Bản chất của việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi (Trang 28 - 29)

PhầnII NỘI DUNG

1.1.5 Bản chất của việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ

mầm non

Dựa trên kỹ năng làm việc nhóm có thể thấy bản chất của làm việc nhóm thể hiện ở các yếu tố sau trong mối quan hệ khăng khít:

Thứ nhất, có khả năng tương tác với trẻ khác. Theo John C Maxwell thì cách thức để xây dựng và phát triển nhóm là giữa các cá nhân phải có sự tương tác với nhau như một chuỗi phản ứng hóa học. Vấn đề quan trọng của nhóm không phải là số lượng bao nhiêu người mà là sự tương tác như thế nào. Nhóm thực chất phải là nhóm những cá nhân luôn biết hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, tạo động lực cho nhau phát triển. Sự tương tác là chất men gây tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và là chất xúc tác cho những hành động của mỗi cá nhân trong nhóm. Chỉ có sự tương tác mới có thể tạo ra sức mạnh lớn nhất của nhóm. Khi nhóm trẻ đã tiếp nhận nhiệm vụ của nhóm, đã có công việc cụ thể thì việc trao đổi, bàn bạc phân công cho từng thành viên trong nhóm là cần thiết. Việc trao đổi đem lại sự đồng thuận, nhất trí cho toàn nhóm. Đồng thời trao đổi giúp trẻ cởi mở, thân thiện, thấu hiểu nhau, từ đó giúp mối quan hệ trở nên bền chặt hơn. Trẻ biết chấp nhận công việc phân công để cùng thực hiện nhiệm vụ của nhóm. Hợp tác, hỗ trợ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy nó có ý nghĩa rất lớn đối với thành công của từng thành viên cũng như của cả nhóm.

Thứ hai, phát triển khả năng của mỗi trẻ trong nhóm: Một người được coi là cssó kỹ năng làm việc nhóm nếu biết cách phát triển tiềm năng và năng lực của chính mình và đồng đội. Môi trường làm việc nhóm là nơi để mỗi thành viên thể hiện; khám phá, tìm hiểu chính mình và những người khác, từ đó biết phát huy những điểm mạnh, hạn chế điểm yếu và hoàn thiện bản thân. Mỗi trẻ khi xác định vai trò của mình trong nhóm, thấy được trách nhiệm của

bản thân với nhiệm vụ của nhóm, từ đó trẻ sẽ cố gắng thực hiện công việc được giao, giúp phát huy tiềm năng của trẻ.

Thứ ba, tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất: Một thành viên tốt luôn đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu. Vì vậy, họ sẵn sàng chấp nhận những ràng buộc của nhóm về các quy tắc, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm; cam kết hành động, nỗ lực hết mình để công việc tiến triển và đạt được kết quả mong muốn. Một nhóm không thể thành công nếu như mỗi thành viên không biết tập trung vào công việc và luôn bị các yếu tố bên ngoài tác động.

Có thể mô hình hóa các yếu tố cơ bản trong quá trình xây dựng và phát triển nhóm như sau:

Như vậy, trong quá trình làm việc nhóm, mỗi cá nhân phải cố gắng nỗ lực làm việc với khả năng cao nhất của mình và hướng trẻ tích cực với cá nhân khác trong nhóm để khơi dậy tiềm năng mỗi người cũng như tạo ra hiệu quả chung của nhóm.

1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)