm thông tin vào chỗ có dấu chấm

Câu 1: Theo Cô, kỹ năng làm việc nhóm có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của trẻ mầm non?

a. Rất cần thiết b. Cần thiết

c. Không cần thiết

Câu 2: Trong quá trình giáo dục trẻ mầm non, Cô đã tổ chức cho trẻ làm việc nhóm ở mức độ như thế nào dưới đây?

a. Rất thường xuyên c. Thỉnh thoảng

b. Thường xuyên d. Không bao giờ

Câu 3: Theo Cô, kỹ năng làm việc nhóm được hiểu như thế nào theo các cách quan niệm dưới đây?

a. Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng làm việc của một nhóm người tập hợp lại làm một nhiệm vụ chung.

b. Kỹ năng làm việc nhóm là người trong nhóm biết lắng nghe, hợp tác với các thành viên trong nhóm nhằm mục đích hoàn thành tốt nhiệm vụ chung.

c. Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng tương tác giữ các thành viên trong nhóm.

d. Kĩ năng làm việc nhóm là khả năng hợp tác, phối hợp tối ưu cùng nhau của các thành viên trong nhóm nhằm phát triển tiềm năng, năng lực của tất cả các thành viên và thúc đẩy hiệu quả công việc.

Câu 4: Theo Cô, kỹ năng làm việc nhóm của trẻ mầm non bắt đầu được hình thành từ lứa tuổi nào sau đây?

- Trẻ 3-4 tuổi - Trẻ 4-5 tuổi - Trẻ 5-6 tuổi

Câu 5: Kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4-5 tuổi có những biểu hiện nào dưới đây?

- Trẻ rủ bạn cùng chơi

- Trẻ phân công công việc cho nhau - Trẻ giúp đỡ nhau khi làm việc

- Cố gắng giải quyết khó khăn trong quá trình làm việc

- Không cãi nhau, tranh dành đồ chơi, chỗ chơi, ỷ lại việc cho nhau - Khi đánh giá kết quả hoạt động có chú ý đến sự phối hợp lam việc - Ý kiến khác………

Câu 6: Trong quá trình giáo dục trẻ mầm non, Cô đã tổ chức cho trẻ làm việc nhóm trong các hoạt động nào dưới đây?

- Hoạt động học tập (hoạt động chung) - Hoạt động chơi (hoạt động góc) - Hoạt động ngoài trời

- Hoạt động tham quan

- Hoạt động sinh hoạt hàng ngày

Câu 7: Theo ý kiến của Cô, tổ chức hoạt động ngoài trời có ưu thế gì trong việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ?

- Có nhiều hoạt phong phú, hấp dẫn trẻ và có thể thực hiện với nhóm nhỏ - Các hoạt động hoạt động ngoài trời rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày.Trẻ được trực tiếp tương tác với các đối tượng nên dễ hình thành kĩ năng

- Hoạt động ngoài trời của trẻ diễn ra hàng ngày tạo cớ hội cho trẻ luyện tập thường xuyên

- Ý kiến khác

Câu 8: Tổ chức hoạt động ngoài trời ở lớp cô, trẻ thường tiến hành các hoạt động nào dưới đây?

- Chăm sóc vật nuôi - Quan sát - Thí nghiệm - Làm đồ vật trang trí - Vệ sinh các đồ dùng, dụng cụ, sắp xếp… - Công việc khác……….

Câu 9: Cô đã sử dụng biện pháp nào sau đây để rèn luyện nhóm cho trẻ 4-5 tuổi trong tổ chức hoạt động ngoài trời?

- Giao nhiệm vụ chung cho các nhóm trẻ

- Yêu cầu trẻ rủ bạn cùng thực hiện 1 nhiệm vụ chung - Gợi ý cho trẻ những công việc có thể làm chung

- Tạo không gian với các trang bị giúp trẻ có thể cùng nhau làm việc - Biện pháp khác………..

Câu 10: Để giúp trẻ có kĩ năng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm Cô đã sử dụng biện pháp nào dưới đây?

- Cô giúp trẻ phân công công việc theo khả năng của mỗi trẻ - Cô giao nhiệm vụ này cho 1 trẻ có khả năng điều khiển nhóm - Cô đưa ra qui định về việc phân công công việc để trẻ tự phân công - Cô cho trẻ trong nhóm tự phân công công việc

- Cách khác……….

Câu 11: Khi trẻ làm việc trong nhóm có mâu thuẫn, Cô có phản ứng như thế nào theo cách cách sau đây?

a. Chạy ngay ra chỗ trẻ và giải quyết mâu thẫu b. Đứng quan sát một lúc rồi mới đi ra chỗ trẻ c. Để trẻ tự giải quyết mâu thuẫn

d. Ý kiến khác………...

Câu 12: Để rèn kuyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ qua tổ chức hoạt động ngoài trời cần có các điều kiện nào sau đây?

- Có sân trường rộng với nhiều cây xanh

- Trẻ có kĩ năng làm việc với các đối tượng trong hoạt động - Trẻ có kiến thức về mô trường xung quoanh.

- Giáo viên cần nắm được phương pháp tổ chức hoạt động của trẻ - Ý kiến khác

Câu 13: Cô đã gặp những khó khăn nào sau đây khi tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ?

a. Điều kiện cơ sở vật chất thiếu

b. Không gian và thời gian không đủ cho trẻ làm việc nhóm c. Phải thực hiện đúng chương trình, kế hoạch của trường

d. Lớp đông, không đủ thời gian để quan sát và đánh giá trẻ làm việc nhóm

e. Ý kiến khác………

Câu 14: Xin Cô vui lòng cho biết một vài kinh nghiệm của mình trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm viẹc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi? ……….…

………

……….

Xin Cô vui lòng cho biết một vài thông tin cá nhân Họ tên:………..

Trường:………..

Lớp dạy:………

Trình độ chuyên môn:……….

Thâm niên công tác:………

Số năm dạy lớp 4 – 5 tuổi: ………

Phụ lục 2: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT TRẺ Họ và tên trẻ:

Ngày sinh: Lớp:

Trường mầm non: Thời gian khảo sát: Ngày khảo sát: Người khảo sát:

NỘI DUNG KHẢO SÁT

TT Tiêu chí đánh giá Biểu hiện ở trẻ Ghi chú

1 Chủ động thiết lập nhóm theo mục đích 2 Biết cách thỏa thuận, phân công công việc

trong nhóm

3 Biết phối hợp, thương lượng với bạn để hoàn thành nhiệm vụ nhóm và giải quyết mâu thuẫn phát sinh

Phụ lục 3: BÀI TẬP KHẢO SÁT Bài tập 1: Hoạt động thu hoạch rau trong vườn 1. Mục đích:

- Trẻ biết cách lựa chọn nhiệm vụ, tạo lập nhóm, phân công công việc, cách xử lí tình huông mâu thuẫn trong nhóm.

- Trẻ biết bao quát và đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm trong hoạt động nhóm.

2. Chuẩn bị:

- Thời gian: 35 phút

- Địa điểm: Vườn rau của trường - Đối tượng: Trẻ 4 – 5 tuổi

- Đồ dùng, dụng cu: rổ, găng tay, ủng, đồ bảo hộ của trẻ, nón.

- Cách bố trí: Chia các nhóm hoạt động: Nhóm thu hoạch rau muống, nhóm thu hoạch cà rốt, nhóm thu hoạch rau mồng tơi.

3. Cách tiến hành:

Các con ơi, mấy ngày nay thời tiết rất đẹp. Cây trong vườn của chúng ta đã đến thời gian thu hoạch rồi. Các con cùng cô chuẩn bị đồ dùng đi thu hoạch rau củ thôi nào?

- Chúng ta hãy chọn nhóm thu hoạch cho mình nhé! Mỗi nhóm gồm 4 – 6 bạn. Sau khi chọn nhóm chúng mình cùng lên nhận nhiệm vụ thu hoạch nào.

Giáo viên cho trẻ nhận nhiệm vụ thu hoạch và hướng dẫn trẻ lấy đồ dùng câng thiết. Gợi ý các nhóm phân công công việc.

Giáo viên quan sát trẻ, hướng dẫn trẻ giải quyết khi gặp vắn đề khó khăn hay xảy ra xung đột.

Sau khi thu hoạch cô cho trẻ đem kết quả của nhóm trình bày với cả lớp. - Nhóm thu hoạch được loại rau củ nào?

- Công việc của các bạn trong nhóm là gì?

- Các nhóm có gặp mâu thuẫn khi làm việc không? Giáo viên ghi chép lại các kết quả đạt được.

Bài tập 2: Hoạt động dọn dẹp sân trường 1. Mục đích

- Trẻ biết cách vệ sinh sân trường, biết giữ gìn vệ sinh chung và cùng

nhau dọn dẹp.

- Trẻ biết cách tạo nhóm, lựa chọn công việc, phân công công việc và xử

lý các tình huống xảy ra trong nhóm

- Trẻ biết đánh giá kết quả sau khi hoạt động kết thúc

2. Chuẩn bị

- Thời gian: 30 phút - Địa điểm: Sân trường - Đối tượng: Trẻ 4 – 5 tuổi

- Đồ dùng: Chổi, gang tay ni lông, hót rác, túi ni lông, rổ, đồ bảo hộ.

3. Cách tiến hành

Hôm qua trời có nổi gió rất to. Và các con thấy đấy, hôm nay sân trường chúng ta có rất nhiều lá cây và rác bị thổi tới. Nhìn sân trường như vậy không

đẹp phải không nào? Vậy thì chúng ta hay bắt tay vào dọn dẹp sân trường nhé. - Các bạn hãy chọn nhóm cho mình, mỗi nhóm gồm 4 – 5 bạn và lên

nhận nhiệm vụ dọn dẹp nào.

- Nhóm 1 quét lá cây, nhóm 2 nhặt các cành cây rơi và bỏ và thùng, nhóm 3 nhổ cỏ bồn hoa.

Hướng dẫn trẻ lấy đồ dùng cần thiết và chỉ địa điểm hoạt động cho trẻ. Quan sát quá trình phân công công việc của trẻ và quá trình hoạt động nhóm.

Giúp đỡ, gợi ý hướng giải quyết khi nhóm gặp khó khăn

- Sau khi cả lớp thực hiện nhiệm vụ xong, chúng ta có thấy sân trường sạch đẹp hơn không? Chúng ta thấy khi cùng nhau thực hiện công việc sẽ nhanh hơn và hiệu quả hơn. Chúng mình cần biết phối hợp với nhau khi làm việc và luôn giữ cho môi trường xung quoanh sạch đẹp.

- Giáo viên quan sát trẻ và ghi chép biều hiện của trẻ theo các tiêu chí. - Giáo viên giúp trẻ làm rõ các vấn đề trẻ mắc phải và hướng giải quyết

Bài tập 3: Chăm sóc vườn rau 1. Mục đích

- Trẻ biết cách chăm sóc vườn rau, biết lợi ích của rau xanh với sự phát

triển của cơ thể.

- Trẻ biết cách tạo nhóm, lựa chọn công việc, phân công công việc và xử

lý các tình huống xảy ra trong nhóm.

- Trẻ biết đánh giá kết quả sau khi hoạt động kết thúc

2. Chuẩn bị

- Thời gian: 30 phút

- Địa điểm: Vườn rau của trường - Đối tượng: Trẻ 4 – 5 tuổi

- Đồ dùng: giấy A3, keo, giỏ đựng, khăn lau.

3. Cách tiến hành

Cô cho cả lớp đi tham quan vườn rau và giới thiệu lợi ích của rau xanh. Vườn rau của trường xanh tốt là nhờ có sự chăm sóc thưởng xuyên, hôm nay tới lượt lớp mình chăm sóc vườn rau.

- Cỏ trong vườn đã lên và rau cũng có bị sâu, cả lớp cùng chia nhóm thực nhiệm nhiệm vụ ( mỗi nhóm 5 – 7 trẻ).

Các nhiệm vụ: Nhổ cỏ, bắt sâu và tưới rau, các nhóm bàn bạc và nhận nhiệm vụ thực hiện.

- Các nhóm hãy bầu nhóm trưởng và bàn bạc xem nhóm mình sẽ nhận nhiệm vụ nào và nhanh chóng lên nhận nhiệm vụ.

Sau khi nhận nhiệm vụ các nhóm bàn bạc và phân công công việc trong nhóm của mình. Phối hợp cùng nhau thực hiện nhiệm vụ.

Giáo viên quan sát quá trình trẻ thực hiện, có mâu thuẫn gì xảy ra không? Trẻ giải quyết mẫu thuẫn như thế nào. Nếu có xung đột cô hướng dẫn trẻ cách giải quyết trong hòa bình.

Sau khi trẻ thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên cho các nhóm báo cáo về nhiệm vụ của mình. Nhóm đã thực hiện như thế nào? Công việc có hoàn thành tốt không? Có khó khăn gì không?

Giáo viên nhận xét kết quả làm việc nhóm. Và nói lên lợi ích của rau sạch, động viên khyến khích trẻ đã thực hiện tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)