Nội dung của kỹ năng làm việc nhóm

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi (Trang 25 - 28)

PhầnII NỘI DUNG

1.1.4 Nội dung của kỹ năng làm việc nhóm

1.1.4.1. Nhóm kỹ năng tiếp nhận nhiệm vụ của nhóm

* Kỹ năng lắng nghe, hiểu lời người khác nói:

Lắng nghe, hiểu lời người khác nói phản ánh sự tôn trọng và quan tâm đến người khác. Lắng nghe và hiểu lời người khác nói và kỹ năng mà nếu có thể trau dồi chúng ta sẽ thu được những lợi ích to lớn. Một người lắng nghe, hiểu người khác sẽ cải thiện được năng suất làm việc của mình, gây ảnh hưởng tới thuyết phục và thương lượng thành công với người khác. Hơn nữa sẽ tránh được những mâu thuẫn và hiểu lầm đáng tiếc. Lắng nghe, hiểu lời người khác nói không phải là im lặng từ đầu đến cuối mà là có sự phản hồi tích cực.

Lắng nghe và hiểu lời người khác nói là một phần quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe và hiểu ý kiến của nhau, nhờ đó làm cho việc trao đổi, chia sẻ, giao tiếp, thương lượng, thuyết phục hợp tác giữa các thành viên trong nhóm hiệu quả hơn. Vì vậy, cần dạy trẻ kỹ năng lắng nghe, không cắt lời người khác cho đến khi kết thúc.

* Kỹ năng trao đổi, phân công

Việc trao đổi, bàn bạc sẽ đem lại nhiều ý tưởng, nhiều cách giải quyết cho nhóm. Trao đổi đem lại sự động thuận, nhất trí cho cả nhóm. Giúp trẻ cởi mở, thân thiện và có mối quan hệ bền chặt hơn. Ngoài ra, việc trao đổi còn nhằm mục đích phân công công việc trong nhóm, làm cho trẻ thấy được nhiệm vụ của mình

và có tinh thần tự giác thực hiện nhiệm vụ. Từ đó trẻ sẽ cố gắng thực hiện nhiệm vụ và nhờ có sự phân công mà trẻ phát huy được hết tiềm năng của mình.

1.1.4.2. Nhóm kỹ năng thực hiện nhiệm vụ

* Kỹ năng thực hiện đến cùng công việc của mình

Thực hiện đến cùng công việc của mình là trẻ phải tìm mọi cách để hoàn thành công việc được giao, không bỏ dở việc. Khi một thành viên trong nhóm bỏ dở công việc sẽ làm ảnh hưởng đến toàn nhóm, nghĩa là mục tiêu chung của nhóm sẽ không đạt được. Mặt khác khi trẻ hoàn thành hết việc sẽ đem lại niềm vui cho trẻ. Trẻ vui vì được trải nghiệm, được hoàn thành công việc của mình và được nhận sự giúp đỡ của cả nhóm. Từ đó làm tăng hứng thứ của trẻ khi hoạt động nhóm, do vậy việc thực hiện kỹ năng này là vô cùng qua trọng khi hoạt động nhóm.

* Kỹ năng tìm sự giúp đỡ khi cần thiết

Khi hoạt động nhóm có nhiều vấn đề có thể nảy sinh mà trẻ không thể giải quyết được, lúc này trẻ cần trới sự giúp đỡ của các thành viên trong nhóm hoặc từ giáo viên. Nhờ có sự tìm kiếm “sự giúp đỡ” từ người khác mà trẻ không bị chán nản, bỏ dở công việc, trẻ sẽ tự tin hơn khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, chúng ta cần cho trẻ biết rằng không phải cứ gặp khó khăn là tìm sự trợ giúp ngay mà cần có sự cố gắng hết mình, sau đó nếu không được mới nhờ giúp đỡ.

* Kỹ năng giúp đỡ, chia sẻ thông tin

Trẻ mầm non không những có nhu cầu nhận sự chia sẻ giúp đỡ các bạn mà còn có mong muốn các bạn khác có thể chia sẻ và giúp đỡ mình. Trong quá trình hoạt động cùng nhau trẻ sẽ nắm bắt, lĩnh ngộ được những kinh nghiệm, thông tin, phương tiện như đồ dùng, đồ chơi của các bạn trong nhóm chơi nhờ vào sự giúp đỡ và chia sẻ.

Giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm, phương tiện, thông tin là kỹ năng quan trọng và cần thiết khi làm việc theo nhóm. Nó đem lại sự cởi mới, thoải mái giữa các trẻ và tinh thần đoàn kết của vả nhóm. Ngoài ra, nhờ có sự giúp đỡ và chia sẻ lẫn nhau mà nhóm ít xảy ra mâu thuẫn, xung đột. Với những ý

nghĩa trên, chúng ta nên quan tâm tới kỹ năng hợp tác, chia sẻ khi cho trẻ tham gia hoạt động nhóm.

1.1.4.3. Nhóm kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

* Kỹ năng nói mạch lạc ý kiến của mình

Nói mạch lạc ý kiến của mình là trẻ dùng lời nói để diễn đạt một cách rõ ràng, trôi chảy ý kiến của mình trước nột vấn đề nào đó cho người khác hiểu.

Nhờ có kỹ năng nói mạch lạc mà trẻ có thể nói lên ý tưởng của mình cho các thành viên trong nhóm, giải quyết mâu thuẫn và cũng dễ dàng thuyết phục người khác. Không phải bất cứ trẻ nào cũng có kỹ năng nói mạch lạc ý kiến của mình cho người khác hiểu. Thực tế, có rất nhiều trẻ chưa biết nói mạch lạc để diễn đạt ý tưởng, suy nghĩ và nguyện vọng của mình vì vậy dẫn đến việc có những biểu hiện tiêu cực hoặc “buông xuôi” làm theo ý bạn khác.

* Kỹ năng thỏa thuận, nhân nhượng

Khi trẻ thực hiện công việc nhóm hay trong cuộc sống hằng ngày khó tránh khỏi các tình huống gây xung đột, mâu thuẫn gay gắt. Khi ấy đòi hỏi trẻ phải có kỹ năng thỏa thuận, nhân nhược để tìm sự hài lòng hoặc sự chấp nhận để tìm sự hài lòng và tìm ra phương hướng giải quyết.Nếu thỏa thuận không thể giải quyết được thì trẻ sẽ học được cách nhân nhượng một cách tích cực. Để tránh cho việc nhóm xảy ra mâu thuẫn gay gắt, thập chí tan dã thì việc rèn luyện kỹ năng này cho trẻ là vô cùng cần thiết. Giáo viên cần chú ý rèn luyện cho trẻ.

1.1.4.4. Kỹ năng kết thúc công việc

Việc kiểm tra lại kết quả công việc của nhóm là cơ hội để trẻ thấy được: Thành quả hoạt động của mỗi người, sự đóng góp của mỗi cá nhân đã hoàn thành công việc chung. Chính sự đóng góp của cá nhân đã đem lại thành công cho toàn nhóm.

Mặt khác, trẻ còn thấy được sự chia sẻ, giúp đỡ cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung hơn là sự cố gắng của một cá nhân nào đó. Trẻ nhận ra, khi cùng nhau làm việc thì công việc sẽ được giải quyết dễ dàng hơn, đem lại hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, trẻ có cơ hội nhìn lại quá trình của mình khi thực hiện

làm việc nhóm, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách. Kiểm tra lại kết quả công việc của nhóm sẽ làm nền tảng để phát triển kỹ năng làm việc nhóm trong những lần làm việc sau. Vì thế, giáo viên cần xây dựng cho trẻ thói quen tự kiểm tra lại kết quả công việc được giao.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)